EU ủng hộ Mỹ trở lại Thỏa thuận hạt nhân Iran
Liên minh châu Âu ngày 11/1 cho biết họ đang trông chờ sớm làm việc với Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden về khôi phục Thỏa thuận hạt nhân Iran, đồng thời bác bỏ cáo buộc của Tehran rằng EU đồng tình với các biện pháp cấm vận của Washington.
Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố đại diện khối, ủy viên phụ trách đối ngoại của EU Josep Borrell nhấn mạnh: “Chúng tôi hoan nghênh những tuyên bố tích cực của Tổng thống đắc cử Biden về JCPOA và mong muốn làm việc với chính quyền sắp tới của Mỹ”.
Ông Borrell cũng khẳng định EU ủng hộ “ngoại giao tập trung với mục tiêu tạo thuận lợi cho việc Mỹ quay lại JCPOA và Iran trở lại thực thi đầy đủ cam kết trong thỏa thuận hạt nhân này”.
JCPOA hay Kế hoạch hành động chung toàn diện là tên gọi chính thức của Thỏa thuận hạt nhân Iran ký năm 2015 với Nhóm P5 1 (gồm Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc và Đức). Năm 2018, Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi thỏa thuận này và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt Tehran.
Video đang HOT
Ông Biden, người sẽ nhậm chức Tổng thống Mỹ vào ngày 20/1 tới đây, đã đề cập tới khả năng Mỹ quay trở lại thỏa thuận này. Trong một dấu hiệu cho thấy ý định nhanh chóng tiếp cận vấn đề hạt nhân Iran, Tổng thống đắc cử Mỹ ngày 11/1 đã đề cử ông William Burns, một nhà ngoại giao đã nghỉ hưu, vào vị trí người đứng đầu Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA). Ông Burns chính là người đã kết nối các cuộc đàm phán bí mật với Tehran để tạo cơ sở cho việc ký kết thỏa thuận năm 2015.
Tin tặc Iran bị Mỹ phát hiện vì phạm lỗi ngớ ngẩn
Chuyên gia phân tích của Mỹ nhanh chóng chỉ mặt các tin tặc Iran gửi hàng ngàn email mạo danh để đe dọa cử tri Mỹ kèm theo video giả vờ hệ thống thống bầu cử Mỹ bị tấn công dựa trên những lỗi ngớ ngẩn mà tin tặc để lại, Reuters dẫn 4 nguồn tin nắm được vấn đề cho biết.
Cờ Mỹ và Iran được chuyển đi sau phần chụp ảnh chung trong cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân Iran tại Vienna năm 2015. (Ảnh: Reuters)
Những lỗi đó tạo cơ hội để các chuyên gia Mỹ tìm ra và công khai chỉ mặt thủ phạm chỉ trong vòng mấy ngày, dù bình thường phải mất vài tháng để phân tích kỹ thuật và nhờ hỗ trợ tình báo.
"Hoặc họ phạm lỗi ngớ ngẩn hoặc muốn bị tóm. Chúng tôi không lo ngại hoạt động này là kiểu đánh lạc hướng vì đã có bằng chứng khác nữa. Đó là Iran", một quan chức giấu tên của chính phủ Mỹ nói.
Các hacker Iran gây ra không hẳn nghĩa là nhóm này làm việc thay chính phủ Iran. Giới chức Iran phủ nhận cáo buộc từ phía Mỹ.
"Những cáo buộc đó không khác gì một kịch bản nữa để làm suy yếu niềm tin của cử tri vào khả năng bảo đảm an toàn cho bầu cử Mỹ, và nó thật nhảm nhí", ông Alireza Miryousefi, phát ngôn viên phái đoàn Iran tại Liên Hợp quốc ở New York, nói.
Ngày 21/10, giám đốc tình báo quốc gia Mỹ John Ratcliffe nói rằng cả Nga và Iran đều có gắng can thiệp vào các hoạt động tiến tới cuộc bầu cử Mỹ. Các cơ quan tình báo vẫn đang phân tích xem chính xác Iran chỉ đạo ai thực hiện và ý định của họ là gì, 3 nguồn tin cho biết.
Chỉ trong vài giờ sau khi video được lan truyền, các quan chức tình báo và các nhà cung cấp dịch vụ email như Google và Microsoft bắt đầu phân tích mã máy tính xuất hiện trên đoạn phim đó.
Email, nội dung là yêu cầu các cử tri chuyển sang ủng hộ đảng Cộng hòa và bỏ phiếu cho Tổng Donald Trump, hoặc "chúng tôi sẽ theo các người", có vẻ xuất phát từ địa chỉ email chính thức của nhóm Proud Boys nhưng địa chỉ không đúng. Các chuyên gia an ninh cho biết nhóm Proud Boys phủ nhận đứng sau hoạt động này.
Dù cố làm mờ một số chi tiết trong video để che giấu danh tính, các tin tặc đã không che tất cả thông tin liên quan.
Video làm lộ màn hình máy tính của các tin tặc khi họ nhập lệnh và giả vờ tấn công hệ thống đăng ký bầu cử. Các chuyên gia phát hiện những đoạn tiết lộ mã máy tính, đường dẫn tập tin, tên tập tin và địa chỉ IP.
Các chuyên gia an ninh tìm thấy địa chỉ IP thông qua dịch vụ Worldstream có liên quan đến hoạt động tin tặc trước đây từ Iran, các nguồn tin cho biết.
Các nhà phân tích đã đối chiếu manh mối sót lại trong video với dữ liệu từ những nguồn tin báo khác, bao gồm cả thông tin lấy từ việc đánh chặn thông tin liên lạc.
Hai chuyên gia an ninh giấu tên nói với Reuters rằng họ từng thấy các tin tặc Iran dùng hạ tầng của hãng Worldstream ở Hà Lan để tiến hành nhiều vụ tấn công mạng trong những tháng gần đây.
Wouter van Zwieten, giám đốc pháp lý của Worldstream, cho biết hãng này đã đình chỉ tài khoản liên quan đến địa chỉ IP bị nghi ngờ và Trung tâm an ninh mạng quốc gia Hà Lan đang xem xét vấn đề.
Bên cạnh việc gửi hàng ngàn email đến cử tri ở nhiều bang như Florida, các tin tặc còn cố gắng chia sẻ video thông qua nhiều tài khoản giả trên Facebook và Twitter. Một tài khoản tự nhận là "Chiến binh của Trump" chia sẻ một đường dẫn video kèm theo bình luận: "Có vẻ họ đã tấn công hệ thống bầu cử".
Tổng thống đắc cử Joe Biden công bố ứng viên Giám đốc CIA Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden ngày 11/1 đã tuyên bố đề cử nhà ngoại giao lâu năm William Burns vào vị trí Giám đốc Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA). Nhà ngoại giao kỳ cựu William Burns. Ảnh: CNN "Người Mỹ sẽ ngủ ngon giấc khi ông ấy đảm nhiệm vị trí Giám đốc CIA tiếp theo. Bill Burns là...