EU tuyên bố không áp đặt trừng phạt thực phẩm và phân bón Nga
Tại Hội nghị các Ngoại trưởng Liên minh châu Âu (EU) hôm 18/7, quan chức hàng đầu của khối cho biết EU sẽ không áp đặt trừng phạt đối với thực phẩm và phân bón Nga.
Đại diện cấp cao về Chính sách đối ngoại và An ninh của EU Josep Borrell. Ảnh: AP
Theo hãng thông tấn TASS, ông Josep Borrell, Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU cho biết các lệnh trừng phạt của khối không và sẽ không áp đặt bất kỳ hạn chế trực tiếp nào đối với hoạt động xuất khẩu phân bón và thực phẩm của Nga, cũng như đối với việc thanh toán các mặt hàng này.
Ông Borrell nhấn mạnh gói biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Nga do các ngoại trưởng EU nhất trí không có nội dung mới. Đây có thể được coi là “phiên bản” cải tiến của gói trừng phạt hiện tại. Ông nói rằng kể từ khi EU bắt đầu áp đặt các biện pháp trừng phạt Nga, thực phẩm và phân bón hoàn toàn không có trong danh sách.
“Nếu một số tác nhân kinh tế và tài chính tuân thủ quá mức các lệnh trừng phạt và tẩy chay thị trường Nga, chúng tôi đang cố gắng giải thích với họ rằng các hạn chế mới của EU không ngăn cản họ xuất khẩu và thanh toán các mặt hàng thực phẩm và phân bón Nga”, ông lý giải .
Video đang HOT
Nhà ngoại giao này cũng cho rằng theo EU, mọi vấn đề lương thực toàn cầu hiện nay xuất phát từ việc ngăn xuất khẩu ngũ cốc do cuộc xung đột ở Ukraine. Ông cũng bày tỏ hy vọng Nga, Ukraine và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đạt được thỏa thuận tại cuộc đàm phán ở Istanbul về xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine bằng đường biển.
Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tuyên bố rằng cuộc khủng hoảng lương thực trên thế giới đã xuất hiện từ lâu trước khi Moskva bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Nhà ngoại giao Nga cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng này là đại dịch COVID-19 và những tính toán sai lầm của các nước phương Tây. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh tình hình hiện nay đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng và các biện pháp trừng phạt của phương Tây đã trở thành một trong những lý do chính dẫn đến tình trạng gián đoạn nguồn cung lương thực.
Ngày 18/7, tại Hội nghị các Ngoại trưởng EU, các nhà lãnh đạo đã nhất trí về gói trừng phạt thứ 7 nhằm vào Moskva, bao gồm các biện pháp trừng phạt vào các tổ chức cá nhân của Nga, cũng như lệnh cấm vận đối với mặt hàng vàng của Nga và tiếp tục viện trợ quân sự cho Ukraine. Các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga cơ bản được cập nhật theo các nguyên tắc trước đó và không có bất kỳ hạn chế nào liên quan tới vấn đề nhập khẩu năng lượng.
Giới chức EU cũng tuyên bố các biện pháp trừng phạt Nga không nhằm mục đích chấm dứt xung đột ở Ukraine, mà nhằm phá hủy nền kinh tế của Moskva.
Sri Lanka định ngừng in tiền khi lạm phát tăng vọt lên gần 60%
Trong tình hình đã hết USD để mua nhiên liệu và đang in đồng rupee để trả lương, Sri Lanka định ngừng in đồng nội tệ để ngăn chặn lạm phát đang tăng nhanh nhất châu Á.
Người dân xếp hàng chờ mua dầu hỏa tại Colombo, Sri Lanka ngày 17/6. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Bloomberg ngày 5/7, trước khi rà soát chính sách tiền tệ vào ngày 7/7, Thủ tướng Ranil Wickremesinghe đã nói với quốc hội rằng tỷ lệ lạm phát ước tính sẽ tăng lên 60%. Ông nói thêm rằng các cuộc đàm phán về một gói cứu trợ từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) rất phức tạp vì quốc gia đã phá sản.
Ông cho biết vào cuối tháng 8, Sri Lanka sẽ trình lên IMF kế hoạch tái cơ cấu nợ.
Sri Lanka không có tiền để nhập khẩu các mặt hàng thực phẩm, phân bón, thuốc men và nhiên liệu thiết yếu do thiếu đồng USD nghiêm trọng.
Giá tiêu dùng tăng 54,6% trong tháng 6 so với một năm trước đó, trong đó chi phí giao thông vận tải tăng 128% so với tháng trước và chi phí thực phẩm tăng 80% trong bối cảnh thiếu hụt nghiêm trọng cây trồng và dầu thô.
Phát biểu sau chuyến thăm gần đây của phái đoàn IMF, Thủ tướng Wickremesinghe cho biết chính phủ hy vọng sẽ được phê duyệt chương trình tài trợ 4 năm, khi ông vạch ra lộ trình đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
Tuần trước, IMF cho biết các cuộc đàm phán với Sri Lanka là mang tính xây dựng, làm dấy lên hy vọng rằng Sri Lanka sẽ sớm thông qua sơ bộ một gói hỗ trợ tài chính đang rất cần thiết.
Trong khi đó, số liệu chính thức cho thấy kinh tế Sri Lanka trong quý I năm nay giảm 1,6% trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng chưa từng thấy tại nước này bắt đầu tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại.
Theo Cơ quan Thống kê và Tổng điều tra Sri Lanka, kinh tế sụt giảm trong 3 tháng đầu năm do tác động xấu của tình trạng lạm phát và giá đồng nội tệ giảm. Lệnh cấm nhập khẩu phân bón hóa học và thuốc trừ sâu hồi năm 2021, nhưng được bãi bỏ sau đó, cũng gây ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp. Sản lượng gạo của Sri Lanka trong quý I năm nay giảm 33%. Cơ quan này cũng cho biết tình trạng thiếu nhiên liệu hiện nay cũng gây tác động nghiêm trọng đến ngành vận tải và công nghiệp.
Sri Lanka đang bị cuốn vào cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất kể từ khi giành độc lập cách đây 74 năm. Các cuộc biểu tình quy mô lớn đã xảy ra trong những tuần gần đây khi nước này rơi vào tình trạng thiếu lương thực, giá nhiên liệu tăng vọt và cắt điện trên diện rộng.
WB kêu gọi các nền kinh tế phát triển tăng nguồn cung cấp thực phẩm Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass ngày 19/4 kêu gọi các nền kinh tế phát triển tăng cường viện trợ lương thực cho các nước đang phát triển và nỗ lực nâng sản lượng lương thực, năng lượng và phân bón để ứng phó với tình trạng thiếu hụt và giá cả tăng cao hiện nay. Chủ tịch Ngân hàng...