EU tính toán cách ‘thông minh’ cấm vận dầu mỏ Nga trong gói trừng phạt thứ 6
EU đang xem xét gói trừng phạt Nga thứ sáu với một số hình thức của lệnh cấm vận dầu mỏ, với tiêu chí tối đa hóa áp lực lên Nga nhưng giảm thiểu thiệt hại cho chính mình.
Khẩu hiệu của người biểu tình tại Mỹ đòi cấm vận dầu mỏ và khí đốt Nga. Ảnh: AFP
Theo hãng tin TASS (Nga), trong một cuộc phỏng vấn, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Valdis Dombrovskis cho biết, gói trừng phạt thứ sáu chống lại Nga có thể bao gồm một số hình thức cấm vận dầu mỏ, nhưng vẫn phải đảm bảo giảm thiểu thiệt hại đối với các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu. Phát biểu của quan chức này được đưa ra trong cuộc phỏng vấn với tờ The Times ngày 25/4.
“Chúng tôi đang thực hiện gói trừng phạt thứ sáu và một trong những vấn đề chúng tôi đang xem xét là một số hình thức của lệnh cấm vận dầu mỏ. Khi áp đặt các biện pháp trừng phạt, chúng tôi cần phải thực hiện theo cách tối đa hóa áp lực lên Nga đồng thời giảm thiểu thiệt hại cho chính mình”, ông Dombrovskis nói.
Chính trị gia EU nói thêm rằng các chi tiết chính xác của các biện pháp trừng phạt dầu mỏ vẫn chưa được thống nhất nhưng có thể bao gồm việc loại bỏ dần dầu của Nga hoặc áp đặt thuế quan đối với những hàng hóa xuất khẩu vượt quá giới hạn giá nhất định.
Trước đó, ấn phẩm châu Âu của tờ Politico đưa tin ngày 22/4 rằng EC sẽ đưa ra dự thảo gói trừng phạt chống Nga thứ sáu cho các nước EU trong tuần này. Nó có thể bao gồm những hạn chế nhất định đối với nguồn cung dầu và các chính sách tài chính, đặc biệt là cắt thêm một số ngân hàng khỏi SWIFT.
Video đang HOT
Khi cuộc chiến ở Ukraine kéo dài, các nhà lãnh đạo EU ngày càng đứng trước áp lực phải cắt nguồn thu quan trọng của Moskva đến từ lĩnh vực năng lượng, đặc biệt là xuất khẩu dầu và khí đốt.
Theo trang Politico.eu, hiện thu nhập từ dầu mỏ được cho là nguồn tài chính thiết yếu để Nga duy trì cuộc chiến tại Ukraine. Dù EU lên án mạnh mẽ chiến dịch quân sự của Nga, nhưng khi bàn về cấm vận dầu mỏ, nhiều quốc gia thành viên vẫn còn chần chừ, trong đó những tiếng nói phản đối mạnh nhất đến từ Đức và Hungary.
Một lệnh cấm hoàn toàn nhập khẩu dầu từ Nga của EU vẫn vấp phải sự phản đối từ Đức. Berlin đã thông tin tới các quốc gia EU khác rằng nước này sẽ chỉ cân nhắc cắt nguồn dầu từ Nga dựa trên những điều kiện nhất định hiện đang trong quá trình thảo luận với Ủy ban châu Âu.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto hôm 18/4 khẳng định Budapest sẽ không ủng hộ bất cứ lệnh trừng phạt nào đối với khí đốt và dầu mỏ của Nga. Một loạt quốc gia gồm Áo, Séc zech, Slovakia và Bulgaria cũng đều tỏ lo ngại về hệ quả với nền kinh tế của họ trước các lệnh trừng phạt vào năng lượng.
“Câu hỏi đặt ra là: Nếu chúng ta cấm dầu, nền kinh tế Nga hay EU sẽ bị ảnh hưởng nặng nề hơn? Nga đang bán dầu cho các nước khác và vẫn kiếm được tiền theo cách đó”, một nhà ngoại giao cấp cao của Trung Âu cho biết.
Theo các chuyên gia, bất cứ lệnh cấm nào về dầu mỏ của EU sẽ có sự điều chỉnh giữa các loại dầu của Nga, cũng như cách thức cung ứng dầu, thông qua đường ống hay các tàu chở dầu.
Vào năm 2020, trong tổng số 2,8 triệu thùng dầu thô mỗi ngày mà EU nhập từ Nga, có tới 0,7 triệu thùng/ngày đến từ tuyến đường ống, và phần còn lại từ đường biển.
Về các loại dầu mỏ có thể bị cấm, hiện các nhà máy lọc dầu của EU chủ yếu sử dụng loại dầu Ural, loại pha trộn giữa dầu chua nặng của vùng Urals và vùng Volga với dầu nhẹ của Tây Siberia. Nếu EU có động thái cấm vận loại dầu này, điều này sẽ cho thấy sự quyết tâm rất lớn của khối.
Nga cũng đang xuất khẩu các loại dầu nhiên liệu nặng và dầu nhờn nhẹ, vốn là nguyên liệu cần thiết để sản xuất dầu diesel, và cung ứng trực tiếp 10% số dầu diesel thành phẩm, do đó lệnh cấm ở thời điểm này sẽ là khá nhạy cảm khi châu Âu đang bước vào mùa hè với nhu cầu đi lại sẽ ở mức cao nhất trong năm.
Nếu biện pháp cấm vận của châu Âu nhằm vào dầu Ural, phương án thay thế khả dĩ nhất sẽ là các loại dầu thô nhẹ từ Iran và Saudi Arabia. Nhưng các chuyên gia cho rằng thách thức lớn sẽ là vấn đề hậu cần, do dầu của Nga được vận chuyển trực tiếp thông qua các đường ống tới những nhà máy lọc dầu mà không cần tính tới thời gian vận chuyển hay rủi ro trì hoãn khi đi trên biển.
EU phụ thuộc vào khí đốt Nga, nhưng cũng có nghĩa là Nga đang phụ thuộc vào thị trường EU. Nga chỉ có vài phương án thay thế bởi hệ thống đường ống khí đốt của nước này chủ yếu hướng tới châu Âu, và khó có thể điều chỉnh hướng nguồn cung tới các thị trường khác.
Một số ý kiến đang cho rằng châu Á có thể là thị trường thay thế EU của Nga. Tuy nhiên, rào cản với các nước châu Á chính là vấn đề hậu cần trong bối cảnh cuộc chiến ở Ukraine vẫn đang căng thẳng.
Hiện tại, thời điểm EU sẽ thực sự ký vào một gói trừng phạt mới cũng đang bị bỏ ngỏ. Một nhà ngoại giao cấp cao của EU cho biết: “Điều này sẽ không thể thực hiện trong một sớm một chiều. Đó là lý do tại sao đã đến lúc ngồi xuống và vạch ra các chi tiết, đặc biệt nếu bạn thấy tình hình đang xấu đi ở Ukraine”.
Quan chức Đức nhận định về vấn đề giảm phụ thuộc vào dầu nhập khẩu của Nga
Bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck ngày 26/4 tuyên bố Đức đã gần như độc lập với nguồn dầu nhập khẩu của Nga.
Trạm nén khí của Hệ thống đường ống dẫn khí Nord Stream 2, cung cấp khí đốt từ Nga sang Đức qua biển Baltic, tại Lubmin (Đức). Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo cùng ngày, ông Habeck khẳng định: "Chỉ vài tuần trước, vấn đề tưởng như rất nan giải đối với Đức, nay đã giảm đáng kể. Có thể nói hiện Đức đã gần như độc lập với nguồn dầu nhập khẩu của Nga. Theo ông Habeck, tính đến thời điểm 24/2, Đức vẫn nhập khẩu 35% dầu từ Nga, nhưng trong vòng 8 tuần, nguồn cung này đã giảm xuống còn khoảng 12%.
Người đứng đầu Bộ Kinh tế cho biết thêm rằng nguồn cung than đá của Nga với Đức cũng đã cắt giảm đáng kể và sẽ giảm về 0 sau khi châu Âu bắt đầu áp đặt lệnh cấm vận năng lượng đối với Nga.
Trong khi đó, Bộ Năng lượng Bulgaria cho biết tập đoàn độc quyền khí đốt Nga Gazprom ngày 26/4 đã thông báo với đối tác Bulgargaz của Bulgaria rằng họ sẽ ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng bắt đầu từ ngày 27/4. Bộ trên cho biết: "Hôm nay, 26/4, Bulgargaz nhận được thông báo rằng nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên từ Gazprom Export LLC sẽ bị ngừng kể từ ngày 27/4/2022. Sau khi công ty quốc doanh Bulgargaz và Công ty Cổ phần Năng lượng Bulgaria (BEKh) phân tích, người ta thấy rằng thủ tục thanh toán hai giai đoạn mới mà Nga đề xuất không tuân thủ hợp đồng có hiệu lực đến cuối năm và mang lại rủi ro đáng kể cho Bulgaria, kể cả việc thực hiện thanh toán mà không nhận được khí đốt từ Nga".
Bắt giữ tàu hàng Nga khiến Pháp hao tổn lượng lớn tiền của Pháp buộc phải trả phần chi phí phát sinh khổng lồ cho những tàu chở hàng của Nga đang bị nước này bắt giữ theo lệnh trừng phạt. Ảnh minh hoạ - Getty Images Kênh truyền hình France 2 TV đưa tin giới chức Pháp đang tiêu tốn hàng chục ngàn euro để bảo trì các tàu hàng của Nga đang nằm im...