EU tiêu thụ khí đốt Nga với tốc độ kỷ lục dù đã cắt giảm
Bất chấp lệnh trừng phạt và xung đột kéo dài ở Ukraine, EU tiếp tục tiêu thụ khí đốt từ Nga với tốc độ kỷ lục.
Các yếu tố từ thời tiết khắc nghiệt đến nhu cầu năng lượng cấp bách đang khiến châu Âu gặp khó trong việc cắt giảm phụ thuộc vào Moskva.
Cơ sở dự trữ khí đốt tự nhiên tại Zsana, Hungary. Ảnh: THX/TTXVN
Theo tờ Politico ngày 17/1, châu Âu đang mua khí đốt của Nga với tốc độ chưa từng có vào năm 2025, chi hàng tỷ USD chỉ vài tuần sau khi kết thúc một thỏa thuận trung chuyển lớn qua Ukraine, làm dấy lên nghi ngờ rằng châu lục này có thể phá vỡ sự phụ thuộc năng lượng vào Moskva.
Dữ liệu do công ty nghiên cứu hàng hóa Kpler thu thập và Politico phân tích cho thấy trong 15 ngày đầu tiên của năm 2025, 27 quốc gia EU đã nhập khẩu 837.300 tấn khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) từ Nga.
Con số này đán.h dấu mức cao kỷ lục, tăng so với mức 760.100 tấn vào cùng kỳ năm ngoái, làm dấy lên lo ngại rằng các quốc gia phương Tây không làm đủ để siết chặt nguồn thu ngân sách của Nga khi cuộc chiến ở Ukraine bước sang năm thứ 4.
Các con số trên xuất hiện sau khi một thỏa thuận mang tính bước ngoặt cho phép Nga bơm khí đốt sang EU thông qua các đường ống chạy qua Ukraine kết thúc vào ngày 1/1 vừa qua, với việc Kiev tuyên bố sẽ không đàm phán gia hạn. Điều đó gây thêm áp lực cho các quốc gia mua LNG vận chuyển bằng đường biển, được vận chuyển bằng tàu chở dầu từ các cảng của Nga.
Cụ thể, việc Kiev từ chối đàm phán gia hạn thỏa thuận đã buộc các nước EU phải tăng cường nhập khẩu LNG bằng đường biển từ các cảng của Nga.
Một số ít quốc gia, bao gồm Slovakia và Hungary, phụ thuộc vào tuyến đường Ukraine để cung cấp năng lượng và đã thúc đẩy việc gia hạn thỏa thuận, cảnh báo rằng họ sẽ phải trả giá cao hơn cho LNG. Thủ tướng Slovakia Robert Fico thậm chí đã tuyên bố sẽ cắt nguồn cung cấp điện cho Ukraine và cắt giảm hỗ trợ cho người tị nạn nếu Kiev không lùi bước và cho phép quá cảnh được tiếp tục.
Video đang HOT
Nhưng việc cắt giảm này không kiềm chế được nhu cầu khí đốt Nga rộng lớn hơn của châu Âu. Theo Charles Costerousse, nhà phân tích LNG cấp cao tại Kpler, có một “cơn bão hoàn hảo” các yếu tố để giải thích điều này.
“Đã có một đợt lạnh kể từ nửa cuối tháng 12/2024; sản lượng điện gió chưa đạt mức cao nhất. Vì vậy, có nhu cầu duy trì nguồn năng lượng này”, ông Costerousse nói. Ông cũng chỉ ra rằng 95-96% LNG của Nga nhập khẩu vào châu Âu đến từ nhà máy Yamal ở miền Bắc Siberia, chủ yếu thông qua các hợp đồng dài hạn.
Anna-Kaisa Itkonen, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu, thừa nhận rằng mặc dù EU đã có những nỗ lực đáng kể trong việc cắt giảm thị phần nhập khẩu than, dầu và khí đốt từ Moskva, năng lượng của Nga – đặc biệt là khí đốt – vẫn hiện diện đáng kể tại EU. Ủy ban châu Âu dự kiến sẽ đưa ra “lộ trình” chấm dứt nhập khẩu năng lượng từ Nga vào cuối tháng 2 tới.
Hiện có 10 nước thành viên EU đang kêu gọi áp đặt lệnh trừng phạt đối với LNG của Nga. Trong một đề xuất bị rò rỉ, các quốc gia này nhấn mạnh: “Khả năng duy trì cuộc xung đột ở Ukraine của Nga gắn chặt với doanh thu năng lượng của nước này. Chúng ta cần phải có bước tiến xa hơn nữa và giải quyết vấn đề nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng ngày càng tăng của Moskva”.
Trong khi đó, EU cũng đang chịu áp lực từ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump, người muốn thúc đẩy xuất khẩu khí đốt của Mỹ sang châu Âu. Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã bày tỏ sự ủng hộ ý tưởng này, cho rằng LNG của Mỹ có thể là giải pháp thay thế rẻ hơn để giảm sự phụ thuộc vào năng lượng Nga.
“Tại sao không thay thế bằng LNG của Mỹ, rẻ hơn cho chúng ta và làm giảm giá năng lượng của chúng ta? Đó là điều mà chúng ta có thể thảo luận, cũng [khi] liên quan đến thâm hụt thương mại của chúng ta”, bà Leyen nêu rõ.
Chốt chặn trong lệnh trừng phạt mới của chính quyền Biden nhằm vào Liên bang Nga
Chốt chặn này làm phức tạp hóa các nỗ lực dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Liên bang Nga trong tương lai trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào ngày 20/1.
Bộ Tài chính Mỹ ngày 15/1/2025 ra thông báo về việc phá vỡ các kế hoạch lách lệnh trừng phạt của Liên bang Nga. Ảnh chụp màn hình thông cáo báo chí đăng trên website của Bộ Tài chính Mỹ
Mỹ đã áp đặt hàng trăm lệnh trừng phạt nhằm gia tăng áp lực lên Moskva (Moscow) trong những ngày cuối của chính quyền Joe Biden, đồng thời bảo vệ một số lệnh trừng phạt đã áp dụng trước thềm nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
Ngày 15/1, Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Mỹ công bố lệnh trừng phạt lên hơn 250 mục tiêu, bao gồm một số mục tiêu có trụ sở tại Trung Quốc, nhằm vào việc Liên bang Nga lách lệnh trừng phạt của Mỹ và các cơ sở công nghiệp quân sự của nước này.
Trong khuôn khổ động thái này, Bộ Tài chính Mỹ đã áp đặt các hạn chế mới đối với gần 100 thực thể vốn đã bị trừng phạt trước đó, nhằm làm phức tạp hóa các nỗ lực dỡ bỏ lệnh trừng phạt trong tương lai trước lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump vào ngày 20/1.
Đại sứ quán Liên bang Nga tại Washington chưa đưa ra bình luận ngay lập tức khi được yêu cầu.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết trong một tuyên bố rằng Washington đã áp đặt các lệnh trừng phạt mới đối với gần 100 thực thể quan trọng của Liên bang Nga - bao gồm các ngân hàng và các công ty hoạt động trong lĩnh vực năng lượng - vốn đã bị Mỹ trừng phạt, làm tăng nguy cơ trừng phạt thứ cấp đối với họ.
Các lệnh trừng phạt mới được ban hành theo một sắc lệnh hành pháp mà một quan chức cấp cao của Bộ Tài chính Mỹ cho biết yêu cầu phải thông báo cho Quốc hội trước khi bất kỳ hành động nào trong số này có thể bị đảo ngược.
Jeremy Paner, đối tác tại công ty luật Hughes Hubbard & Reed, cho biết các biện pháp này đã được thiết kế để ngăn chặn việc đảo ngược các lệnh trừng phạt bổ sung mà không có sự chấp thuận của Quốc hội.
Washington cũng thực hiện các biện pháp chống lại một cơ chế lách lệnh trừng phạt được thiết lập giữa các bên liên quan ở Liên bang Nga và Trung Quốc, nhắm vào các nền tảng thanh toán khu vực ở hai nước mà Mỹ cáo buộc hỗ trợ thanh toán xuyên biên giới cho các mặt hàng nhạy cảm. Bộ Tài chính Mỹ cho biết một số ngân hàng của Liên bang Nga bị Mỹ trừng phạt là thành viên tham gia (các nền tảng này).
Ngoài ra, ngân hàng Keremet có trụ sở tại Kyrgyzstan cũng bị áp lệnh trừng phạt, với cáo buộc phối hợp với các quan chức Liên bang Nga và một ngân hàng bị Mỹ điểm tên để lách lệnh trừng phạt.
Bộ Ngoại giao Mỹ cũng áp đặt lệnh trừng phạt lên nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia - nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu - hiện nằm dưới sự kiểm soát của Liên bang Nga.
Nhà máy này, nằm ở Đông Nam Ukraine, đã bị Liên bang Nga chiếm đóng ngay sau khi phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào năm 2022. Hiện nay, nhà máy đã ngừng hoạt động nhưng cần điện bên ngoài để làm mát vật liệu hạt nhân và ngăn chặn nguy cơ chúng tan chảy.
Các hãng tin của Liên bang Nga hôm 15/1 trích lời phát ngôn viên của nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia cho biết các lệnh trừng phạt sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của nhà máy.
Các bể chứa dầu tại cơ sở lọc dầu Novokuibyshevsk của Liên bang Nga. Ảnh: TASS/TTXVN
Trong một đán.h giá liên quan, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết loạt lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ đối với Liên bang Nga có thể làm gián đoạn đáng kể chuỗi cung ứng dầu mỏ của nước này.
Trong một báo cáo hàng tháng vào hôm 15/1, IEA nhận định loạt lệnh trừng phạt mới có khả năng làm thắt chặt thị trường toàn cầu.
Tuy nhiên, IEA vẫn cho rằng thị trường sẽ dư thừa trong năm nay khi nguồn cung tăng cao với sự đóng góp của các quốc gia ngoài nhóm OPEC trong khi nhu cầu toàn cầu tăng yếu.
IEA cho biết các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran và Liên bang Nga bao gồm các thực thể xử lý hơn một phần ba lượng xuất khẩu dầu thô của Liên bang Nga và Iran trong năm 2024, nhưng cơ quan này tạm thời chưa tính đến các biện pháp này trong dự báo nguồn cung.
"Chúng tôi duy trì các dự báo nguồn cung cho cả hai quốc gia cho đến khi tác động đầy đủ của các lệnh trừng phạt trở nên rõ ràng, nhưng các biện pháp mới có thể dẫn đến sự thắt chặt trong cán cân dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ", IEA cho biết.
Ông Trump và tham vọng định hình lại bản đồ địa chính trị thế giới năm 2025 Với khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", ông Trump đặt mục tiêu tái định hình trật tự thế giới, khôi phục vị thế Mỹ và ứng phó với các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc và Nga. Ông Donald Trump phát biểu tại Milwaukee, Wisconsin, Mỹ. Ảnh: Kyodo/TTXVN Năm 2024 đã chứng kiến nhiều biến động chính trị toàn cầu với hàng...