EU thiệt hại 145 tỷ euro do biến đổi khí hậu trong thập kỷ qua
Phóng viên TTXVN tại Brussels dẫn số liệu của Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho biết biến đổi khí hậu đã gây ra thiệt hại kinh tế hơn 145 tỷ euro cho Liên minh châu Âu (EU) trong thập kỷ qua.
Dữ liệu cũng cho thấy mức thiệt hại này đã tăng gần 2% hằng năm.
Nông dân trên cánh đồng nam việt quất bị hư hại do hạn hán tại Taunton, bang Massachusetts, Mỹ ngày 11/9/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Tính riêng trong năm 2020, tổng thiệt hại kinh tế liên quan đến khí hậu là 12 tỷ euro. Mức thiệt hại cao nhất được ghi nhận vào năm 2017 lên tới 27,9 tỷ euro, khi các đợt nắng nóng gây hạn hán và cháy rừng trên diện rộng. Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat) cho rằng: “Biến đổi khí hậu dẫn tới hiện tượng thời tiết cực đoan, từ đó dẫn đến thiệt hại về kinh tế”.
Tính bình quân đầu người, biến đổi khí hậu đã gây thiệt hại kinh tế 27 euro/người dân EU vào năm 2020. Người dân Hy Lạp chịu tác động nặng nề nhất với trung bình mỗi người dân nước này bị thiệt hại tới 91 euro vào năm 2020. Người dân Bỉ đứng thứ 5 trong EU về mức thiệt hại kinh tế tính theo đầu người do sự nóng lên toàn cầu với 33 euro/người, cao hơn 20% so với mức trung bình của EU và tăng gấp 7 lần kể từ năm 2018.
Hàng chục nghìn người biểu tình gần đây đã đổ xuống đường phố Brussels để kêu gọi các biện pháp tham vọng hơn nhằm chống biến đổi khí hậu trước thềm Hội nghị lần thứ 27 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc (LHQ) về biến đổi khí hậu (COP27) tại Ai Cập vào tháng 11 tới.
Biến đổi khí hậu: Thay đổi để tạo ra sự biến đổi
Bảo vệ rừng, thay đổi chế độ dinh dưỡng và chuyển đổi phương thức canh tác nông nghiệp có thể góp phần cắt giảm 1/4 lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, từ đó giảm thiểu những tác động tồi tệ nhất của biến đổi khí hậu.
Khí thải phát ra từ một nhà máy ở Scunthorpe, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Một báo cáo của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) công bố mới đây nhấn mạnh sẽ không có được những chuyển biến nếu chính phủ các nước không có hành động để những biện pháp này diễn ra đồng bộ.
Giám đốc phụ trách chiến lược nông thôn và biến đổi khí hậu thuộc Viện Chính sách thương mại và nông nghiệp của IPCC, ông Ben Lilliston đánh giá các nước đang ở những giai đoạn đầu xây dựng các chính sách về nông nghiệp và khí hậu, nhưng cần nhận thức sự cấp bách của thách thức này. IPCC cảnh báo chính phủ các nước chưa chú trọng nhiệm vụ này.
Báo cáo của IPCC nêu rõ trong năm 2019, khoảng 22% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính phát thải từ các hoạt động nông, lâm nghiệp và các ngành sử dụng đất khác, trong đó nạn chặt phá rừng chiếm 50% lượng khí phát thải này. Lượng khí phát thải trên toàn cầu còn lại do các hoạt động tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.
Theo các nhà khoa học, đây là những lĩnh vực mà con người hoàn toàn có thể kiểm soát để tạo nên sự chuyển biến, qua đó góp phần giảm 20 đến 30% trong lượng khí phát thải cần giảm để hạn chế mức tăng nhiệt độ Trái đất ở mức khoảng 1,5 độ C đến 2 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Tổng Thư ký LHQ hối thúc các nước đánh giá lại chính sách năng lượng Thế giới sẽ không thể tồn tại nếu các chính phủ trên thế giới không đánh giá lại các chính sách năng lượng. Tuyên bố trên được Tổng Thư ký Liên hợp quốc (TTK LHQ) Antonio Guterres đưa ra ngày 4/4 sau khi Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) của LHQ công bố báo cáo quan trọng về...