EU sẽ không đưa Tổng thống Belarus vào danh sách đen trừng phạt
Liên minh châu Âu (EU) sẽ không đưa đương kim Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko vào danh sách đen áp dụng các biện pháp trừng phạt do sự phản đối của Đức, Pháp và Italy.
Truyền thông Đức hôm nay (4/9) đưa tin, 3 nước Đức, Pháp và Italy đều thống nhất quan điểm không nên đưa Tổng thống Lukashenko vào danh sách đen trừng phạt, đồng thời kêu gọi “duy trì các kênh đối thoại mở” giữa Belarus và các nước Liên minh châu Âu.
Ngoài 3 nước trên, một số quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu bao gồm các nước Baltic và Ba Lan đều kêu gọi đưa ra các biện pháp hạn chế đối với nhà lãnh đạo Belarus do không tin tưởng độ công bằng trong cuộc bầu cử vừa qua.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko. Ảnh: Reuters
Trước đó vào giữa tháng 8, trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Lukashenko lan rộng tại Belarus, Liên minh châu Âu cho biết đang xem xét liệt 15-20 quan chức Belarus vào danh sách cấm nhập cảnh vào lãnh thổ Liên minh châu Âu và giao dịch với hệ thống ngân hàng châu Âu.
Các biện pháp trừng phạt của Liên minh châu Âu đối với Belarus do cáo buộc vi phạm nhân quyền đã có hiệu lực từ năm 2004 đến năm 2016. Theo thời gian, danh sách cá nhân của Belarus bị EU trừng phạt đã thay đổi, có lúc có tới 130 cá nhân. Vào tháng 9/2008, Liên minh châu Âu đã tạm “đóng băng” các lệnh trừng phạt, tuy nhiên vẫn gia hạn và cải tiến các biện pháp sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2010 tại quốc gia này.
Trong cuộc họp tại thủ đô Berlin, Đức hôm 28/8, Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu đã khẳng định sẽ hoàn tất thủ tục trừng phạt Belarus trong thời gian sớm nhất.
Video đang HOT
Thỏa thuận có thể giúp Nga đưa quân vào Belarus
Nga có thể hợp thức việc hỗ trợ quân sự Belarus bằng Hiệp ước Nhà nước Liên minh và các cơ chế của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO).
Trong hai ngày 14 và 15/8, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko đã hai lần điện đàm với người đồng cấp Nga Vladimir Putin về tình hình bất ổn tại nước này.
Sau cuộc bầu cử gây tranh cãi ngày 9/8 với chiến thắng dành cho Tổng thống Lukashenko, người đã có 26 năm lãnh đạo đất nước, hàng chục nghìn người biểu tình đã kéo xuống đường tuần hành, phản đối kết quả bầu cử. Phe đối lập cáo buộc kết quả bầu cử có nhiều gian lận, song Tổng thống Alexander bác bỏ, viện dẫn kết quả chính thức cho thấy ông giành trên 80% phiếu bầu.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko tại lễ khánh thành đài tưởng niệm Chiến sĩ Liên Xô trong Thế chiến II tại vùng Tver, Nga, hồi tháng 6. Ảnh: Reuters.
Điện Kremlin ngày 16/8 ra tuyên bố cho hay Tổng thống Putin đã nói với Tổng thống Lukashenko rằng Nga sẵn sàng hỗ trợ quân sự nếu cần, để giúp Belarus "giải quyết các vấn đề" nảy sinh từ cuộc bầu cử tổng thống cách đây một tuần, trên cơ sở Hiệp ước Nhà nước Liên minh và thông qua Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO).
Theo Hiệp ước Nhà nước Liên minh, Nga và Belarus chia sẻ các cơ quan nhà nước chung và thậm chí là cả người đứng đầu Hội đồng Nhà nước Tối cao, được quy định sẽ thay đổi theo nguyên tắc luân phiên, dù Lukashenko thực tế đã giữ chức vụ này 20 năm qua.
Chức danh trên không mang lại cho Lukashenko quyền lực thực sự và các vấn đề song phương, như mọi vấn đề nói chung trong khuông khổ Nhà nước Liên minh, đều được giải quyết trong các cuộc họp giữa lãnh đạo hai nước.
Nhờ Hiệp ước Nhà nước Liên minh, Moskva gần đây đang nỗ lực để biến thỏa thuận thành con đường dẫn tới sự sáp nhập thực sự giữa Nga và Belarus. Tuy nhiên, nỗ lực đó đang vấp phải trở ngại từ chính sự phản đối của Tổng thống Lukashenko.
Nhìn chung, Nhà nước Liên minh có tồn tại nhưng chủ yếu chỉ trên giấy tờ và nhiều điều khoản của hiệp ước "không hoạt động" kể từ khi nó được ký kết vào năm 1999. Chẳng hạn, Nhà nước Liên minh đáng lẽ chỉ lưu hành một loạt tiền tệ duy nhất nhưng điều đó chưa bao giờ xảy ra.
Nếu chính quyền Putin muốn can thiệp hoặc hỗ trợ Tổng thống Lukashenko, họ có thể viện dẫn điều hai của hiệp ước, trong đó nói rằng một trong các mục tiêu của Nhà nước Liên minh là đảm bảo an ninh quốc gia và chống tội phạm.
Nếu Điện Kremlin công nhận việc Lukashenko tái đắc cử, họ cũng có thể can thiệp vào tình hình với lý do bảo vệ quyền lợi của cử tri Belarus.
Những mối đe dọa từ bên ngoài có thể là một lý do khác cho hành động can thiệp. Các mục tiêu của Nhà nước Liên minh bao gồm chính sách phòng thủ chung và nghĩa vụ đảm bảo "tính toàn vẹn và bất khả xâm phạm lãnh thổ của Nhà nước Liên minh". Nói cách khác, nếu Belarus nói họ bị tấn công, Nga có thể can thiệp.
Trong bài phát biểu trước những người ủng hộ ngày 16/8, Lukashenko cảnh báo về những "hoạt động điều động quân sự" ở biên giới Belarus, đề cập tới Lithuania, Latvia, Ba Lan và Ukraine. Lithuania là quốc gia đầu tiên bác bỏ cáo buộc.
Trong khi đó, Hiệp ước An ninh Tập thể của Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CST) được ký vào tháng 5/1992. Hiệp ước này cho phép các thành viên quyền cung cấp lẫn nhau "mọi hỗ trợ cần thiết, bao gồm cả hỗ trợ quân sự", nhưng chỉ khi một quốc gia nào đó yêu cầu và chỉ trong trường hợp có xâm lược từ bên ngoài.
Nhiều khả năng đây là lý do Điện Kremlin chỉ định rằng mọi hỗ trợ CSTO sẽ chỉ được thực hiện "nếu cần thiết".
CSTO được thành lập trên cơ sở CST. Khối liên minh quân sự này không chỉ gồm Nga và Belarus mà còn có Armenia, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan. Bất kỳ động thái can thiệp quân sự nào của Moskva vào Belarus trên cơ sở CSTO đều phải tham vấn với quốc gia thành viên khác.
Hiện chưa rõ Nga sẽ có hành động như thế nào trước tình hình ở Belarus song cả hai thỏa thuận nêu trên đều không mang tính quyết định đối với tính toán của Moskva.
Nhiều khả năng, các quan chức ở Moskva và Minsk sẽ chỉ viện dẫn chúng để nhấn mạnh mối quan hệ đặc biệt giữa Nga và Belarus, giới chuyên gia nhận định.
Các yếu tố chính trị, không phải những cam kết hợp pháp, được cho là sẽ định hướng hành động của Tổng thống Putin. Điện Kremlin sẽ phải cân nhắc rủi ro của nguy cơ phản kháng hàng loạt khi điều quân đội tới một quốc gia.
Điện Kremlin cũng có nguy cơ bị phản ứng chính trị tại quê nhà nếu can thiệp quân sự vào Belarus khi mà không ít người Nga dường như ủng hộ người biểu tình phản đối Tổng thống Lukashenko.
Cuối cùng, Điện Kremlin cần phải tính đến cả khả năng hành động can thiệp quân sự và Belarus có thể kích động những phản ứng từ quốc tế, thậm chí còn quyết liệt hơn những gì Nga nhận được khi sáp nhập Crimea vào lãnh thổ hồi năm 2014.
Theo luật pháp quốc tế, Belarus là một quốc gia có chủ quyền, nhưng các quốc gia phương Tây đa phần cho rằng kết quả cuộc bầu cử tổng thống ngày 8/9 tại nước này đã bị làm sai lệch, có thể tước bỏ mọi tính hợp pháp mà Lukashenko từng được hưởng với tư cách lãnh đạo dân chủ của quốc gia.
Điều này đồng nghĩa bất kỳ lời đề nghị hỗ trợ quân sự nào của Lukashenko đối với Nga cũng đều thiếu tính hợp pháp. Đồng ý giúp Lukashenko có nguy cơ khiến Nga bị trừng phạt nặng nề hơn, làm sụp đổ hoàn toàn mọi nỗ lực nhằm khôi phục quan hệ với phương Tây.
Nga sẵn sàng hỗ trợ quân sự Belarus Nga tuyên bố sẵn sàng hỗ trợ quân sự cho Belarus trong bối cảnh các cuộc biểu tình phản đối Tổng thống Alexander Lukashenko vẫn tiếp tục diễn ra. Điện Kremlin ngày 16/8 cho hay Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói với người đồng cấp Belarus Alexander Lukashenko rằng Nga sẵn sàng trợ giúp Belarus theo một hiệp ước quốc phòng tập...