EU phê chuẩn sử dụng vaccine của Pfizer cho trẻ em từ 12-15 tuổi
Cơ quan quản lý dược phẩm của Liên minh châu Âu (EMA) ngày 28/5 đã phê chuẩn sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech cho trẻ em từ 12-15 tuổi. Đây là vaccine đầu tiên được “bật đèn xanh” cho độ tuổi này.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer-BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
EMA cho biết, vaccine của Pfizer “được dung nạp tốt” với thanh thiếu niên và không có “lo ngại lớn” nào về các tác dụng phụ. Quyết định trên được cho là sẽ đẩy nhanh chương trình tiêm chủng đại trà tại châu Âu, khi Đức cho biết sẽ bắt đầu tiêm phòng cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên ngay từ tháng 6 tới. Trước đó, Mỹ và Canada đã cho phép tiêm vaccine của Pfỉzer cho thanh thiếu niên.
Người đứng đầu EMA Emer Cooke cho biết các cuộc thử nghiệm lâm sàng cho thấy vaccine của Pfizer “có khả năng bảo vệ cao” đối với trẻ em. Không em nào trong số hơn 1.000 em được tiêm vaccine trong thử nghiệm có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Trong khi đó, 16 em trong số 978 em được tiêm giả dược trong thử nghiệm đã mắc COVID-19. Bà khẳng định: “Nhìn từ góc độ an toàn, vaccine này được dung nạp tốt và các tác dụng phụ đối với nhóm tuổi này rất giống với ở người trưởng thành trẻ tuổi và không đặt ra những lo ngại lớn vào thời điểm này”.
Uỷ viên châu Âu về y tế, bà Stella Kyriakides đánh giá đây là “bước tiến gần hơn tới việc chấm dứt đại dịch”, song cho biết mọi người vẫn có quyền lựa chọn có cho con cái mình đi tiêm hay không. Bà cho biết: “Sau quyết định của các chính phủ, quyết định cuối cùng vẫn thuộc về các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi trên”.
Video đang HOT
Bình luận về quyết định của EMA, Giám đốc điều hành (CEO) và đồng sáng lập BioNTech, ông Ugur Sahin hoan nghênh đây là “hòn đá tảng quan trọng khác trong nỗ lực chung của chúng tôi nhằm mở rộng các chương trình tiêm chủng cho ngày càng nhiều người càng tốt”. Về phần mình, CEO của Pfizer, ông Albert Bourla cho biết việc cho thanh thiếu niên tiêm vaccine “sẽ giúp các trường học được mở cửa và trở lại cuộc sống bình thường hằng ngày”.
EMA cũng xác nhận đang xem xét những trường hợp “rất hiếm” báo cáo có biểu hiện viêm cơ tim ở người dưới 30 tuổi đã được tiêm vaccine của Pfizer. Tuyên bố của EMA cho biết: “EMA đang theo dõi sát vấn đề này”.
Trước đó, Mỹ cũng đã thông báo một số lượng rất ít các trường hợp viêm cơ tim ở người trẻ tuổi được tiêm vaccine của Pfizer và Moderna, hai loại vaccine đều sử dụng công nghệ mRMA. EMA cho biết đang “phối hợp chặt chẽ” với các đối tác tại Mỹ.
EU chuẩn bị quyết định về việc dùng vaccine Pfizer cho thiếu niên
Cơ quan quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) dự kiến vào ngày 28/5 sẽ công bố quyết định về việc có phê chuẩn hay không việc sử dụng vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi.
Trong một bức thư điện tử được công bố ngày 26/5, EMA cho biết cơ quan này sẽ công bố kết quả cuộc họp của ủy ban dược phẩm con người về chỉ định nhi khoa đối với việc sử dụng vaccine Comirnaty - tên vaccine do công ty dược phảm Mỹ Pfizer và công ty nghiên cứu của Đức BioNTech phối hợp phát triển.
Vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech tại một điểm tiêm chủng ở Chiba, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN
Nếu được EMA phê chuẩn, đây sẽ là loại vaccine đầu tiên được "bật đèn xanh" sử dụng cho thiếu niên tại Liên minh châu Âu (EU) gồm 27 nước. Hiện vaccine của Pfizer/BioNTech đã được EU cấp phép sử dụng cho đối tượng từ 16 tuổi trở lên.
Vaccine của Pfizer/BioNTech đã được Cơ quan an toàn thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Mỹ cấp phép sử dụng cho trẻ em từ 12 đến 15 tuổi.
Trước đó, ngày 11/5, người đứng đầu EMA Emer Cooke cho biết cơ quan này đã nhận được dữ liệu từ Pfizer/BioNTech và sẽ sớm đẩy nhanh tốc độ đánh giá thông qua dữ liệu về các cuộc thử nghiệm và nghiên cứu tại Canada.
* Liên quan đến vaccine Johnson&Johnson, Chính phủ Bỉ ngày 26/5 thông báo sẽ tạm ngừng sử dụng loại vaccine 1 liều này cho người dưới 41 tuổi liên quan đến 1 trường hợp tử vong do phản ứng phụ nghiêm trọng sau khi tiêm chủng. Chính phủ Bỉ sẽ chờ khuyến cáo cụ thể của EMA về những lợi ích và nguy cơ của loại vaccine này trước khi đưa ra quyết định tiếp theo.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, Cơ quan Liên bang Bỉ về Dược phẩm Y tế (FAMHP) đã được thông báo về trường hợp một nữ bệnh nhân được tiêm vaccine nhập viện trong tình trạng huyết khối nghiêm trọng và giảm tiểu cầu. Ngày 21/5 vừa qua, người phụ nữ này đã qua đời.
Trước đó, người phụ nữ này đã tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 theo chương trình đãi ngộ tại nơi làm việc, có nghĩa việc tiêm vaccine không nằm trong chiến dịch tiêm phòng của Bỉ.
Vụ việc trên có thể ảnh hưởng lớn đến thời gian tiến hành chiến dịch tiêm chủng của Bỉ, vì công dân Bỉ từ 40 tuổi trở xuống hiện chỉ có thể tiêm hai liều vaccine.
Hiện tại, trong số 11,5 triệu dân tại Bỉ, có trên 1,7 triệu người được tiêm đủ liều vaccine (chiếm 15,3% dân số) và hơn 4,4 triệu người đã được tiêm liều vaccine thứ nhất (38,5%). Vương quốc Bỉ đặt mục tiêu 70% dân số nước này được tiêm phòng đầy đủ vào cuối mùa hè năm nay.
Bỉ là một trong những quốc gia châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch COVID-19. Kể từ đầu đại dịch tới này, nước này ghi nhận 1.050.677 ca mắc COVID-19 (chiếm gần 9% dân số), trong đó có 24.873 ca tử vong.
Dịch COVID-19: Anh cấp phép sử dụng vaccine một liều của Johnson & Johnson Ngày 28/5, Cơ quan Quản lý dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe (MHRA) của Anh đã cấp phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 do hãng Johnson & Johnson (J&J) của Mỹ phát triển. hư vậy, đến nay Anh đã phê duyệt 4 loại vaccine ngừa COVID-19, gồm cả Pfizer/BioNTech, AstraZeneca và Moderna. Vaccine ngừa COVID-19 của Hãng Johnson &...