EU phản đối Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập ‘ngôi nhà chung’
Triển vọng của Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập Liên minh châu Âu (EU) đang mờ dần sau khi Ủy ban châu Âu (EC) ngày 29/5 đánh giá các điều kiện về tư pháp và kinh tế của nước này đang giảm sút.
Trong báo cáo thường niên đánh giá những nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ để gia nhập EU, EC nhấn mạnh tiến trình này hiện “đóng băng” do Ankara “tái vi phạm nghiêm trọng” một số vấn đề, trong đó có sự độc lập của ngành tư pháp và chính sách ổn định kinh tế.
Theo báo cáo, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã “tác động tiêu cực” đến thị trường tài chính, trong khi tiếp tục vi phạm chính sách kinh tế khiến EC lo ngại sâu sắc về chức năng của nền kinh tế thị trường.
Video đang HOT
Phản ứng về báo cáo trên, Thứ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Faruk Kaymakci cho rằng đánh giá của EC thiếu chính xác về tình hình hiện nay tại Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời tuyên bố không thể chấp nhận “sự chỉ trích bất công” của EC. Ông Kaymakci cho biết thêm Thổ Nhĩ Kỳ sẽ lưu ý các nội dung nhận xét mang tính xây dựng trong báo cáo.
Thổ Nhĩ Kỳ chính thức tham gia tiến trình đàm phán xin gia nhập EU từ tháng 10/2005, song tiến bộ đạt được rất chậm. Một số nước EU, nhất là Đức, kịch liệt phản đối Thổ Nhĩ Kỳ trở thành thành viên của khối thương mại lớn nhất thế giới này.
Theo Nguyễn Hằng (TTXVN)
Mỹ muốn bảo đảm an ninh cho cả Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng người Kurd ở Syria
Ngày 14/1, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết các cuộc đàm phán đang được tiến hành liên quan đến đề xuất của Washington nhằm lập "một vùng an toàn" tại các khu vực biên giới ở Đông Bắc Syria, nơi căng thẳng gia tăng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và lực lượng dân quân người Kurd mà Mỹ hậu thuẫn.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu với báo giới tại thủ đô Riyadh (Saudi Arabia) trong khuôn khổ chuyến công du Trung Đông, ông Pompeo nhấn mạnh Washington muốn bảo đảm an ninh biên giới cho cả Thổ Nhĩ Kỳ cũng như lực lượng dân quân vốn đã sát cánh cùng Mỹ trong cuộc chiến chống tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng. Mỹ đang tổ chức thương lượng về vùng an toàn nói trên với các bên liên quan.
Cũng theo ông Pompeo, cảnh báo của Tổng thống Donald Trump về những hậu quả nếu Thổ Nhĩ Kỳ tấn công lực lượng dân quân người Kurd sẽ không làm thay đổi kế hoạch rút 2.000 binh sĩ Mỹ khỏi quốc gia Trung Đông này. Ông Pompeo cũng cho rằng bình luận của Tổng thống Trump trên mạng xã hội Twitter là ám chỉ tới việc áp đặt trừng phạt.
Trước đó một ngày, Tổng thống Trump đã cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ về những thiệt hại kinh tế nếu nước này tấn công các lực lượng người Kurd, đồng thời cũng hối thúc người Kurd không được khiêu khích Ankara. Ông Trump cũng nêu việc thành lập "một vùng an toàn" dài 30 km, nhưng không nêu rõ địa điểm cũng như bên chịu trách nhiệm.
Sau cảnh báo trên, Thổ Nhĩ Kỳ đã bày tỏ hy vọng Mỹ sẽ tôn trọng mối quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước, nhưng nhấn mạnh sẽ tiếp tục cuộc chiến chống lực lượng người Kurd.
Quan hệ giữa hai đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) này đang trở nên lạnh nhạt vì Mỹ hậu thuẫn Các đơn vị bảo vệ nhân dân người Kurd (YPG) trong cuộc chiến chống IS tại Syria trong khi lực lượng này vốn bị Thổ Nhĩ Kỳ coi là khủng bố và là một phần của đảng Công nhân người Kurd (PKK) mà Ankara đặt ngoài vòng pháp luật.
Nguyễn Hằng (TTXVN)
Theo Tintuc
Ankara phản ứng gay gắt trước lời đe dọa "đánh sập" của Trump Trong các chính sách của mình, Thổ Nhĩ Kỳ coi PKK và các chi nhánh của đảng này là các tổ chức khủng bố cần phải bị tiêu diệt. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Ảnh: Anadolu. Phản ứng trước tuyên bố "tàn phá kinh tế nếu động tới người Kurd" của Tổng thống Donald Trump vào hôm 13.1, phát ngôn...