EU nhất trí gia hạn chính sách miễn thuế cho nông sản nhập khẩu từ Ukraine
Ngày 23/4, Nghị viện châu Âu (EP) đã bỏ phiếu ủng hộ việc gia hạn thêm 1 năm chính sách thương mại miễn thuế đối với nông sản Ukraine, đồng thời đưa ra các biện pháp hạn chế mới về mức độ nhập khẩu để xoa dịu sự phản đối của nông dân trong Liên minh châu Âu (EU).
Thu hoạch lúa mì trên cánh đồng ở Khmelnytskyi, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Với 428 phiếu ủng hộ, 131 phiếu chống và 44 phiếu trắng, EP đã thông qua việc gia hạn. Quyết định này sẽ có hiệu lực từ ngày 6/6.
Việc miễn thuế cho hàng nhập khẩu từ Ukraine vốn có hiệu lực từ tháng 6/2022, được thiết kế để giúp nền kinh tế nước này tiếp tục phát triển trong bối cảnh xung đột.
Liên quan đến các biện pháp hạn chế mới, đề xuất ban đầu của Ủy ban châu Âu (EC) quy định rằng thuế quan sẽ áp dụng đối với gia cầm, trứng và đường nếu nhập khẩu vượt quá mức trung bình của năm 2022 và 2023. Các nhà lập pháp EP đã bổ sung yến mạch, ngũ cốc, ngô và mật ong vào danh sách, trong khi Pháp và Ba Lan thúc đẩy giai đoạn tham chiếu để tính mức trung bình bao gồm năm 2021, thời điểm nông sản Ukraine thấp hơn do thuế quan. Cuối cùng, một thỏa hiệp đã đạt được chỉ bao gồm nửa cuối năm 2021. Đây sẽ là lần chuyển đổi cuối cùng. EU và Ukraine đặt mục tiêu đưa ra một thỏa thuận dài hạn hơn từ tháng 6/2025.
Theo các nhà ngoại giao EU, các biện pháp hạn chế sẽ khiến doanh thu từ xuất khẩu nông sản của Ukraine sang EU giảm 331 triệu euro (353,2 triệu USD) so với năm 2023.
EU đạt thỏa thuận tạm thời về nhập khẩu nông sản miễn thuế từ Ukraine
Trong thông cáo ngày 20/3, Nghị viện châu Âu cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đã đạt một thỏa thuận tạm thời về việc miễn thuế cho các nhà sản xuất thực phẩm Ukraine vào thị trường khối này đến tháng 6/2025, nhưng có những giới hạn mới đối với việc nhập khẩu ngũ cốc.
Thu hoạch lúa mì trên cánh đồng ở Izmail, vùng Odessa, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, vào tháng Một, Ủy ban châu Âu (EC) đã đề xuất đình chỉ thuế và hạn ngạch đối với nông sản Ukraine thêm một năm nữa, và chỉ áp thuế "khẩn cấp" đối với gia cầm, trứng và đường khi lượng hàng nhập khẩu vượt quá mức trung bình của năm 2022 và 2023.
Tuy nhiên, sau nhiều tháng nông dân biểu tình vì các quy định môi trường của EU và hàng nhập khẩu giá rẻ, các nhà lập pháp của EU đã mở rộng danh sách áp thuế khẩn cấp trên để bao gồm cả yến mạch, ngô, ngũ cốc và mật ong, đồng thời thêm năm 2021 vào khoảng thời gian tham chiếu để so sánh.
Như vậy, mức giới hạn hàng nhập khẩu được miễn thuế từ Ukraine sẽ xuống thấp hơn, vì năm 2021 là thời điểm mà hàng xuất khẩu từ Ukraine sang EU vẫn bị áp thuế và hạn ngạch nên lượng xuất khẩu thấp.
Đầu ngày 20/3, các nhà đàm phán của Nghị viện châu Âu và nước Chủ tịch EU là Bỉ đã nhất trí thêm yến mạch, ngô, ngũ cốc và mật ong vào danh sách áp thuế khẩn cấp, nhưng vẫn giữ mức giới hạn là lượng nhập khẩu trung bình của hai năm 2022 và 2023. Các nhà đàm phán đảm bảo EC sẽ hành động trong vòng 14 ngày, thay vì 21 ngày như đề xuất ban đầu, nếu lượng hàng nhập khẩu từ Ukraine đạt đến mức giới hạn. EC cũng cam kết sẽ theo dõi hàng lúa mỳ và các loại ngũ cốc khác nhập khẩu từ Ukraine để hành động nếu chúng gây gián đoạn thị trường EU.
Ukraine cho rằng hàng xuất khẩu của nước này sẽ không gây tổn hại cho thị trường EU, nhất là khi khoảng 95% lượng nông sản xuất khẩu của Ukraine hiện đang đi qua Biển Đen. Ukraine cũng cho rằng thời gian tham chiếu 2022 và 2023 là có thể chấp nhận được, nhưng thêm cả năm 2021 sẽ là không khả thi.
Thỏa thuận tạm thời nói trên giờ đây sẽ cần được Nghị viện châu Âu và chính phủ các nước thành viên EU phê duyệt.
Thêm Hungary cấm nhập khẩu nông sản của Ukraine Sau Ba Lan, Hungary là nước tiếp theo trong Liên minh châu Âu (EU) tuyên bố tạm ngừng nhập khẩu nông sản của Ukraine. Thu hoạch lúa mì trên cánh đồng ở Khmelnytskyi, Ukraine. Ảnh: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 15/4, trang web của Chính phủ Hungary đăng tải thông báo của Bộ trưởng Nông nghiệp Istvan Nagy xác...