EU mở rộng trừng phạt Nga vì hỗ trợ Crimea
Liên minh châu Âu (EU) ngày 4/8 đã quyết định mở rộng các lệnh trừng phạt nhằm vào các cá nhân và công ty Nga do liên quan đến việc đưa các tua bin khí đến bán đảo Crimea – nơi Moscow sáp nhập vào lãnh thổ từ năm 2014.
Hệ thống đường dây điện ở Sevastopol – khu vực ở phía tây nam bán đảo Crimea (Ảnh: Sputnik)
Thông báo của Liên minh châu Âu (EU) cho biết danh sách trừng phạt mở rộng bao gồm Thứ trưởng Bộ Năng lượng Nga Andrey Cherezov, lãnh đạo phòng kiểm soát và quản lý điện lưới quốc gia Evgeniy Grabchak và giám đốc điều hành công ty quốc doanh Technopromexport Sergey Topor-Gilka.
Các cá nhân và công ty nằm trong “danh sách đen” của EU bị cáo buộc có liên quan tới việc thực hiện các hợp đồng thầu, đưa các tua bin khí của Tập đoàn Siemens tới bán đảo Crimea. Điều này đã vi phạm các lệnh trừng phạt của EU – vốn cấm các hoạt động kinh doanh ở Crimea từ khi Nga sáp nhập bán đảo này vào lãnh thổ năm 2014.
“Việc tạo ra sự độc lập trong nguồn cung năng lượng cho Crimea và Sevastopol đồng nghĩa với việc ủng hộ khu vực này tách khỏi Ukraine, gây tổn hại tới sự thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Tua bin khí là nhân tố quan trọng trong việc xây dựng các nhà máy năng lượng ở Crimea”, thông báo của EU cho biết.
Video đang HOT
Tháng trước, tập đoàn Siemens (Đức) cho biết 4 tua bin khí do tập đoàn này sản xuất, vốn được thiết kế cho dự án ở Taman, đã được một nhà thầu Nga vận chuyển bất hợp pháp tới Crimea. Taman là một bán đảo ở vùng Krasnodar của Nga và cách không xa bán đảo Crimea.
Siemens cho biết tập đoàn này dự tính sẽ chấm dứt các hợp đồng nhượng quyền sản xuất với các công ty Nga và ngừng cung cấp tua bin theo hợp đồng hiện hành với các công ty quốc doanh Nga. Siemens cũng muốn mua lại các tua bin đã bán cho Nga song nhà thầu Technopromexport cho biết họ vẫn chưa nhận được đề nghị từ phía Đức.
Sau khi sáp nhập vào Nga từ cách đây 3 năm, Crimea hiện vẫn phải đối mặt với các vấn đề về điện do phần lớn nguồn cung điện trước đây của bán đảo này phụ thuộc vào Ukraine. Tháng 11/2015, Crimea đã phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp sau khi 4 đường dây cung cấp điện từ Ukraine đến bán đảo này phát nổ, khiến bán đảo này bị mất điện toàn bộ.
Thành Đạt
Theo RT
Không khuất phục được Nga, EU buộc phải xuống nước?
Sau hai năm tạm ngừng, giống như một cuộc tẩy chay, giới lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp Châu Âu đang quay trở lại Nga để tham dự một sự kiện kinh tế hàng đầu. Đây là một dấu hiệu cho thấy Liên minh Châu Âu (EU) bắt đầu cảm thấy mệt mỏi khi theo đuổi chính sách trừng phạt Nga.
Ảnh minh hoạ
EU bắt đầu rơi vào cuộc đối đầu với Nga kể từ sau khi cuộc khủng hoảng chính trị nghiêm trọng ở Ukraine bùng phát và Moscow tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea. EU cùng với đồng minh Mỹ cáo buộc Nga đã kích động cuộc khủng hoảng ở Ukraine và lấy đất của Ukraine. Kết quả là EU và Mỹ tung ra những biện pháp trừng phạt hà khắc nhằm vào các ngành kinh tế then chốt của Nga đồng thời loại Moscow ra khỏi nhóm G8.
Từng là sự kiện mang tính hấp dẫn về kinh tế và sức nặng về địa chính trị, Diễn đàn Kinh tế St. Petersburg hay còn gọi là Davos của Nga trong hai năm qua đã diễn ra trong không khí ảm đạm khi giới lãnh đạo chính trị Châu Âu và lãnh đạo của các tập đoàn lớn từng có nhiều dự án lâu dài béo bở ở Nga không có mặt.
Tuy nhiên, diễn đàn năm nay đã có sự thay đổi mang theo tín hiệu cho thấy phong trào trong nội bộ EU đòi dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Nga đã nổi lên và đã gây ảnh hưởng nhất định. Chính sách trừng phạt không chỉ gây hậu quả xấu cho nền kinh tế Nga mà còn giáng đòn mạnh vào những nước thành viên EU dựa vào nông nghiệp như Hy Lạp.
Chủ tịch Uỷ ban Châu Âu Jean-Claude Juncker - người dự kiến sẽ có bài phát biểu trong Diễn đàn Kinh tế St. Petersburg, là quan chức EU cấp cao nhất đến thăm Nga kể từ sau vụ sáp nhập Crimea. Tuy nhiên, văn phòng của ông Juncker đã tìm cách nói giảm nhẹ về ý nghĩa của chuyến thăm này, nói rằng nó không nên được hiểu là một dấu hiệu cho thấy EU sẽ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.
Một nhân vật cấp cao khác của EU đến thăm Nga dịp này là Thủ tướng Italia Matteo Renzi. Ông Renzi sẽ có bài phát biểu tại diễn đàn. Italia cũng là nước bị ảnh hưởng nặng nề bởi đòn trả đũa của Nga đối với chính sách trừng phạt của EU.
Moscow vẫn duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Rome. Trong khi Tổng thống Putin tránh đến các nước Châu Âu khác thì ông đã được đón chào tại Italia hồi năm ngoái. Ông chủ điện Kremlin đã gặp gỡ giới chức Italia và Giáo hoàng Francis. Trong cuộc gặp gỡ lần đó, Thủ tướng Renzi đã thể hiện tình cảm thân thiết với Tổng thống Putin và không đưa ra bất kỳ sự chỉ trích nào nhằm vào Nga về vấn đề Ukraine.
Giám đốc điều hành của các công ty lớn Châu Âu hoặc đang tham gia dự án lâu dài ở Nga hoặc có dự án bị ảnh hưởng bởi chính sách trừng phạt cũng đều đến tham dự Diễn đàn lần này, trong đó phải kể đến một số cái tên nổi bật như giám đốc điều hành của BP, Chủ tịch của Nestle S.A....
Moscow tin rằng, sự có mặt của giới lãnh đạo chính trị cùng như lãnh đạo các doanh nghiệp của EU tại Diễn đàn Kinh tế St. Petersburg là dấu hiệu cho thấy liên minh này đã thất bại trong việc thuyết phục giới doanh nghiệp cắt đứt quan hệ với Nga.
"Chúng tôi sẽ không đi quanh để tìm cách thuyết phục các đối tác Châu Âu và Mỹ của chúng tôi dỡ bỏ những biện pháp trừng phạt. Ai áp đặt các biện pháp trừng phạt thì hãy để họ quyết định nên làm gì về tình trạng bế tắc mà họ gây ra. Tuy nhiên, tình trạng bế tắc đó đang dần biến mất: danh sách tham gia Diễn đàn Kinh tế St. Petersburg là minh chứng rõ ràng cho điều đó", Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov hôm thứ Tư (15/6) đã phát biểu như vậy.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Châu Âu gia hạn trừng phạt Nga: Lộ toan tính của Mỹ Mỹ không những muốn thay đổi hoàn toàn nguồn cung khí đốt tới châu Âu mà còn muốn định hình xu hướng trừng phạt Nga ở EU mức thường xuyên. Nhóm 23 thành viên đảng Dân chủ trong Ủy ban Quốc phòng Hạ viện Mỹ ngày 22/6 cho biết đã đưa ra dự luật mới về răn đe quân sự Nga, trong đó...