EU mở rộng danh sách trừng phạt tại Tây Phi
Ngày 20/6, Liên minh châu Âu (EU) đã liệt thêm 3 chỉ huy thánh chiến có liên hệ với mạng lưới khủng bố Al-Qaeda ở Tây Phi vào danh sách đen với cáo buộc dính líu tới các cuộc tấn công ở Mali và Burkina Faso.
Nhiều ngôi nhà bị phá hủy trong vụ tấn công tại Ogassogou, gần Mopti, Mali, ngày 25/3/2019. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, 3 đối tượng trên gồm Sidan Ag-Hitta, Salem ould Breihmatt, hai chỉ huy cấp cao của tổ chức Jama’at Nusrat al-Islam Wal-Muslimin (JNIM) – một nhánh của mạng lưới Al-Qaeda tại Mali, và Jafar Dicko – chỉ huy nhánh Ansarul Islam ở Burkina Faso.
EU nhấn mạnh các nhóm và cá nhân bị trừng phạt với cáo buộc thực hiện một số vụ tấn công khủng bố nhằm vào dân thường, vào binh lính của Phái bộ Gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc ở Mali, cũng như lực lượng quốc phòng và an ninh ở Burkina Faso. Hành vi của các tổ chức và cá nhân trong danh sách đen làm gia tăng nguy cơ khủng bố ở Tây Phi, do đó đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với EU cũng như sự ổn định của khu vực và quốc tế.
Với quyết định mới nhất ngày 20/6, hiện có tới 13 cá nhân và 4 tổ chức bị EU liệt vào danh sách trừng phạt nhằm chống lại mạng lưới khủng bố Al-Qaeda và tổ chức “Nhà nước Hồi giáo”(IS) tự xưng.
Nhiều thương vong trong vụ tấn công khủng bố tại Mali
Ngày 11/6, một nguồn tin quân sự và một quan chức địa phương cho biết ít nhất 5 người, gồm nhân viên hải quan và dân thường, đã thiệt mạng ở phía Đông Nam của Mali trong một vụ tấn công khủng bố nhằm vào một đồn hải quan.
Nhà bị phá hủy trong vụ tấn công do các phần tử cực đoan tiến hành tại Gao, Mali, ngày 13/11/2018. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, vụ tấn công khủng bố đã khiến nhiều dân thường và nhân viên hải quan tại trạm kiểm soát Koutiala thiệt mạng. Một nguồn tin quân sự cho hay lực lượng an ninh tại chỗ đã giáng trả mạnh mẽ những kẻ tấn công, gây tổn thất lớn và tình hình hiện đang được kiểm soát.
Quân đội Mali đã tiến hành một cuộc truy quét vào hôm 11/6 tại khu vực Koutiala, gần biên giới với Burkina Faso, một quốc gia tâm điểm bạo lực do các chiến binh thánh chiến gây ra.
Từ năm 2012, các cuộc tấn công của các nhóm thánh chiến có liên hệ với mạng lưới khủng bố quốc tế Al-Qaeda và tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng cũng như xung đột bạo lực do dân quân tự vệ tự xưng và băng cướp thường xuyên diễn ra. Bất chấp sự hiện diện của các lực lượng Liên hợp quốc, Pháp và châu Phi, tình trạng bạo lực bắt đầu ở miền Bắc, sau đó lan đến miền Trung Mali và cả các nước láng giềng Burkina Faso và Niger, khiến hàng nghìn dân thường và quân nhân thiệt mạng cũng như hàng trăm nghìn người phải đi lánh nạn.
Mali đã chìm sâu trong khủng hoảng an ninh, chính trị và nhân đạo kể từ năm 2012. Hai cuộc đảo chính quân sự đã xảy ra tại nước này trong vòng chưa đầy một năm (tháng 8/2020 và tháng 5/2021). Đầu năm nay, cơ quan lập pháp Mali do quân đội kiểm soát đã thông qua kế hoạch cho phép chính quyền quân sự nắm quyền lãnh đạo trong tối đa 5 năm. Trong khi đó, Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) chỉ đồng ý thời hạn tối đa của quá trình chuyển đổi dân sự tại Mali là 16 tháng.
Chính phủ Mali giảm thời gian chuyển tiếp dân sự Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, người đứng đầu chính quyền quân sự Mali - Đại tá Assimi Gota ngày 6/6 đã ký một sắc lệnh nêu rõ thời hạn chuyển đổi sang chế độ dân sự ở nước này được ấn định là 24 tháng, kể từ ngày 26/3/2022. Đại tá quân đội Mali Assimi Goita trong cuộc họp báo tại...