EU kêu gọi Iran ‘đảo ngược’ quyết định liên quan thỏa thuận hạt nhân lịch sử
Liên minh châu Âu (EU) ngày 5/9 kêu gọi Iran thay đổi quyết định mới đây nhất liên quan đến các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện ( JCPOA) mà Tehran đã ký với nhóm P5 1 năm 2015.
Kỹ thuật viên làm việc trong một cơ sở làm giàu urani ở Isfahan, Iran. Ảnh: AFP/TTXVN
Lời kêu gọi trên được đưa ra sau khi Iran tuyên bố dỡ bỏ mọi hạn chế về nghiên cứu và phát triển hạt nhân.
Phát biểu tại họp báo ngắn ở Brussels (Bỉ), người phát ngôn Ủy ban châu Âu (EC) Carlos Martin Ruiz de Gordejuela cho rằng quyết định trên của Tehran “mâu thuẫn” với JCPOA, đồng thời kêu gọi “Iran đảo ngược các bước đi này và không gia tăng các biện pháp mới gây nguy hại cho thỏa thuận hạt nhân”.
Video đang HOT
Trước khi đi đến quyết định trên, Iran đã giảm bớt 2 cam kết trong thỏa thuận (về hạn chế trữ lượng urani và mức làm giàu urani) nhằm đáp lại các lệnh trừng phạt của Mỹ kể từ khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi JCPOA.
Các nước còn lại, gồm Anh, Pháp, Đức, Nga, và Trung Quốc vẫn tìm cách duy trì thỏa thuận. Các cường quốc châu Âu đang nỗ lực giảm căng thẳng Mỹ – Iran, song Washington và Tehran lại đang thực hiện các chiến lược ngày càng cứng rắn hơn.
Tuy nhiên, trong phát biểu tối 5/9, Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết Tehran sẽ tiếp tục hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), và khẳng định chương trình hạt nhân của Iran vẫn luôn phục vụ mục đích hòa bình.
Theo Bích Liên (TTXVN)
Nga chỉ trích Mỹ 'dồn Iran vào chân tường'
Ngày 14/5, người phát ngôn Điện Kremli Dmitry Peskov nhấn mạnh Nga và Liên minh châu Âu cho rằng các bên ký thỏa thuận hạt nhân Iran, hay còn gọi là Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA), phải thực thi đầy đủ đến cùng các cam kết trong thỏa thuận và nỗ lực duy trì thỏa thuận này.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: RT/TTXVN
Ông Peskov đưa ra phát biểu trên tại một cuộc họp báo, khi được hỏi liệu Nga và Liên minh châu Âu (EU) có thể sử dụng ảnh hưởng của mình để tác động Mỹ về JCPOA hay không.
Ông Peskov cũng chỉ trích việc Mỹ gây sức ép đối với Iran, cho rằng "chính sách gây sức ép tối đa khiến một nước bị dồn vào chân tường" và không khuyến khích hợp tác, theo đó tiến trình thương lượng cũng như giải quyết vấn đề sẽ đi đến bế tắc.
Iran và Nhóm P5 1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) ký JCPOA năm 2015. Theo thỏa thuận, Iran hạn chế chương trình hạt nhân mà phương Tây lo ngại có thể dẫn tới việc chế tạo bom hạt nhân. Đổi lại, các quốc gia phương Tây gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Iran.
Tháng 5/2018, Mỹ tuyên bố rút khỏi thỏa thuận với lý do nội dung thỏa thuận "quá hào phóng" với Iran, không siết chặt các hoạt động thử tên lửa đạn đạo hay hạn chế việc Iran tham gia vào các cuộc xung đột trong khu vực. Theo đó, Mỹ áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt Tehran.
Sau động thái này của Washington, các quốc gia châu Âu đã nỗ lực tìm cách cứu vãn thỏa thuận. EU đã thông báo thiết lập Công cụ hỗ trợ trao đổi thương mại để đảm bảo duy trì các hoạt động thương mại với Iran, qua đó bảo vệ lợi ích của nước này trong bối cảnh Mỹ áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt. Tuy nhiên, cho đến nay, cơ chế này vẫn chưa đi vào hoạt động và Iran nhiều lần thể hiện sự mất kiên nhẫn đối với EU.
Ngày 8/5 vừa qua, Iran tuyên bố đình chỉ thực hiện một số cam kết của nước này theo JCPOA, đồng thời ấn định thời hạn 60 ngày để châu Âu đảm bảo rằng các lợi ích của Iran được bảo vệ trong khuôn khổ thỏa thuận.
Cũng trong cuộc họp báo trên, ông Peskov cho rằng cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đã gây ra những hậu quả tiêu cực đối với tình hình kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, Điện Kremli không cho rằng những hậu quả này ảnh hưởng nghiêm trọng đối với Nga, do nền kinh tế Nga khá ổn định.
Theo Thúc Anh (TTXVN)
Iran thông báo từ bỏ mọi giới hạn về nghiên cứu và phát triển hạt nhân Tổng thống Iran Hassan Rohani yêu cầu triển khai mọi biện pháp cần thiết về mặt nghiên cứu và phát triển hạt nhân. Chính phủ Iran vừa thông báo đợt cắt giảm cam kết hạt nhân thứ 3, với việc từ bỏ mọi giới hạn về nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực này, sau thất bại của Pháp trong nỗ lực...