EU kêu gọi dừng liên kết không vận với tất cả các địa điểm đã phát hiện biến thể B.1.1.529
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 26/11 kêu gọi dừng tất cả liên kết không vận với các địa điểm đã phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 mang tên B.1.1.529.
Hành khách chờ làm thủ tục tại sân bay Duesseldorf, miền tây nước Đức. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong bối cảnh thông tin về một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện ở Nam Phi làm chao đảo thị trường toàn cầu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu cũng cho biết các hãng sản xuất vaccine buộc phải điều chỉnh mũi tiêm ngay khi các biến thể mới xuất hiện.
Bà Ursula von der Leyen nói: “Điều quan trọng hiện nay là toàn bộ châu Âu phải hành động nhanh chóng, quyết đoán và đoàn kết. Mọi liên kết không vận với các nước (đã phát hiện biến thể B.1.1.529) cần phải đình chỉ tới khi chúng ta hiểu rõ hơn về sự nguy hiểm của biến thể mới này”. Bà kêu gọi công dân Liên minh châu Âu (EU) tiêm chủng vaccine và nâng cao khả năng bảo vệ với mũi tăng cường.
Phát biểu trên được bà Von der Leyen đưa ra sau khi Bỉ – quốc gia thành viên EU và là trụ sở của các cơ quan EU – xác nhận ca đầu tiên nhiễm biến thể B.1.1.529.
Video đang HOT
* Người đứng đầu Hiệp hội nghiên cứu cấu trúc gen của Anh – bà Sharon Peacock ngày 26/11 cho biết, nhiều khả năng biến thể B.1.1.529 đang lây lan tại Nam Phi sẽ xuất hiện tại Anh, song các nỗ lực để “câu giờ” và giảm lây nhiễm sẽ mang lại lợi ích.
Phát biểu với phóng viên, bà Sharon Peacock nêu rõ: “Tôi cho rằng chiến lược câu giờ là quan trọng và đáng giá, vì chúng ta có thể tìm ra điều chúng ta cần phải nắm rõ về biến thể đặc biệt này”. Theo bà, ngành y tế có thể cần có sự chuẩn bị, do “đây là một phần công tác lên kế hoạch và chuẩn bị vô cùng quan trọng cho một biến thể mà tôi nghĩ là nhiều khả năng sẽ lây lan vào Anh ở một thời điểm nào đó”.
* Trong nỗ lực nhằm đối phó với biến thể B.1.1.529, Văn phòng tổng thống Philippines cho biết, nước này đã đình chỉ các chuyến bay quốc tế đến từ Nam Phi và các quốc gia khác có hoặc có khả năng xuất hiện ca nhiễm biến thể mới này. Cụ thể, các chuyến bay và hành khách đến từ Nam Phi, Botswana, Namibia, Zimbabwe, Lesotho, Eswatini và Mozambique đã bị cấm cho đến ngày 15/12.
* Cùng ngày, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hong Kong (Trung Quốc) thông báo sẽ cấm du khách không phải cư dân Hong Kong tới từ 8 quốc gia miền Nam châu Phi nhập cảnh vào vùng lãnh thổ này nếu họ từng ở những quốc gia đó trong vòng 21 ngày qua.
Biện pháp trên có hiệu lực từ ngày 27/11, áp dụng với những người tới từ các nước Nam Phi, Botswana, Eswatini, Lesotho, Malawi, Mozambique, Namibia và Zimbabwe. Chính quyền Hong Kong nêu rõ: “Cùng với Nam Phi, vốn đã được xác định là địa điểm có nguy cơ cao, du khách không phải cư dân Hong Kong từng ở các địa điểm này trong vòng 21 ngày sẽ không được phép nhập cảnh Hong Kong”.
Biến thể mới có tên B.1.1.529, được cho là có khả năng lây nhiễm và kháng kháng thể mạnh hơn các biến thể trước đây. Các trường hợp đầu tiên mắc biến thể B.1.1.529 được ghi nhận tại Botswana vào ngày 11/11. Ba ngày sau đó, Nam Phi ghi nhận trường hợp đầu tiên. Các nhà khoa học cho rằng biến thể mới này của virus SARS-CoV-2 có số lượng đột biến rất cao và có nguy cơ gây ra các đợt bùng phát dịch trong tương lai bằng cách né tránh hệ miễn dịch của cơ thể.
Bỉ là nước châu Âu đầu tiên ghi nhận ca nhiễm biến thể mới B.1.1.529
Ngày 26/11, Bỉ thông báo đã phát hiện ca đầu tiên tại châu Âu nhiễm siêu biến thể B.1.1.529 của virus SARS-CoV-2.
Đó là một người chưa được tiêm phòng, vừa trở về từ nước ngoài.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Antwerp, Bỉ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phát biểu tại họp báo, Bộ trưởng Y tế Frank Vandenbroucke cho biết: "Chúng tôi đã xác nhận một ca nhiễm biến thể này".
B.1.1.529 là biến thể mới nhất được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi ngày 25/11. Đây là biến thể có số lượng đột biến rất cao, cũng đã được phát hiện ở Botswana và Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) trong số những du khách đến từ Nam Phi. Điều mà các nhà khoa học quan ngại là B.1.1.529 có thể tránh được phản ứng miễn dịch của cơ thể và có khả năng lây nhiễm cao.
Lo ngại về tác động của siêu biến thể trên, Đan Mạch đã ra lệnh cấm đi lại không thiết yếu đến Nam Phi và các nước châu Phi khác nhằm tránh lây lan biến thể mới.
Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Tây Ban Nha Carolina Darias cho biết nước này sẽ quyết định hạn chế các chuyến bay từ Nam Phi và Botswana, sau khi nhiều nước châu Âu khác đã có quyết định tương tự. Bà Darias không cho biết chi tiết thời điểm quyết định trên có hiệu lực, song một cuộc họp nội các để thông qua quyết định này đã được lên kế hoạch vào ngày 30/11. Theo Bộ trưởng Darias, người đến từ các nước có nguy cơ cao sẽ phải trình bằng chứng đã tiêm phòng hoặc xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2.
Thông báo trên được đưa ra sau khi Ủy ban châu Âu (EC) khuyến cáo một lệnh cấm trên toàn châu Âu đối với người đến và đi Nam Phi do số ca nhiễm biến thể B.1.1.529 tại Nam Phi đang tăng nhanh.
Anh lo ngại biến thể mới ở Nam Phi có thể làm tổn hại nỗ lực chống dịch COVID-19 Ngày 25/11, Anh bày tỏ lo ngại biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đang lây lan ở Nam Phi có thể làm giảm hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19 và làm tổn hại các nỗ lực chống đại dịch. Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Cambridge, Anh. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Cơ quan An ninh...