EU gỡ bỏ toàn bộ thuế, hạn ngạch đối với nông sản nhập khẩu từ Moldova
Liên minh châu Âu (EU) ngày 20/7 đã quyết định miễn hoàn toàn các nghĩa vụ thuế và hạn ngạch đối với các mặt hàng nông sản nhập khẩu từ Moldova.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, quyết định trên của EU sẽ kéo dài và mở rộng chế độ ưu đãi hiện hành thêm một năm đến ngày 24/7/2024. Nghị quyết liên quan đã được Hội đồng châu Âu thông qua.
Bộ trưởng Công thương và Du lịch Tây Ban Nha – quốc gia là đương kim Chủ tịch luân phiên EU, ông Hector Gómez cho biết việc gia hạn và mở rộng các biện pháp nhằm bảo đảm hơn nữa các luồng thương mại hiện có từ Moldova sang EU, giúp hỗ trợ nền kinh tế Moldova.
Các loại thuế do EU áp đối với nông sản nhập khẩu từ Moldova chỉ dành cho 7 mặt hàng gồm mận, nho nguyên chùm, táo, cà chua, tỏi, anh đào và nước ép nho. Quyết định vừa thông qua sẽ đình chỉ tất cả các hạn ngạch thuế quan đối với các sản phẩm còn lại trong vòng một năm.
Video đang HOT
Trong năm vừa qua EU dự kiến chỉ thất thu hải quan khoảng 300.000 euro mỗi năm, do đó tác động từ quyết định này đối với các nguồn lực của EU sẽ rất hạn chế. Các biện pháp tự do hóa thương mại hiện hành có hiệu lực đến hết ngày 24/7/2023, đã giúp Moldova chuyển hướng xuất khẩu qua EU.
Theo số liệu thống kê chính thức, xuất khẩu từ Moldova sang EU trong năm 2022 đạt 2,6 tỉ euro, tăng đáng kể so với mức 1,8 tỉ euro của năm 2021.
Nghị viện châu Âu cảnh báo Hungary 'không phù hợp' giữ chức Chủ tịch luân phiên EU
Việc Hungary nhiều lần vi phạm luật pháp EU khiến nước này "không phù hợp" để giữ chức Chủ tịch luân phiên của khối vào năm 2024, Nghị viện châu Âu cảnh báo trong một nghị quyết sẽ được thông qua trong tuần này.
Nghị viện châu Âu tiếp tục gây áp lực lên Hungary. Ảnh: Hungarytoday.hu
Nghị quyết, được sự ủng hộ của ba đảng chính của Nghị viện châu Âu, Đảng Nhân dân châu Âu (EPP) trung hữu, Đảng Xã hội và Dân chủ, và châu Âu Đổi mới tự do, cũng như các đảng Xanh và Cánh tả.
Chính phủ Hungary sẽ giữ chức Chủ tịch luân phiên UE trong sáu tháng kể từ tháng 7/2024, chưa đầy một tháng sau cuộc bầu cử châu Âu tiếp theo. Mặc dù chức chủ tịch luân phiên có ít ảnh hưởng chính trị nhưng nhưng nó chịu trách nhiệm định hình việc đàm phán các luật của EU.
Nghị quyết trên "đặt câu hỏi làm thế nào Hungary có thể hoàn thành nhiệm vụ này một cách đáng tin cậy vào năm 2024, do nước này không tuân thủ luật pháp và các giá trị EU".
Tiếp đó, nghị quyết kêu gọi các chính phủ EU "tìm ra giải pháp thích hợp càng sớm càng tốt" và "nhắc lại rằng Nghị viện có thể thực hiện các biện pháp thích hợp nếu không tìm được giải pháp như vậy".
Nghị quyết cũng cáo buộc Hungary "tham nhũng" và "lên án các chiến dịch truyền thông chống EU của Hungary, vốn là một phần trong chiến lược của chính quyền chuyển hướng sự chú ý khỏi việc họ không tuân thủ các giá trị EU".
Đáp lại, người phát ngôn của chính phủ Hungary Zoltan Kovacs đã chỉ trích Nghị viện châu Âu đưa ra "một cáo buộc cũ rích, mệt mỏi rằng Hungary vi phạm các nguyên tắc cơ bản của EU và do đó không thể đảm nhận cương vị chủ tịch luân phiên".
"Nhưng chúng tôi biết lý do thực sự: họ không thích lập trường ủng hộ hòa bình của Hungary và tìm cách đẩy chúng tôi vào xung đột," ông Kovacs nói thêm, ám chỉ lập trường của Hungary về cuộc xung đột Nga-Ukraine, nơi đã chứng kiến Budapest bỏ phiếu chống lại các biện pháp trừng phạt nhằm vào Moskva và phản đối viện trợ quân sự cho Kiev.
Về phần mình, Bộ trưởng Tư pháp Hungary Judit Varga tuyên bố: "Chúng tôi sẽ không để họ lấy đi cơ hội như vậy của Hungary. Quyết định về việc ai sẽ giữ chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng châu Âu đã được Hội đồng nhất trí đưa ra. Trong số những người thực sự được giao bất kỳ vai trò nào trong quá trình này, không ai nghĩ rằng Hungary không nên đảm nhận vị trí chính đáng của mình. Chúng tôi vẫn liên lạc hàng ngày với Tổng thư ký của Hội đồng châu Âu và chúng tôi đang chuẩn bị cho cương vị này".
Theo bà Varga, chức Chủ tịch luân phiên EU là "cơ hội tuyệt vời không chỉ để làm cho vị thế và hình ảnh của Hungary được nâng cao ở các quốc gia thành viên EU, mà còn định hình tương lai của châu Âu. Trong bối cảnh này, Chủ tịch luân phiên EU của Hungary sẽ có ba ưu tiên chính: nhân khẩu học, khả năng cạnh tranh và tương lai của chính sách gắn kết".
Chính phủ Hungary do Thủ tướng Viktor Orbán lãnh đạo đã có xung đột gần như thường xuyên với các thể chế EU trong những năm gần đây, chủ yếu là do tranh chấp về độc lập tư pháp, tự do báo chí và xã hội dân sự cũng như pháp quyền.
Do đó, Ủy ban châu Âu cũng đã giữ lại hàng tỷ euro từ quỹ phục hồi sau đại dịch COVID-19 của khối, mặc dù Hungary là một trong những nước nhận tài trợ ròng lớn nhất của EU.
Tổng thống Moldova đề cử thủ tướng mới thân EU sau khi chính phủ sụp đổ Moldova đã được cấp tư cách ứng cử viên EU vào tháng 6 năm ngoái, nhưng đã phải đối mặt với áp lực mạnh mẽ từ Moskva. Tổng thống Moldova Maia Sandu. Ảnh: EPA Tổng thống Moldova Maia Sandu ngày 10/2 đã đề cử một thủ tướng mới để duy trì nước này đi theo quỹ đạo thân EU ngay khi chính phủ...