EU gia hạn sử dụng thuốc diệt cỏ glyphosate thêm 10 năm
Ngày 16/11, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo cho phép sử dụng thuốc diệt cỏ glyphosate tại khối này thêm 10 năm, qua đó phá vỡ bế tắc giữa các nước EU đang tranh cãi về độ an toàn khi sử dụng glyphosate.
Thuốc diệt cỏ được bán tại Glendale, California, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/ TTXVN
Glyphosate là một trong những loại thuốc diệt cỏ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, nhưng các ý kiến phản đối sử dụng sản phẩm này chỉ ra bằng chứng Glyphosate có thể gây ung thư cho con người và nguy cơ đối với đa dạng sinh học.
Năm 2015, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã phân loại glyphosate là chất “có thể gây ung thư”, làm dấy lên lo ngại về việc tiếp tục sử dụng sản phẩm này. Thời hạn hết phép sử dụng Glyphosate tại EU là tháng 12/2022, nhưng EU đã gia hạn đến ngày 15/12/2023 để chờ kết quả của một nghiên cứu khoa học về loại thuốc này.
Video đang HOT
Tháng 7/2023, Cơ quan an toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) kết luận không phát hiện bất kỳ quan ngại nghiêm trọng nào cản trở việc cấp phép lại cho glyphosate. Tuy nhiên, EFSA lưu ý cơ quan này chưa có đầy đủ dữ liệu khi đưa ra kết luận trên. EC xem kết luận của EFSA là cơ sở để quyết định tiếp tục cho phép sử dụng glyphosate đến tháng 12/2033.
Theo EC, trong cuộc bỏ phiếu của các nước thành viên EU vào tháng 10 và cuộc bỏ phiếu cuối cùng của ủy ban kháng cáo ngày 16/11 vừa qua (trong đó Pháp, Đức, Italy, Bỉ, Hà Hà Lan bỏ phiếu trắng và các nước Áo, Croatia, Luxembourg bỏ phiếu chống), tỷ lệ ủng hộ hoặc phản đối đều không đạt đa số cần thiết, khiến vấn đề này rơi vào bế tắc.
Trong thông báo mới, người phát ngôn của EC Eric Mamer cho biết do các quốc gia thành viên vẫn bất đồng nên EC quyết định gia hạn sử dụng glyphosate thêm 10 năm với một số điều kiện và hạn chế mới.
Theo đó, cần đảm bảo có các vùng đệm xung quanh các cánh đồng phun glyphosate và có thiết bị ngăn thuốc phun lan sang các khu vực khác. Bên cạnh đó, EC yêu cầu các nước EU đặc biệt chú ý đến những tác động đối với môi trường khi sử dụng thuốc diệt cỏ này.
Tòa án Tối cao Mỹ bác đơn kháng cáo liên quan đến thuốc diệt cỏ Roundup
Tòa án Tối cao Mỹ ngày 21/6 đã bác đơn kháng cáo của công ty Monsanto thuộc tập đoàn dược phẩm Bayer liên quan đến phán quyết trước đó của một tòa án California rằng sản phẩm thuốc diệt cỏ Roundup của hãng gây ung thư.
Thuốc diệt cỏ Roundup của hãng Monsanto được bày bán tại một cửa hàng ở Glendale, bang California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuyên bố của tòa không giải thích lí do tại sao không tiếp nhận đơn kháng cáo của Monsanto về phán quyết yêu cầu hãng phải bồi thường 25 triệu USD cho nguyên đơn Edwin Harderman, do ông này đã mắc ung thư sau khi sử dụng Roundup trong nhiều năm. Quyết định của Tòa án Tối cao Mỹ là đòn giáng mạnh đối với tập đoàn dược phẩm Đức trong nỗ lực pháp lý nhằm ngăn chặn khoảng 31.000 đơn kiện liên quan đến Roundup.
Trong một tuyên bố, Bayer khẳng định không nhất trí với quyết định của Tòa án Tối cao Mỹ. Trong khi đó, luật sư của các nguyên đơn đã hoan nghênh quyết định trên, khẳng định sẽ mở ra con đường rõ ràng cho những người muốn kiện Monsanto để nhận bồi thường do các vấn đề liên quan đến sức khỏe. Luật sư Matthew Stubbs của công ty luật Duncan Stubbs cho biết sẽ tiếp tục đại diện cho hàng nghìn nguyên đơn liên quan đến Roundup, với một loạt vụ kiện ra tòa trong những tháng tới.
Tập đoàn Bayer đã mua lại Monsanto vào năm 2018 trong thương vụ trị giá 63 tỷ USD, đồng thời "thừa hưởng" những rắc rối pháp lý liên quan đến thuốc diệt cỏ Roundup của công ty này. Hồi tháng 1, nhiều cổ đông của chính Bayer cũng đã đệ đơn lên một tòa án Đức yêu cầu hãng phải bồi thường 2,2 tỷ euro thiệt hại do những rắc rối sau thương vụ Monsanto.
Tại Mỹ, Bayer đã ký một thỏa thuận dàn xếp trị giá 10 tỷ USD với các nguyên đơn kiện Monsanto vào tháng 6/2020. Các bên cũng nhất trí bổ sung 2 tỷ USD để dàn xếp các vụ kiện trong tương lai. Tuy nhiên, điều khoản này đã bị một thẩm phán ở California bác bỏ. Trong nỗ lực nhằm chấm dứt các rắc rối pháp lí, Bayer đã đưa ra một kế hoạch 5 điểm vào mùa Hè năm 2021, khẳng định nếu thua vụ kiện Harderman tại Tòa án Tối cao Mỹ, tập đoàn này sẽ bắt đầu thảo luận với các nguyên đơn không nằm trong thỏa thuận năm 2020.
Sau quyết định mới nhất của Tòa án Tối cao Mỹ, giá trị cổ phiếu của Bayer đã giảm 2% trong phiên giao dịch 21/6.
Các nhà khoa học tìm ra thêm 'thủ phạm' làm giảm lượng tinh trùng Theo phân tích mới dựa trên các nghiên cứu liên quan trong vòng 50 năm qua, thuốc diệt trừ sâu bọ được sử dụng tại nhà hay vườn cây và bám vào thực phẩm đang góp phần làm giảm đáng kể số lượng tinh trùng của đàn ông trên toàn thế giới. Các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên chú ý đến...