EU gia hạn cơ chế kiểm soát xuất khẩu vaccine
Liên minh châu Âu (EU) sẽ gia hạn cơ chế kiểm soát và có thể hạn chế việc xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19 của khối này cho đến cuối năm 2021, thay vì hạn chót vào cuối tháng 9. Đây là thông báo được giới chức EU đưa ra ngày 29/9.
Cờ Liên minh châu Âu và vaccine phòng dịch COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó hồi đầu tuần, Ủy ban châu Âu đã đề nghị gia hạn cơ chế trên. Ban đầu toàn bộ các nước thành viên EU không ủng hộ đề xuất này do chiến dịch tiêm vaccine ngừa COVID-19 được triển khai khá nhanh và không còn tình trạng thiếu vaccine như trong 6 tháng đầu năm. Tuy nhiên, do chưa chắc chắn về việc đảm bảo các mũi vaccine tăng cường trong bối cảnh các biến thể mới lây lan, nên các nước sẽ phải duy trì một số biện pháp kiểm soát xuất khẩu.
Cùng ngày, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đã ra khuyến cáo y tế về việc tăng cường tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho phụ nữ có thai hoặc đang dự định có thai nhằm ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh nặng và tử vong.
Theo CDC Mỹ, số liệu thống kê cho thấy hiện chỉ có 31% phụ nữ có thai được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Mặc dù tỷ lệ phụ nữ có thai được tiêm vaccine đã tăng lên song vẫn thấp hơn so với mức chung. Tháng 8 vừa qua, CDC Mỹ cũng đưa ra khuyến cáo tiêm vaccine cho phụ nữ có thai dựa trên phân tích cho thấy vaccine ngừa COVID-19 không làm tăng nguy cơ tử vong. Trong khi đó, khoảng 97% phụ nữ mang thai nhập viện do mắc COVID-19 chưa tiêm vaccine phòng bệnh.
Cũng trong ngày 29/9, Thủ tướng Canada Justin Trudeau khuyến cáo người dân cần tiêm vaccine nếu muốn đi lại trong nước bằng máy bay, tàu hỏa liên bang. Thủ tướng cũng cho biết thêm rằng việc chấm dứt đại dịch COVID -19 sẽ là trọng tâm ưu tiên hàng đầu của chính phủ do ông lãnh đạo, các trọng tâm ưu tiên tiếp theo là biến đổi khí hậu và các vấn đề về chi phí sinh hoạt.
Video đang HOT
Theo phóng viên TTXVN tại Ottawa, Thủ tướng Trudeau khẳng định chính phủ sẽ thực hiện tất cả cam kết liên quan đến vấn đề vaccine phòng COVID- 9 mà đảng Tự do của ông đã đưa ra trước và trong suốt quá trình bầu cử.
Tháng trước, Chính phủ Canada đã thông báo xây dựng quy định về tiêm vaccine phòng COVID-19 bắt buộc đối với việc đi lại trong nội địa, đồng thời cũng sẽ áp dụng đối với đi lại bằng tàu biển.
Singapore nâng cấp cơ sở chăm sóc cộng đồng
Ngày 20/9, Bộ Y tế Singapore (MOH) thông báo một hạng mục cơ sở chăm sóc cộng đồng (CCF) mới sẽ được thiết lập để điều trị cho những bệnh nhân mắc COVID-19 thể nhẹ, nhưng tình trạng sức khỏe tiềm ẩn nguy cơ cần được theo dõi chặt chẽ hơn.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, quyết định trên nhằm giảm tải cho các bệnh viện trong bối cảnh số ca mắc mới COVID-19 tại đảo quốc này đang tăng mạnh trong hai tuần gần đây, đặc biệt hai ngày vừa qua liên tiếp ghi nhận trên 1.000 ca/ngày. Theo đó, bệnh viện chỉ điều trị cho những bệnh nhân COVID-19 cần được chăm sóc y tế chuyên khoa chặt chẽ - như điều trị tích cực ICU hoặc người bệnh phải thở oxy.
Trong khi đó, bệnh nhân được chăm sóc tại các CCF nâng cấp này bao gồm những người cao tuổi có triệu chứng nhẹ nhưng mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, thần kinh hoặc hô hấp. Mặc dù những bệnh nhân này không có nguy cơ bệnh diễn biến xấu đến mức cần bổ sung oxy hoặc chăm sóc đặc biệt, nhưng họ sẽ cần theo dõi chặt chẽ hơn về các tình trạng bệnh trước đó cũng như các dấu hiệu lâm sàng sớm nào về việc bệnh chuyển biến nặng.
Theo MOH, tại các cơ sở CCF mới sẽ có nhiều nhân viên y tế và điều dưỡng hơn, qua đó bệnh nhân sẽ được "chăm sóc y tế toàn diện hơn".
CCF đầu tiên dành cho bệnh nhân COVID-19 được nâng cấp là tại Viện dưỡng lão NTUC Health ở khu Tampines. Cơ sở này sẽ bắt đầu hoạt động vào ngày 23/9 tới với 250 giường. Một số CCF - dành cho những bệnh nhân nhẹ - cũng sẽ có một tỷ lệ giường nhất định được chuyển đổi sang loại nâng cấp.
MOH cho biết thêm khi có nhiều bệnh nhân COVID-19 hơn cần chuyển đến CCF, Bộ sẽ khởi động các dịch vụ 24/24h. Trước đó, MOH cũng khuyến cáo người dân có các triệu chứng nhẹ không nên đến các Khoa cấp cứu và tai nạn trong bệnh viện mà thay vào đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ đa khoa tại phòng khám Swab và Send Home. Họ chỉ nên đến các cơ sở y tế này khi được bác sĩ tư vấn hoặc nếu có các triệu chứng nghiêm trọng như đau ngực hoặc khó thở.
* Cũng tại châu Á, cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Mansukh Mandaviy thông báo từ quý IV/2021, nước này sẽ nối lại xuất khẩu vaccine ngừa COVID-19, trong đó ưu tiên hàng đầu cho các quốc gia láng giềng.
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Mansukh Mandaviya nêu rõ sản lượng vaccine hằng tháng của quốc gia này đã tăng gấp đôi và dự kiến sẽ tăng gấp bốn lần lên hơn 300 triệu liều vào tháng tới. Số lượng vaccine tăng thêm sẽ được xuất khẩu và ưu tiên cho các quốc gia láng giềng.
Ấn Độ là nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, vào tháng 4 năm nay, nước này đã ngừng xuất khẩu các lô vaccine ngừa COVID-19 để tập trung cho chiến dịch tiêm chủng trong nước. Theo hãng tin Reuters, Ấn Độ đang xem xét sớm nối lại xuất khẩu vaccine, vì phần lớn người trưởng thành ở nước này đã được chủng ngừa và nguồn cung vaccine đã tăng. Ấn Độ đã tặng hoặc bán 66 triệu liều cho gần 100 quốc gia trước khi ngừng xuất khẩu.
* Tại châu Âu, một người phát ngôn của Chính phủ Đức cho biết chính phủ nước này không đặt thời hạn dỡ bỏ các quy định giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn dịch COVID-19 do chưa rõ liệu đại dịch có bùng phát trở lại vào mùa Đông này hay không.
Theo Viện Robert Koch về các bệnh truyền nhiễm, ngày 20/9, Đức ghi nhận 3.736 ca mắc mới COVID-19 và tỷ lệ nhiễm bệnh trung bình trong 7 ngày qua là 71/100.000 người.
Nga sản xuất vaccine của AstraZeneca để xuất khẩu Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Công Thương Vasily Osmakov ngày 17/9 cho biết công ty dược phẩm Nga R-Pharm đã bắt đầu sản xuất vaccine ngừa COVID-19 theo giấy phép của Đại học Oxford và AstraZeneca phục vụ cho mục đích xuất khẩu. Vaccine ngừa COVID-19 của Oxford/AstraZeneca. Ảnh: Yonhap/TTXVN Đối với thị trường trong nước, ông Osmakov cho biết đã đảm bảo...