EU ‘đóng băng’ khối tài sản trị giá 13,8 tỷ USD của Nga
Ủy viên Tư pháp Liên minh châu Âu (EU) Didier Reynders ngày 12/7 cho biết EU đã “đóng băng” khối tài sản của Nga trị giá 13,8 tỷ USD kể từ khi “xứ bạch dương” tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine ngày 24/2.
Phát biểu trước báo giới tại Praha, CH Czech (Séc), ông Reynders cho hay hiện tại EU đã đóng băng tài sản của các nhà tài phiệt và các đơn vị khác với trị giá 13,8 tỷ euro (13,8 tỷ USD), trong đó hơn 12 tỷ euro đến từ năm quốc gia thành viên. Ông Reynders từ chối nêu tên năm quốc gia, nhưng nói thêm rằng ông mong muốn các quốc gia khác trong khối 27 thành viên sẽ sớm tăng cường các nỗ lực của họ.
Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner thông báo vào giữa tháng Sáu nước này đã đóng băng khối tài sản trị giá 4,48 tỷ euro của Nga. Cuối tháng Sáu, một lực lượng đặc nhiệm trừng phạt quốc tế cho biết các thành viên của họ, bao gồm một số nước EU, đã phong tỏa khối tài sản trị giá 30 tỷ USD của các nhà tài phiệt và quan chức Nga.
Lực lượng đặc nhiệm đa phương REPO cho biết các thành viên của tổ chức này, bao gồm Mỹ, Canada, Vương quốc Anh, Nhật Bản và các đồng minh khác, đã phong tỏa khối tài sản trị giá 300 tỷ USD thuộc sở hữu của Ngân hàng Trung ương Nga.
Cho đến nay, EU đã thông qua sáu vòng trừng phạt đối với Nga, trong đó có lệnh cấm đối với phần lớn dầu nhập khẩu từ Nga đã được thông qua vào đầu tháng Sáu.
Thống kê cho thấy có tổng cộng 98 doanh nghiệp Nga và 1.158 cá nhân Nga đã chứng kiến tài sản của họ bị đóng băng và bị cấm nhập cảnh vào EU.
Video đang HOT
Anh sắp đóng băng tài sản của trên 100 nhà tài phiệt và cá nhân Nga
Hàng trăm nhà tài phiệt, tổ chức và cá nhân Nga sẽ phải hứng chịu các lệnh trừng phạt từ Chính phủ Anh sau khi Anh thông qua một dự luật nhằm vào tài sản, tiền bạc của các đối tượng này.
Ông Roman Abramovich. Ảnh: Dailymail
Theo tờ Dailymail, các biện pháp trừng phạt sẽ khiến tài sản của những đối tượng trên bị đóng băng trong bối cảnh Chính phủ Anh cũng chuẩn bị áp thuế đối với một số mặt hàng Nga, trong đó có rượu vodka và trứng cá muối.
Trong khi Mỹ và Liên minh châu Âu hành động khá nhanh trong trừng phạt các nhà tài phiệt Nga thì Chính phủ Anh dường như chậm hơn. Dưới sức ép đó, Quốc hội Anh đã nhanh chóng đưa ra các luật mới nhằm vào tài sản, tiền bạc của giới tài phiệt Nga.
Hoàng gia Anh đã tán thành Đạo luật về Tội phạm Kinh tế, trong khi Hạ viện Anh đã làm việc tới quá nửa đêm để đảm bảo các biện pháp này trở thành luật.
Chính phủ Anh dự kiến công bố thêm các biện pháp trừng phạt để đáp trả chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine.
Theo dự luật, Anh sẽ thiết lập một hệ thống mới để đăng ký các thực thể nước ngoài, yêu cầu chủ sở hữu bất động sản người nước ngoài ở Anh phải khai báo danh tính thật. Hệ thống đăng ký sẽ phải cập nhật hàng năm và sẽ có hình phạt đối với ai không khai báo chi tiết hoặc gửi thông tin sai. Ai vi phạm sẽ bị đóng băng tài sản và không thể bán hoặc cho thuê tài sản.
Các bộ trưởng Anh đã cam kết thực thi nhanh chóng các biện pháp trong Đạo luật nói trên khi nó được thông qua và cập nhật cho Quốc hội về tiến độ thực hiện trong vòng sáu tuần.
Chính quyền Anh cam kết sẽ có thêm luật để xử lý tội phạm kinh tế trong phiên họp quốc hội tiếp theo và xem xét cẩn thận các sửa đổi.
Theo dự luật, thực thể nước ngoài nào đã thu xếp các bất động sản từ ngày 28/2 năm nay phải cung cấp thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi.
Dự luật trên sẽ giúp Chính phủ Anh dễ dàng hơn trong áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào các nhà tài phiệt Nga liên quan cuộc chiến ở Ukraine.
Ngoại trưởng Anh Liz Truss dự kiến nêu tên hàng trăm cá nhân và tổ chức có liên hệ với Nga sẽ được thêm vào danh sách những đối tượng chịu lệnh trừng phạt của Anh.
Kể từ đầu cuộc xung đột Nga-Ukraine, Anh đã nhắm vào một số cá nhân và tổ chức nổi tiếng có quan hệ với Nga, trong đó có cả chủ sở hữu của câu lạc bộ bóng đá Chelsea là ông Roman Abramovich.
Theo từ Times, Chính phủ Anh cũng dự kiến áp thuế trị giá 5 tỷ bảng đối với rượu vodka, lông thú và các hàng hóa khác của Nga trong khuôn khổ lệnh trừng phạt mới.
Kể từ ngày 15/3, Anh sẽ cấm rượu vodka của Nga để thực hiện các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga. Các mặt hàng xa xỉ khác của Nga như trứng cá muối và kim cương cũng sẽ bị cấm.
Theo tờ The Sun, Anh sẽ đánh thuế đối với các giao dịch bán siêu xe, xì gà và các mặt hàng xa xỉ khác cho Nga và đây là một động thái phối hợp với các quốc gia EU và G7 nhằm gây áp lực cho Nga.
Tiến trình thông qua dự luật trên được đẩy nhanh sau khi tuần trước, Ngoại trưởng Liz Truss tuyên bố Anh đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 400/450 thành viên Duma Quốc gia Nga. Tất cả những người bị trừng phạt đã bị cấm nhập cảnh Anh và họ sẽ không thể tiếp cận tài sản nào mà họ có ở Anh. Họ cũng đã bị cấm hoạt động kinh doanh tại Anh.
Ông Mikhail Fridman và Petr Aven. Ảnh: Dailymail
Các cá nhân có thể bị nhắm mục tiêu gồm các nhà tài phiệt Mikhail Fridman và Petr Aven - hai chủ sở hữu công ty Holland & Barrett.
Theo tờ Times, các quan chức cấp cao và chỉ huy quân sự Nga, kể cả phát ngôn viên Dmitry Peskov của Tổng thống Nga Vladimir Putin, cũng có thể phải chịu trừng phạt.
Trong khi đó, EU đã thông qua các biện pháp trừng phạt nhằm vào các cá nhân và công ty của Nga. Đây là gói biện pháp trừng phạt thứ 4 của EU đối với Nga. Gói trừng phạt thứ 4 còn bao gồm kế hoạch cấm nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu trong lĩnh vực sắt thép, cấm xuất khẩu hàng hóa xa xỉ, trong đó có xe ô tô trị giá trên 50.000 euro và lệnh cấm đầu tư vào các công ty dầu mỏ và lĩnh vực năng lượng.
Phát biểu sau cuộc họp của nhóm các bộ trưởng tài chính Khu vực Đồng tiền chung châu Âu (Eurogroup), Chủ tịch Eurogroup Paschal Donohoe khẳng định các nước trong khu vực sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình và điều chỉnh chính sách tài chính nếu cầu nhằm làm giảm thiểu tác động của việc Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại miền Đông Ukraine. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì sự linh hoạt trong phản ứng chính sách trước những yếu tố bất ổn và rủi ro.
cheNgười đứng đầu Eurogroup nêu rõ do nền kinh tế châu Âu vẫn đang trong giai đoạn phục hồi tốt sau đại dịch, do đó khu vực này có thể chống chọi với những tác động đầu tiên của cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Mỹ: Các tổ chức tài chính có thể chuyển tiền gửi cá nhân tới Afghanistan Một người phát ngôn của Bộ Tài chính Mỹ ngày 2/9 cho biết Bộ này đã thông báo với các tổ chức tài chính rằng họ có thể chuyển tiền gửi cá nhân tới Afghanistan. Người dân đợi rút tiền trước một ngân hàng ở Kabul, Afghanistan, ngày 21/8/2021. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Thông tin nói trên có thể mang lại một số...