EU đề nghị TikTok xử lý thông tin sai lệch về xung đột Hamas – Israel
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, Ủy viên phụ trách vấn đề công nghiệp của Liên minh châu Âu (EU), ông Thierry Breton ngày 12/10 cho biết nền tảng xã hội TikTok có 24 giờ để trình bày chi tiết các biện pháp của họ nhằm xử lý vấn đề thông tin sai lệch liên quan đến cuộc xung đột Hamas – Israel.
Biểu tượng TikTok trên màn hình điện thoại. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong thư đề nghị, ông Breton cho biết có dấu hiệu cho thấy có nội dung không phù hợp và sai lệch được lan truyền trên nền tảng xã hội TikTok ở EU. Theo Ủy viên của EU, các quy định về kiểm duyệt nội dung đã được quy định rõ ràng trong Đạo luật dịch vụ kỹ thuật số EU (DSA) và ông cũng đưa ra những nghĩa vụ mà TikTok cần đáp ứng trong thư đề nghị.
Đạo luật DSA của EU đã chính thức có hiệu lực vào tháng 8 năm nay. Đây là đạo luật mang tính bước ngoặt nhằm ngăn chặn nội dung bất hợp pháp và có hại. Các công ty công nghệ lớn vi phạm có thể bị phạt 6% doanh thu hằng năm.
Trước đó, EU cũng đã gửi thư yêu cầu nền tảng mạng xã hội X (trước đây là Twitter) và tập đoàn Meta, chủ quản mạng xã hội Facebook, xử lý các thông tin sai lệch trong bối cảnh gia tăng các bài đăng trực tuyến giả mạo và sai sự thật liên quan đến xung đột Hamas – Israel.
Video đang HOT
EU cảnh báo cấm Twitter trên toàn khối
Liên minh châu Âu cảnh báo sẽ cấm Twitter trên toàn khối nếu nền tảng mạng xã hội này không tuân thủ các quy định mới về chống thông tin sai lệch.
EU cảnh báo nền tảng mạng xã hội thuộc sở hữu của tỷ phú Elon Musk có thời hạn đến ngày 25/8 để tuân thủ luật thông tin sai lệch mới của khối. Ảnh: AP
Twitter sẽ bị cấm trên toàn Liên minh châu Âu (EU) nếu nền tảng mạng xã hội này không tuân thủ các quy định mới về chống thông tin sai lệch. Đây là cảnh báo được Bộ trưởng Viễn thông và Chuyển đổi kỹ thuật số Pháp Jean-Noel Barrot đưa ra ngày 29/5 trong bối cảnh Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) của EU sẽ có hiệu lực đầy đủ vào ngày 25/8.
"Thông tin sai lệch là một trong những mối đe dọa nghiêm trọng nhất đè nặng lên các nền dân chủ của chúng ta", Bộ trưởng Barrot nói với đài phát thanh France Info. "Tôi hy vọng rằng Twitter tuân thủ các quy tắc của Châu Âu trước ngày 25/8. Nếu không, họ sẽ không còn được chào đón ở châu Âu nữa. Twitter, nếu liên tục không tuân theo các quy tắc của chúng tôi, sẽ bị cấm ở EU", ông Barrot nhấn mạnh.
Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số yêu cầu các công cụ tìm kiếm và nền tảng lớn, chẳng hạn như Twitter, YouTube và TikTok, ban hành các biện pháp để giảm thiểu "thông tin sai lệch hoặc thao túng bầu cử, bạo lực mạng đối với phụ nữ hoặc gây hại cho trẻ vị thành niên qua trực tuyến". Ủy ban Châu Âu có thể phạt những người vi phạm tới 6% doanh thu hàng năm trên toàn thế giới.
Tuần trước, Ủy viên Thị trường Nội bộ EU Thierry Breton đã thông báo rằng Twitter đã rút khỏi Quy tắc Thực hành thông tin sai lệch của khối, vốn mang tính chất tự nguyện.
"Nhưng nghĩa vụ vẫn còn. Bạn có thể chạy đi nhưng không thể lẩn trốn", ông Breton nói, đồng thời cho biết thêm rằng các điều khoản của DSA sẽ "sẵn sàng để thực thi" khi đến thời hạn tuân thủ vào tháng 8.
Ông Breton khi đó cũng cảnh báo sẽ không dễ dàng bỏ qua việc tỷ phú Elon Musk rút Twitter khỏi Quy tắc thực hành tự nguyện của EU về thông tin sai lệch (CPD).
"Ngoài các cam kết tự nguyện, chống lại thông tin sai lệch sẽ là nghĩa vụ pháp lý theo Đạo luật Dịch vụ kỹ thuật số kể từ ngày 25/8", quan chức này nhắc nhở ông Musk, đề cập đến đạo luật sắp tới sẽ yêu cầu Twitter và bảy nền tảng truyền thông xã hội khác buộc phải "chống thông tin sai lệch" trong EU hoặc đối mặt với những mức tiền phạt lớn.
Twitter gia nhập CPD vào năm 2018 dưới thời cựu CEO Jack Dorsey. Trong khi CPD mang tính chất tự nguyện, thì đạo luật DSA đề ra quy tắc ứng xử bắt buộc đối với các nền tảng trực tuyến, lập luận rằng họ phải chịu trách nhiệm đảm bảo môi trường internet an toàn cho nền dân chủ nếu không sẽ phải đối mặt với những hậu quả tài chính nghiêm trọng. Twitter có ba tháng để tuân thủ các nghĩa vụ của mình.
Trên thực tế, Twitter đã triển khai các quy tắc về chống thông tin sai lệch từ trước khi tỷ phú Musk mua lại nền tảng này vào năm ngoái. Tuy nhiên, giới chức EU yêu cầu họ phải tăng cường đáng kể việc kiểm duyệt nội dung và "giải quyết thông tin sai lệch một cách quyết đoán".
Sau khi mua lại Twitter vào năm ngoái, tỷ phú công nghệ Elon Musk cũng đã cam kết sẽ loại bỏ khỏi nền tảng các thông tin sai lệch và nội dung thù địch, nhưng cũng đề cao quyền tự do ngôn luận và mang lại sự minh bạch hơn.
"Nền tảng này cố gắng trở thành nguồn thông tin ít sai sự thật nhất", ông Musk viết trên Twitter vào đầu tháng 5.
Đồng thời, đầu tháng này, Twitter đã đáp ứng yêu cầu của chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ về việc hạn chế quyền truy cập vào một số tài khoản trong những tuần trước cuộc bầu cử tổng thống và tổng tuyển cử ở nước này. Ông Musk bảo vệ quyết định này bằng cách nói rằng ông muốn tránh việc Twitter bị đóng cửa hoàn toàn ở Thổ Nhĩ Kỳ.
"Chúng tôi không thể qua mặt luật pháp của một quốc gia... Nếu chúng tôi phải lựa chọn, hoặc người dùng của chúng tôi vào tù hoặc chúng tôi tuân thủ luật pháp, chúng tôi sẽ tuân thủ luật pháp", tỷ phú Elon Musk phát biểu với BBC vào tháng 4.
Nhật Bản nêu lý do không ký vào tuyên bố chung của G7 ủng hộ Israel Nhật Bản và Canada đã "bỏ phiếu trắng" với tuyên bố chung của G7 ủng hộ Israel sau các cuộc tấn công chết người của Hamas từ Gaza. Binh sĩ Israel triển khai sau các cuộc tấn công của lực lượng Hamas. Ảnh: AFP Năm thành viên G7 mới đây đã đưa ra tuyên bố chung ủng hộ Israel sau các cuộc tấn...