EU đang đổ tiền vào chương trình hạt nhân Triều Tiên?
Lương của lao động người Triều Tiên tại Liên minh châu Âu (EU) đang được chuyển về quê nhà, làm dấy lên nỗi lo khối này đang vô tình đổ tiền vào chương trình vũ khí hạt nhân của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Ba Lan và Malta là hai nước thành viên EU chấp nhận công nhân Triều Tiên làm việc trong các xưởng đóng tàu, lĩnh vực nông nghiệp và xây dựng.
Tại Ba Lan, người lao động Triều Tiên do Công ty thương mại Rungrado thuộc sở hữu của Đảng Lao động Triều Tiên gởi sang. Hồi đầu tháng 5, Bình Nhưỡng công bố ông Kim Jong-un là chủ tịch đảng Lao động Triều Tiên.
Theo tiết lộ của tạp chí Vice (Mỹ), Công ty Rungrado gửi lao động sang Ba Lan song những người này không nhận được bất cứ khoản lương nào.
Phía chính quyền Ba Lan nói rằng lao động Triều Tiên được trả lương hàng tháng bằng tiền mặt. Tuy nhiên, người lao động Triều Tiên nói rằng số tiền đi thẳng đến két sắt của công ty Triều Tiên nói trên và dĩ nhiên họ không nhận đồng nào cho đến khi về nhà sau khi hết thời gian làm việc.
Nhiều người lao động được phỏng vấn cho biết họ không hề biết mình kiếm được bao nhiêu tiền. “Thực ra, chúng tôi không biết mức lương theo giờ của mình hay thậm chí là nhận lương bao nhiêu. Chúng tôi không nhận tiền mặt, công ty giữ lấy và chúng tôi sẽ nhận được khi trở về quê” – một công nhân nói.
Video đang HOT
Công nhân Triều Tiên làm việc tại một công ty ở TP Wroclaw của Ba Lan. Ảnh: VICE
Vài năm qua, hơn 70 triệu euro của EU đã đổ vào 2 trong số những công ty đóng tàu bị cáo buộc thuê người Triều Tiên làm việc. Đáng kinh ngạc là EU lại tuyên bố không biết gì chuyện các nước thành viên thuê người lao động Triều Tiên.
Từ năm 2011 đến nay, Ba Lan đã cấp 1.972 thị thực làm việc cho công dân Triều Tiên. Dù vậy, chính quyền nước này thừa nhận nhân viên của họ có sự nhầm lẫn giữa người Triều Tiên và người Hàn Quốc.
Theo Liên Hiệp Quốc, có 50.000 người Triều Tiên làm việc trên thế giới, chủ yếu ở Nga và Qatar. Những người này đang góp 2 tỉ USD cho nền kinh tế èo uột của Bình Nhưỡng vốn gánh chịu lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế.
Một cựu nhân viên trại giam tên Ahn Ayung Chul, hiện điều hành một tổ chức viện trợ, cho biết thêm: “Công dân Triều Tiên được chọn đi làm việc ở nước ngoài cần đáp ứng hai điều kiện: hầu hết họ sống ở Bình Nhưỡng và lập gia đình. Người thân của họ bị giám sát kỹ suốt thời gian những người này làm việc ở nước ngoài”.
H.Bình (Express)
Theo_Người lao động
Ông Kim Jong-un ra lệnh dùng điện thoại Trung Quốc là phản quốc
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã ban hành lệnh trừng phạt tất cả những người Triều Tiên sử dụng điện thoại di động Trung Quốc vì tội phản quốc.
Theo NK News, động thái này nhằm chống lại việc rò rỉ thông tin nội bộ với thế giới bên ngoài, một hãng tin có trụ sở tại Seoul, chuyên tin về Bắc Triều Tiên cho biết hôm thứ Sáu (27-5).
"Ông Kim Jong-un vừa ban hành lệnh nhằm trừng trị những người sử dụng điện thoại di động của Trung Quốc và cho rằng họ là những kẻ phản quốc, thông đồng với người Hàn Quốc," NK Daily trích dẫn nguồn tin tại tỉnh Hamkyong phỉa Bắc Triều Tiên.
Ông Kim Jong-un ban lệnh trừng phạt người dùng điện thoại di động Trung Quốc (Ảnh: KCNA)
NK NEWS cho biết, các viên chức an ninh quốc gia của Triều Tiên đang theo dõi các cuộc điện thoại di động được thực hiện tại khu vực biên giới Trung Quốc suốt 24 giờ bằng cách huy động thiết bị nghe lén, xe tải quân sự và xe máy, nguồn tin cho biết thêm.
Bầu không khí ở khu vực biên giới rất căng thẳng vì cơ quan an ninh liên tục đe dọa tử hình những người liên lạc với Hàn Quốc thông qua điện thoại di động.
Triều Tiên cũng ban hành một lệnh tương tự để chấm dứt triệt để việc sử dụng điện thoại di động của Trung Quốc vào tháng 1- 2014.
PHẠM THANH THẢO
Theo PLO
Mỹ phát triển "cỗ máy chiến tranh" mới Mỹ tiếp tục lấy tên lửa Nga Trung ra đe dọa nhằm biện minh cho chương trình "chiến tranh giữa các vì sao" với vũ khí tối tân. Lấy Nga-Trung ra dọa Một trong những chương trình vũ khí đáng chú ý của Mỹ hiện nay là việc nghiên cứu và chế tạo "một cỗ máy chiến tranh mới", theo mô tả của...