EU cung cấp 700 triệu euro cho Hy Lạp nhằm chặn khủng hoảng tị nạn
Các lãnh đạo cao nhất của Liên minh châu Âu ngày 3/3 đến Hy Lạp nhằm thị sát tình hình căng thẳng liên quan đến vấn đề tị nạn.
Các lãnh đạo cao nhất của Liên minh châu Âu ngày 3/3 đến Hy Lạp nhằm thị sát tình hình căng thẳng liên quan đến vấn đề tị nạn, tuyên bố trợ giúp khẩn cấp cho Hy Lạp 700 triệu euro, đồng thời tăng cường nhân lực và phương tiện để kiểm soát biên giới nhằm chặn dòng người tị nạn từ Thổ Nhĩ Kỳ đang tràn về Hy Lạp.
Ba lãnh đạo cao nhất của Liên minh châu Âu là Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel và Chủ tịch Nghị viện châu Âu David Sassoli trong ngày 3/3 đã cùng thực hiện chuyến thăm đến Hy Lạp, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tị nạn đang bùng lên tại đây trong những ngày qua.
Phát biểu trong buổi họp báo được tổ chức ngay tại biên giới Hy Lạp-Thổ Nhĩ Kỳ sau khi thị sát, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen tuyên bố châu Âu sẽ không để Hy Lạp phải một mình ứng phó với tình huống hiện nay.
Video đang HOT
“Tình hình tại biên giới hiện nay không phải là vấn đề của riêng Hy Lạp mà là trách nhiệm của toàn bộ châu Âu và chúng tôi sẽ xử lý một cách có trật tự trên tinh thần đoàn kết, quyết tâm. Những ai muốn tử thách sự thống nhất của châu Âu sẽ phải thất vọng, chúng tôi sẽ giữ vững mục tiêu và sẽ chiến thắng. Nhưng giờ là lúc cần hành động một cách bình tĩnh và hợp lý. Thổ Nhĩ Kỳ không phải là kẻ thù và người dân không phải chỉ là phương tiện để đạt được mục đích.”, bà Ursula von der Leyen nói.
Tuy nhiên, trái ngược với thông điệp không quá cứng rắn của bà Ursula von der Leyen, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đã lên án mạnh mẽ việc Thổ Nhĩ Kỳ mở cửa biên giới để dòng người tị nạn tràn về châu Âu, cho rằng hành động của Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ vi phạm Thoả thuận giữa EU và Thổ Nhĩ Kỳ năm 2016 mà còn xem người tị nạn như một món hàng và một thứ vũ khí để gây sức ép với châu Âu trong vấn đề Syria.
Trước mắt, nhằm hỗ trợ cho Hy Lạp, Uỷ ban châu Âu tuyên bố sẽ cung cấp cho nước này 700 triệu euro, đồng thời tăng cường nhân lực của lực lượng bảo vệ biên giới EU là Frontex cũng như tăng số lượng tàu thuyền tuần tra trên vùng biển giữa Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.
Hiện nay, chính quyền Hy Lạp kiên quyết từ chối không cho bất cứ người tị nạn nào được nộp đơn xin tị nạn tại nước này, đồng thời cho phép cảnh sát và quân đội sử dụng vũ lực để đẩy lùi làn người tị nạn trở về đất Thổ Nhĩ Kỳ./.
Theo Quang Dũng/VOV-Paris
Bà thẩm phán kỳ cựu trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Hy Lạp
Ngày 22/1, nữ thẩm phán kỳ cựu của Hy Lạp, bà Ekaterini Sakellaropoulou, đã trở thành nữ tổng thống đầu tiên của nước này sau khi nhận được đủ số phiếu ủng hộ cần thiết tại Quốc hội.
Bà Ekaterini Sakellaropoulou. Ảnh: AFP/TTXVN
Cụ thể, bà Sakellaropoulou đã nhận được sự ủng hộ của 261 nghị sĩ, vượt quá mức tối thiểu cần thiết 200 nghị sĩ tán thành để trở thành Tổng thống Hy Lạp.
Bà Sakellaropoulou, 63 tuổi, là quan chức tư pháp giàu kinh nghiệm trong 4 thập kỷ qua. Kể từ năm 2018 đến nay, bà lãnh đạo Tòa Hành chính tối cao của Hy Lạp, còn gọi là Hội đồng Nhà nước.
Là con gái của một thẩm phán Tòa án Tối cao Hy Lạp, bà Sakellaropoulou tốt nghiệp cao học tại Đại học Sorbonne ở Paris (Pháp) và là chuyên gia trong lĩnh vực luật môi trường và hiến pháp.
Bà sẽ kế nhiệm Tổng thống Prokopis Pavlopoulos sau khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào tháng 3 tới.
Trước đó, ngày 15/1, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis đã công bố đề cử bà Sakellaropoulou làm tổng thống mới của nước này. Khi chấp nhận đề cử này, bà Sakellaropoulou đã nói rằng đó là một "vinh dự cho Hiến pháp và phụ nữ Hy Lạp hiện đại".
Thủ tướng Mitsotakis khi nhậm chức hồi tháng 7/2019 đã bị chỉ trích do lựa chọn quá ít phụ nữ trong thành phần nội các.
Theo kết quả cuộc thăm dò của Eurobarometer công bố năm 2017, 63% số người Hy Lạp được hỏi cho rằng nước này đã đạt được bình đẳng giới trong chính trị, trong khi 69% cho rằng đã có bình đẳng giới trong công việc và 61% cho rằng có bình đẳng giới ở các vị trí lãnh đạo.
Trước đó, Hy Lạp có nữ nghị sĩ đầu tiên vào năm 1953, nữ Bộ trưởng đầu tiên vào năm 1956 và nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên vào năm 2004.
Theo Phan An (TTXVN)
Đóng cửa ba trại tị nạn lớn nhất Hy Lạp Ngày 20/11, giới chức Hy Lạp thông báo sẽ đóng cửa 3 trại tạm giữ người di cư lớn nhất nước này trên các hòn đảo ở vùng biển Aegean, đối diện với Thổ Nhĩ Kỳ. Người di cư đợi lên tàu tại cảng Mytilene trên đảo Lesbos, Hy Lạp, ngày 2/9. Ảnh: AFP/TTXVN Trong thông báo, Chính phủ Hy Lạp khẳng định...