EU có hướng về Trung Quốc khi bị khó khăn kinh tế “bủa vây”?
Mỹ nỗ lực vận động EU cấm cửa Huawei nhưng chỉ nhận được sự thờ ơ từ phía liên minh. Không có một lời tuyên bố chắc chắn nào về việc châu Âu sẽ chọn về phe Mỹ hay Trung trong cuộc chiến tranh thương mại giữa hai quốc gia này.
Nhưng rõ ràng với điều kiện kinh tế hiện tại, dù EU có lo ngại với sự bành trướng quyền lực của Trung Quốc thì vẫn khó lòng chiều theo chính sách “bảo hộ mậu dịch” của ông Donald Trump.
Cuộc gặp gỡ giữa những vị lãnh đạo của EU và Trung Quốc.
Hướng tới đa phương
Mỹ đã và đang nỗ lực vận động hành lang để EU cấm cửa Huawei như một kết quả của cuộc chiến tranh thương mại giữa quốc gia này và Trung Quốc. Tuy nhiên, EU lại tỏ thái độ phớt lờ. Rõ ràng EU đang đứng trước nhiều khó khăn về kinh tế, cần sự hợp tác. Trong bối cảnh đó, ông Trump lại đề cao chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Vốn dĩ, quan hệ EU và Mỹ trở nên căng thẳng trong năm 2018 sau khi Tổng thống Trump áp thuế đối với các sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu từ EU và một số đối tác. Ông Trump còn đe dọa và xóa bỏ một số hiệp định kinh tế giữa Trung Quốc và EU. Và trong khi châu Âu đang đứng trước khó khăn kinh tế thì điều gì đã xảy ra?
Hôm 26.3 tại Pháp, Tổng thống Pháp Macron, Chủ tịch Ủy ban châu ÂU Jean-Claude Juncker và thủ tướng Đức Angela Merkel đã có cuộc gặp gỡ với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Trong cuộc gặp vừa qua, tổng thống Pháp nhấn mạnh về việc bảo vệ chủ nghĩa đa phương. “Chúng tôi muốn thúc đẩy chủ nghĩa đa phương. Sẽ không có bất kỳ một nền kinh tế nào có thể lớn mạnh nếu không nó cứ phát triển mà không có đối thủ. Không một ai trong chúng tôi ngây thơ cả.”
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Junker cho rằng EU và Trung Quốc có thể “cùng tạo nên những điều tốt đẹp”, dù rằng hai bên có là đối thủ thì “sự canh tranh cũng là điều nên có”
Sáng kiến “vành đai – con đường”: nguy hiểm nhưng hấp dẫn
Cũng tại cuộc gặp gỡ kể trên, thủ tướng Đức Angela Merkel đã không loại trừ khả năng châu Âu sẽ tham gia vào Sáng kiến “vành đai – con đường” của Trung Quốc. Tuy nhiên, cần dựa trên nguyên tắc về sự hợp tác, bình đẳng quyền lợi, “có qua có lại”, điều mà bà Merkel còn rất nghi hoặc.
Trước đó Italia đã là quốc gia đầu tiên trong nhóm cường quốc G7 chấp nhận việc tham gia váo sáng kiến “Một vành đai – một con đường” của Trung Quốc. Động thái này đã khiến Ý vướng phải sự chỉ trích của các nước châu Âu, đặc biệt là Pháp và Đức.
Video đang HOT
Italia chấp nhận tham gia Sáng kiến “vành đai – con đường” của Trung Quốc.
Pháp và Đức cho rằng Italia đã quá vội vàng trong việc tham gia vào sáng kiến này mà không quan tâm tới lợi ích chung của liên minh. Hai quốc gia này cũng đã đề xuất lên EU các chính sách đối phó với sự cạnh tranh của Trung Quốc, và đang thúc giục liên minh thông qua. Phía Pháp và Đức muốn những đàm phán với Bắc Kinh được thực hiện dựa trên nguyên tắc đa phương, còn Trung Quốc thì vẫn đang rất kiên trì với chính sách đàm phám song phương của mình.
EU vẫn đang đau đầu về việc thống nhất “thái độ” của liên minh với Trung Quốc, đặc biệt là với chính sách “vành đai – con đường”, chính sách mà Trung Quốc lập nên với luận điệu sẽ tạo nên những chiến lược “đôi bên cùng thắng lợi” với những nước tham gia. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng Trung Quốc chỉ đang muốn từng bước thống trị mà thôi.
Chiến thuật của Trung Quốc rất rõ ràng, quốc gia này tiến hành thuyết phục các quốc gia châu Âu tham gia “vành đai – con đường” theo hướng tiếp cận riêng lẻ. Và động thái này sẽ rất dễ khiến nội bộ EU lục đục.
Lợi ích kinh tế vẫn phải đặt lên hàng đầu
Châu Âu lo sợ trước sự bành trường của Trung Quốc, nhưng có thể thấy rõ các quốc gia thuộc liên minh vẫn không thể loại Trung Quốc ra khỏi danh sách đối tác của mình. Ý tham gia chính sách “vành đai – con đường”, Đức cũng đánh tiếng muốn tham gia dù vẫn kèm theo điều kiện.
Dù lo lắng sự bành trướng của Trung Quốc tại châu Âu, nhưng có vẻ như việc hợp tác với Trung Quốc vẫn đang rất hấp dẫn.
Phía châu Âu vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về kinh tế như nợ công, khủng hoảng ngân hàng, dân số già, chính sách nhập cư. Và rõ ràng Trung Quốc vẫn đang là một thị trường hấp dẫn với EU về cả xuất lẫn nhập khẩu. Trung Quốc với thị trường mà số người thuộc tầng lớp trung và thượng lưu tăng trưởng chóng mặt là thị trường rất tiềm năng của các loại hàng hóa xuất khẩu vốn Châu Âu vốn nổi tiếng đắt đỏ. Ngược lại, những mặt hàng nhập khẩu Trung Quốc với giá cả phải chăng cũng đang là sự lựa chọn phù hợp cho người dân ở tầng lấp bình dân của Châu Âu.
Biểu đồ thể hiện tình hình xuất nhập khẩu giữa EU và Trung Quốc từ 2008-2017.
Lấy Italia làm ví dụ minh họa, quốc gia này đang phải đối mặt với rất nhiều vấn đề kinh tế, nợ công lên tới 133% GDP – con số cao nhất trong số các quốc gia trong khu vực đồng Euro sau Hy Lạp.
Sau khi ký kết tham gia Sáng kiến “vành đai – con đường”, hai bên cũng ký kết 29 thỏa thuận trị giá 2,8 tỷ USD trong hàng loạt các lĩnh vực. Gánh trên vai khoản nợ lớn, việc xuất khẩu các mặt hàng sang Trung Quốc được Italia kì vọng sẽ là cứu cánh nền kinh tế hiện tại của nước này.
Sau cuộc gặp gỡ giữa Tổng thống Pháp và Chủ tịch Tập Cận Bình, phía Trung Quốc cũng đã mua 290 chiếc Airbus A320 và 10 chiếc A350, trị giá tổng cộng 35 tỉ USD từ Pháp.
Mặc dù nói EU đang có sự chia rẽ vì thái độ của các nước đối với Trung Quốc, nhưng rõ ràng, liên minh vẫn cần Trung Quốc như một đối tác tiềm năng để phát triển, khôi phục kinh tế. Và liệu có quốc gia nào có thể từ chối các lợi ích về mặt tài chính, nhất là khi mình đang gặp khủng hoảng?
Theo VietTimes
Trọng dân - tư tưởng đặc sắc còn nguyên tính thời sự
"Việc học và làm theo tư tưởng, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nếu bảo khó cũng là khó, nhưng bảo dễ cũng không sai. Bởi không phải là những việc gì xa vời, mà chính từ những hành động cụ thể".
PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc - nguyên Viện trưởng Viện lịch sử Đảng đã nhấn mạnh khi trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị quanh việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị theo chuyên đề năm 2019.
Bác Hồ thăm Nhà máy Diêm Thống Nhất những năm đầu khôi phục kinh tế (1956).
Tôn trọng dân bằng những việc làm thiết thực
"Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân" là một nội dung lớn trong chuyên đề học Bác năm 2019. Qua nghiên cứu, theo ông, có thể hiểu về vấn đề này như thế nào trong tư tưởng, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh?
- Chuyên đề học Bác năm 2019 là "Xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân, phát huy dân chủ, chăm lo đời sống Nhân dân theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh". Ở đây có 3 ý, nhưng thực chất là tạo ra mục tiêu thống nhất chung là tư tưởng "vì dân" của Bác Hồ. Chủ đề này rất phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng hiện nay và phù hợp với nguyện vọng, thực tế cuộc sống của Nhân dân.
Sinh thời Bác luôn luôn đánh giá đúng vai trò của Nhân dân trong tiến trình lịch sử, trong sự nghiệp cách mạng. Như năm 1942, khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp có hỏi Bác: Sự nghiệp của chúng ta bắt đầu từ đâu? Bác đã trả lời, "bắt đầu từ dân"; "có dân sẽ có tất cả". Những câu nói giản dị này đã đánh giá sự vĩ đại trong tầm nhìn của Bác về Nhân dân. Năm 1945, cách mạng Tháng Tám thành công, Bác đã nói, việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Chính quyền của ta là công bộc của dân, gánh việc chung cho dân, chứ không phải là người thống trị, cai trị dân. Đó là tư tưởng đặc sắc của Hồ Chí Minh. Đồng thời, còn thể hiện ở khía cạnh, mọi việc đều phải được bàn bạc, thảo luận với Nhân dân trước khi quyết định.
Trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc" (tháng 10/1947) Bác đã khẳng định nội dung này rất rõ. Vì sao phải làm như vậy? Theo Bác, bởi vì, nhiều khi người dân giải quyết vấn đề nhanh gọn, chóng vánh và hiệu quả mà có khi đoàn thể to tát, hay cán bộ lãnh đạo cấp cao ngồi nghĩ mãi không ra. Vì vậy, hãy thảo luận với dân để "gỡ" vấn đề. Tư tưởng của Bác Hồ còn nguyên giá trị trong thời đại ngày nay.
Nhìn vào thực tế hiện nay, có rất nhiều cán bộ gần dân, vì dân, những ngược lại cũng có không ít câu chuyện thể hiện rõ bệnh quan liêu, xa dân. Cá nhân ông nhận định thế nào về vấn đề này?
- Thực tiễn hiện nay cho thấy, đã có những sự chuyển động tích cực trong việc xây dựng ý thức tôn trọng Nhân dân. Các đồng chí lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe ý kiến và thể hiện ý thức tôn trọng Nhân dân. Nhiều địa phương đã thực hiện rất tốt việc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp của người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền với Nhân dân. Nhiều lãnh đạo đứng đầu các tỉnh, thành cũng đã trực tiếp đến nơi xảy ra vấn đề "nóng", bàn bạc, đối thoại thẳng thắn với người dân, tìm ra giải pháp, tháo gỡ. Đó chính là tôn trọng Nhân dân một cách thiết thực nhất.
Nhưng ngược lại tình trạng quan liêu cũng là một "nguy cơ" vẫn được nhắc đến. Trong quá trình lãnh đạo, Bác Hồ cũng luôn cảnh báo tình trạng này. Quan liêu, xa dân, rồi đến ngại tiếp xúc với dân, đặc biệt khi có chức có quyền. Từ đó, dẫn đến những thờ ơ, vô cảm với cuộc sống của dân. Để triệt tiêu tư tưởng cho rằng bản thân "có quyền", "được quyền" với dân, tôi nghĩ, mọi cán bộ, đảng viên phải hiểu rõ, nhận thức đúng đắn về vai trò của Nhân dân. Như Bác đã nói, không được ở trên dân, mà phải hòa với dân, lo cho dân.
Hòa quyện trong từng chính sách, biện pháp
Từ thực tiễn đó, theo ông để học tập và làm theo tư tưởng của Bác về ý thức tôn trọng Nhân dân một cách tích cực trong tình hình hiện nay, cần lưu ý những vấn đề gì?
- Để vận dụng tư tưởng ý thức tôn trọng Nhân dân hiện nay, trước hết, cần thực hiện đúng và tốt các quy định của "tin dân, hiểu dân, gần dân", đồng thời cần nhất quán phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân được thụ hưởng". Phải tìm hiểu xem người dân đang mong muốn điều gì; cuộc sống của người dân ra sao. Muốn hiểu dân thì phải gần dân, không quan liêu, ngồi bàn giấy dự thảo các chỉ thị, nghị quyết. Cần phải xuống cơ sở, hòa mình với người dân, lắng nghe ý kiến của dân, chống xa dân. Gần dân rồi phải bàn bạc, thảo luận với dân. Bác Hồ đã căn dặn điều này trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc": Nghị quyết gì mà người dân cho là không đúng, thì phải để họ đề nghị sửa chữa. Phải căn cứ vào đề nghị của người dân rồi mới tính toán các yếu tố khác để có những quyết sách hợp lòng dân, để nghị quyết thực sự đi vào cuộc sống.
Đặc biệt, theo tôi, phải gắn với công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và những văn bản mới của Đảng, tạo ra một sức mạnh tổng hợp đồng bộ trong thực tế. Các quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên; quy định về trách nhiệm tiếp dân của người đứng đầu cấp ủy... vừa được ban hành, cũng chính là những nội dung góp phần xây dựng, thực thi ý thức tôn trọng Nhân dân. Như "tiếp dân", ý nghĩa không đơn thuần chỉ nằm ở hai chữ ấy, mà còn chứa đựng nhiều nội dung như trao đổi, lắng nghe, bàn bạc với dân; những vấn đề dân nêu ra, phải tìm ra cách giải quyết... Theo tôi nghĩ, nếu việc tôn trọng Nhân dân hòa quyện được vào từng chính sách, từng biện pháp, chủ trương cụ thể của các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, sẽ tạo ra chuyển biến về chất trong đời sống xã hội, giảm đi những tiêu cực.
Còn với cá nhân mỗi người, làm sao để việc học Bác thực sự trở thành ý thức tự thân, thưa ông?
- Tôi nghĩ trước hết phải lưu ý ngay từ việc quán triệt, tuyên truyền, cần thấu đáo và chú ý đến bộ phận cán bộ thường xuyên tiếp xúc với dân. Từ chuyển biến về nhận thức, rồi đến chuyển biến trong hành động. Tự mỗi người phải có ý thức trách nhiệm trước các vấn đề này.
Đừng nghĩ tôn trọng Nhân dân, vì dân là vấn đề gì to lớn và chỉ là việc của cán bộ cấp lãnh đạo, mà cả trong công việc của mỗi công chức, nhân viên bình thường cũng thể hiện rất rõ. Như khi người dân đến cơ quan hành chính làm thủ tục, được cán bộ nơi đó ân cần giải thích, hướng dẫn, đó chính là thể hiện tư tưởng tôn trọng Nhân dân.
Xin cảm ơn ông!
Theo Kinhtedothi
Giới đầu tư thận trọng trước các thông tin trái chiều Phố Wall lình xình trong phiên thứ Ba khi nhà đầu tư thận trọng trước các thông tin trái chiều và chờ đợi các tin tức kinh tế quan trọng sắp công bố. Ảnh AFP Trong phiên thứ Ba, phố Wall chỉ giao dịch lình xình quanh tham chiếu và các chỉ số chính đóng cửa gần như không đổi, dù vẫn tiếp...