EU cân nhắc áp đặt lệnh trừng phạt mới lên Nga
Vào hôm 15/8, ngoại trưởng của 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý sẽ cân nhắc việc áp đặt thêm lệnh trừng phạt mới lên Nga, nếu Moscow tiếp tục không thay đổi lập trường về vấn đề Ukraine, ngoại trưởng Hà Lan Frans Timmermans cho biết.
“Các nước thành viên EU đều đã đồng ý rằng nếu Nga không thay đổi thái độ của mình, các biện pháp trừng phạt kinh tế mạnh tay hơn là điều cần thiết. Nga nên chủ động ngừng các hành động làm bất ổn miền đông Ukraine, đó là điều hiển nhiên”, ngoại trưởng Hà Lan Frans Timmermans nói sau cuộc họp cấp bộ trưởng với các nước thành viên EU.
EU vẫn muốn gia tăng trừng phạt với Nga
Cùng lúc đó, rất nhiều chính trị gia châu Âu đã lên tiếng cho rằng việc trừng phạt kinh tế Nga là việc làm huỷ hoại cả 2 phe.
Đầu ngày 15/8 , thủ tướng Phần Lan Alexander Stubb nhân định rằng, EU nhiều khả năng sẽ không tăng cường trừng phạt lên Nga do kinh tế châu Âu đã thiệt hại tương đối đáng kể sau những biện pháp cấm vận và cũng chưa thể tìm được đối tác mới.
Tuần trước, tổng thống Putin đã kí sắc lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm nông sản tử các nước đang trừng phạt lên Nga, đây là một động thái được ông Putin giải thích rằng là để bảo vệ quyền lợi quốc gia và cũng là tạo cơ hội cho các doanh nghiệp nội địa, cùng những đối tác nước ngoài thực sự muốn hợp tác với Nga.
Video đang HOT
Danh sách cụ thể bao gồm các mặt hàng thịt, gia cầm, sữa, hoa quả và các mặt hàng rau, lệnh cấm vận không bao gồm các sản phẩm thức ăn cho trẻ sơ sinh và hàng hoá khác.
Quốc hội Ukraine đã thông qua quyết định áp đặt trừng phạt với Nga
Vòng trừng phạt đầu tiên nhắm vào Nga được ban bố bởi Mỹ và EU sau sự kiện bán đảo Crimea được sáp nhập vào Liên bang Nga hồi tháng 3. Sau khi cuộc khủng hoảng Ukraine vẫn tiếp tục leo thang, Mỹ đã gây áp lực lên các đồng minh phương Tây để tiếp tục gia tăng trừng phạt, và sau đó các nước như Thuỵ Sĩ, Canada, và Nhật Bản cũng lần lượt tuyên bố sẽ trừng phạt Nga.
Gần đây nhất, quốc hội Ukraine cũng đã thông qua quyết định trừng phạt Nga bao gồm hạn chế các giao dịch thương mại, cấp giấy phép, phong toả tài sản dừng toàn bộ hoặc một phần việc trung chuyển khí đốt và các chuyến bay qua lãnh thổ Ukraine.
Theo ANTD
Vì sao máy bay Malaysia phải bay qua Ukraine?
Vì Trái Đât hình cầu nên các đường bay có máy bay đang vận hành tuân thủ các đường vòng cung lớn.
Mạng "Những người yêu thích hàng không" ngày 18/7/2014 vừa đăng tải bài thông tin giải đáp câu hỏi thắc mắc của nhiều độc giả hỏi rằng vì sao chiếc máy bay Boeing - 777 của Malaysia phải bay qua không phận của Ukraine.
Đường Vòng cung lớn từ Malaysia đến Hà Lan
Mạng thông tin này cho biết để tiết kiệm thời gian, nhiên liệu và chi phi cho hành trình hành, hãng hàng không của Malaysia và một số hãng của các nước khác thực hiện lộ trình bay theo đường vẽ hình vòng cung lớn như mô tả trên hình ảnh phía trên.
Đường vong cung này được mô tả là "Great Circle" - chính là đường cơ sở để máy bay của các hãng hàng không trên thế giới khi thực hiện lộ trình hoạch định bay.
Vì Trái Đât hình cầu nên các đường bay có máy bay đang vận hành tuân thủ các đường vòng cung lớn giống như trên hình khi xuất phát và dừng tại điểm đến đã định.
Thực hiện theo lộ trình đường cung lớn này giúp máy bay tiết kiệm được nhiên liệu, thời gian và đường bay sẽ ngắn nhất và chính vì vậy chi phí cho mỗi chuyến bay sẽ được tiết kiệm tối đa.
Rõ ràng là tất cả các máy bay bay cùng tuyến không thể cùng lúc bay dọc theo đường cung lớn. Mỗi máy bay khi xuất phát phải tuân thủ quy tắc SID (Standard Instrumental Departure), đồng thời phải tuân thủ quy định của các quốc gia có không phận hoặc khi bay qua các vùng không phận nguy hiểm (trong trường hợp tai nạn của chiếc MH17, trước đó nhà chức trách Ukraine đã yêu cầu các máy bay dân dụng phải bay cao hơn độ cao 7.900 mét để tránh khả năng bị tấn công nhầm nhưng rất tiếc thảm kịch vẫn diễn ra) như nơi đang có thời tiết xấu, xung đột quân sự...
Tất cả các hãng hàng không của châu Âu hiện nay đều bay cùng tuyến và phải bay qua không phận của các nước như chiếc MH17 của Malaysia bay qua khi thực hiện các chuyến bay đến châu Á.
Thực tế thì chuyến bay SQ351 (B777) của hãng Singapore Airlines và AI113 (B787) của Air India cũng đang bay rất gần chiếc MH17 của Malaysia Airlines khi nó bị tên lửa bắn hạ ở Đông Ukraine.
Sau vụ tai nạn chính quyền Ukraine đã đóng cửa không phận ở phía Đông để đề phòng các bất chắc.
Theo Giáo Dục
Ukraine doạ bắn hạ bất cứ máy bay do thám của Nga Ngày 4-7, trong một cuộc họp báo, Bộ trưởng An ninh Quốc gia Ukraine và Hội đồng Quốc phòng, Andriy Parubiy cho biết, lực lượng quân đội Ukraine sẽ bắn hạ bất cứ máy bay trực thăng nào của Nga nếu chúng xâm phạm biên giới Ukraine. Lực lượng biên phòng Ukraine tại biên giới Nga-Ukraine Giám đốc của Hội đồng An ninh...