EU ‘bật đèn xanh’ cho gói viện trợ mới và huấn luyện binh sĩ Ukraine
Liên minh châu Âu (EU) tiếp tục gửi các chuyên gia quân sự và bơm cho Ukraine hàng trăm triệu USD vũ khí.
Các tân binh Ukraine tham gia một cuộc huấn luyện tác chiến tại một căn cứ quân sự ở miền Nam nước Anh hồi tháng 8/2022. Ảnh: AP
Theo đài Sputnik, tại cuộc họp ở Luxembourg, các ngoại trưởng EU đã thống nhất về một sứ mệnh huấn luyện cho khoảng 15.000 binh sĩ Ukraine. Bên cạnh việc ký kết thành lập Phái bộ hỗ trợ quân sự cho Ukraine (EUMAM Ukraine), họ cũng đã thông qua khoản viện trợ 500 triệu euro cho Quỹ Hòa bình châu Âu cho Ukraine.
“Mục đích của sứ mệnh là góp phần nâng cao khả năng quân sự của lực lượng vũ trang Ukraine để tiến hành các hoạt động quân sự một cách hiệu quả. Để đáp ứng yêu cầu hỗ trợ quân sự của Ukraine, EUMAM Ukraine sẽ cung cấp các khóa đào tạo cá nhân, tập thể và chuyên ngành cho lực lượng vũ trang Ukraine, bao gồm cho cả Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ của họ, đồng thời phối hợp và đồng bộ hóa các hoạt động của các quốc gia thành viên hỗ trợ đào tạo”, Hội đồng châu Âu nêu rõ trong thông cáo báo chí.
Ông Josep Borrell, Đại diện Cấp cao về Chính sách An ninh và Đối ngoại của EU, nhấn mạnh: “Phái đoàn hỗ trợ quân sự của EU không chỉ là một nhiệm vụ huấn luyện, mà nó là bằng chứng rõ ràng cho thấy EU sẽ sát cánh với Ukraine trong thời gian này”.
Video đang HOT
EUMAM Ukraine sẽ hoạt động trong lãnh thổ của các quốc gia thành viên EU và thành lập trụ sở chính tại Cơ quan Hành động Đối ngoại Châu Âu (EEAS) ở Brussels. Phó Đô đốc Herve Blejean – Giám đốc Kế hoạch và Triển khai Quân sự (MPCC) trong EEAS – sẽ đảm nhiệm vị trí chỉ huy sứ mệnh. Sứ mệnh này dự kiến kéo dài hai năm, với chi phí ước tính lên khoảng 106,7 triệu euro. Các nước thứ 3 cũng có thể tham gia sứ mệnh.
Hungary là quốc gia EU duy nhất bày tỏ sự không ủng hộ đối với ý tưởng đào tạo binh sĩ Ukraine ở châu Âu. Sau cuộc họp, Bộ trưởng Ngoại giao Hungary Peter Szijjarto phát biểu với báo chí: “Hôm nay đại diện các nước EU quyết định sẽ tiến hành huấn luyện cho quân đội Ukraine. Tôi muốn nói rằng Hungary đã không bỏ phiếu cho sáng kiến này. Chúng tôi sẽ không tham gia vào sứ mệnh”.
Nhà ngoại giao cấp cao nhấn mạnh Hungary là quốc gia EU duy nhất áp dụng lập trường như vậy, vì nước này không ủng hộ các hành động dẫn đến xung đột leo thang. Thay vào đó, Budapest ủng hộ việc sớm bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình.
Một số thông tin trước đó tiết lộ dự án huấn luyện quân sự sẽ bắt đầu vào giữa tháng 11 và diễn ra trên lãnh thổ EU, với Ba Lan được đặt làm trung tâm sứ mệnh. Đức cũng được cho là nhân tố hậu thuẫn chủ chốt cho việc huấn luyện. Các chương trình đào tạo do các quốc gia châu Âu vận hành riêng rẽ sẽ tiếp tục hoạt động độc lập cho đến khi các chương trình này được hợp nhất vào phái bộ EU ở giai đoạn sau.
Kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào ngày 24/2, phương Tây đã đồng loạt áp đặt lệnh trừng phạt đối với Moskva, cũng như cung cấp hỗ trợ quân sự và kỹ thuật cho Kiev. Mặc dù các quốc gia đã trừng phạt Nga nhiều lần tuyên bố rằng họ không có ý định điều quân đến Ukraine và trở thành một phần của cuộc xung đột, song họ vẫn cử người hướng dẫn đến Ukraine và hỗ trợ binh sĩ Ukraine đến các quốc gia khác để tập huấn.
Ngoài Mỹ, Canada và Anh, những quốc gia đã và đang huấn luyện hàng nghìn binh sĩ Ukraine, một số quốc gia EU khác như Đức và Pháp cũng hướng dẫn quân đội Ukraine sử dụng các hệ thống pháo, bệ phóng tên lửa và hệ thống phòng không hiện đại mà họ đã chuyển giao cho Kiev.
Về phần mình, Nga nhiều lần chỉ trích phương Tây cung cấp vũ khí cho Kiev, đồng thời cảnh báo rằng các nước phương Tây “đang đùa với lửa”. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov cảnh báo bất kỳ vũ khí nào được chuyển tới lãnh thổ Ukraine sẽ bị quân đội Nga coi là mục tiêu hợp pháp.
EU sẽ duy trì cấm vận nếu hòa bình ở Ukraine được ký theo điều khoản của Nga
Thủ tướng Đức Olaf Scholz khẳng định Liên minh châu Âu (EU) sẽ không rút lại lệnh trừng phạt đối với Nga nếu Moskva và Kiev ký hiệp ước hòa bình theo các điều khoản của Nga.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz. Ảnh: TASS
Viết trên tờ Frankfurter Allgemeine Sonntagzeitung được xuất bản hôm 17/7, Thủ tướng Đức cho hay: "EU đã phản ứng theo cách khá đồng lòng về hành động của Nga và áp đặt các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt chưa từng có". Theo ông, ngay từ đầu liên minh này đã biết có khả năng phải duy trì các lệnh trừng phạt trong thời gian dài.
Và ông Olaf Scholz cũng khẳng định EU sẽ không rút bất kỳ lệnh trừng phạt nào nếu như thỏa thuận hòa bình ở Ukraine được thực thi theo điều khoản của Moskva, mà không phải ý nguyện của người dân Ukraine.
Ông Scholz tuyên bố: "Chúng tôi sẽ hỗ trợ Ukraine cho đến khi nước này còn yêu cầu sự hỗ trợ: kinh tế, nhân đạo, tài chính và vận chuyển vũ khí. Đồng thời, chúng tôi đảm bảo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sẽ không trở thành một bên tham gia cuộc chiến".
Trước đó, báo RND của Đức dẫn lời Bộ trưởng Lao động Hubertus Heil cho biết Berlin sẽ chi thêm 2,4 tỷ euro trong năm nay để hỗ trợ người dân Ukraine sơ tán sang Đức để tránh xung đột. Theo Bộ trưởng Heil, khoảng 800.000 người sơ tán từ Ukraine đang tìm kiếm quy chế tị nạn tại Đức, trong đó khoảng 30% là trẻ em dưới 14 tuổi.
Các nước phương Tây đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt sâu rộng đối với Nga sau khi nước này phát động chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước láng giềng Ukraine vào cuối tháng 2 với lý do Kiev không tuân thủ thỏa thuận Minsk. Moskva đồng thời yêu cầu Kiev tuyên bố là quốc gia trung lập, không tham gia vào bất kỳ tổ chức quân sự nào của phương Tây. Phía Kiev khẳng định chiến dịch quân sự của Nga ở nước này là hoàn toàn vô cớ.
Nga, Mỹ cáo buộc lẫn nhau sau vụ rò rỉ đường ống Nord Stream Đại diện thường trực của Nga tại Liên hợp quốc Vassily Nebenzia cáo buộc Mỹ là bên hưởng lợi nhất từ vụ phá hoại đường ống khí đốt Nord Stream, chứ không phải Moskva hay Liên minh châu Âu (EU). Ảnh minh hoạ: Getty Images "Câu hỏi quan trọng là liệu những gì đã xảy ra với Nord Stream có mang lại lợi...