Ericsson dự kiến đạt 190 triệu thuê bao mạng 5G vào cuối năm nay
Ericsson nâng dự báo số thuê bao 5G trên toàn cầu từ mức 2,6 tỷ được đưa ra trước đó lên 2,8 tỷ thuê bao vào năm 2025, chiếm khoảng 30% tổng số thuê bao di động.
(Nguồn: wkmedia.org)
Hãng sản xuất thiết bị viễn thông Ericsson của Thụy Điển đã nâng gần gấp đôi mức dự báo số thuê bao di động mạng 5G của hãng này trên toàn cầu từ 100 triệu lên 190 triệu thuê bao vào cuối năm nay, nhờ tốc phủ sóng nhanh hơn dự kiến tại Trung Quốc.
Ericsson cho biết đã điều chỉnh giảm nhẹ con số dự đoán cho các khu vực khác trên thế giới do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Chẳng hạn ở châu Âu, nhiều cuộc đấu giá phổ tần đã bị hoãn lại, khiến việc phủ sóng mạng 5G được dự báo sẽ diễn ra chậm hơn trong ngắn hạn.
Ericsson cũng hạ dự đoán số thuê bao 5G trong năm 2020 và 2021 tại Bắc Mỹ, nhưng giữ nguyên con số dự báo năm 2025 cho cả châu Âu và Bắc Mỹ.
Ericsson còn nâng dự báo số thuê bao 5G trên toàn cầu từ mức 2,6 tỷ được đưa ra trước đó lên 2,8 tỷ thuê bao vào năm 2025, chiếm khoảng 30% tổng số thuê bao di động.
Hãng công nghệ viễn thông này cho hay dù đại dịch COVID-19 đang gây ra nhiều bất ổn, nhưng các nhà cung cấp dịch vụ vẫn tiếp tục khởi động mạng 5G, và hiện hơn 75% trong số họ đã bắt đầu cung cấp các dịch vụ mạng 5G thương mại.
Lĩnh vực mạng di động đang đối mặt với nhu cầu ngày càng suy yếu đối với mạng 4G và các thiết bị mạng cũ hơn, nhưng chi tiêu cho mạng 5G ở Bắc Mỹ đã góp phần giúp lĩnh vực này tăng trưởng trở lại.
Ericsson, đối thủ cạnh tranh với Huawei của Trung Quốc và Nokia của Phần Lan, cho hay mạng 4G vẫn sẽ là công nghệ truy cập di động chiếm ưu thế tính theo số thuê bao trong giai đoạn từ năm 2020-2025, với 5,1 tỷ thuê bao vào năm 2022 và 4,4 tỷ thuê bao được dự đoán vào cuối năm 2025.
Tuy nhiên, hãng dự đoán vào năm 2025, mạng 5G sẽ chiếm gần một nửa lưu lượng dữ liệu di động của thế giới.
"Viettel là nhà mạng duy nhất trên thế giới sản xuất được thiết bị viễn thông"
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Viettel đang là nhà mạng duy nhất trên thế giới sản xuất được thiết bị viễn thông, vì Viettel thấy rằng mình là người hiểu rõ nhất nhu cầu khách hàng và mạng lưới, giống như câu chuyện của AT&T cách đây 40 năm.
Theo Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, Viettel đang là nhà mạng duy nhất trên thế giới sản xuất được thiết bị viễn thông, vì Viettel thấy rằng mình là người hiểu rõ nhất nhu cầu khách hàng và mạng lưới của mình.
Thông tin trên được Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ tại sự kiện kết nối chính thức lần đầu tiên trên mạng di động 5G tại Việt Nam của Tập đoàn Viettel ngày 17/1.
Bộ trưởng cho biết: "Trước đây, chúng ta có ước mơ ngày nào đó, người Việt Nam sẽ sản xuất ra được các thiết bị quân sự. Vì thế, sau khi học xong về nước, tôi đã được giao nhiệm vụ sẽ phải làm ra được các thiết bị này. Hiện nay, gần như tất cả các thiết bị thông tin quân sự đều do Việt Nam sản xuất, chúng ta không phải nhập khẩu thiết bị khoảng 5 năm nay. Đặc biệt, thiết bị quân sự của Việt Nam không thua kém gì so với thế giới, đạt tiêu chuẩn cao nhất và thậm chí có thể xuất khẩu".
Khi sang làm lĩnh vực viễn thông, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lại có một ước mơ khác, đó là sản xuất được mạng lưới viễn thông Việt Nam bằng thiết bị của Việt Nam. Bộ trưởng khẳng định đó là khát khao cháy bỏng không chỉ của thế hệ những người như ông mà còn của thế hệ trước đó như nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện Mai Liêm Trực hay Bộ trưởng Bộ BCVT (tiền thân của Bộ TT&TT hiện nay) Đỗ Trung Tá. "VNPT trước đây đã nỗ lực hiện thực ước mơ ấy bằng việc liên doanh với doanh nghiệp nước ngoài. Còn với Viettel, sau khi làm dịch vụ viễn thông và trở thành công ty lớn, có tiềm lực thì đã bắt đầu thực hiện việc này", Bộ trưởng nói.
Hiện nay, Viettel là công ty duy nhất của thế giới sản xuất thiết bị viễn thông. Trước đây, AT&T cũng vừa là công ty viễn thông, sản xuất thiết bị viễn thông và IT, nhưng do nước Mỹ muốn đẩy mạnh cạnh tranh nên bắt AT&T tách làm 3 công ty con. Vì thế, gần 40 năm nay, trên thế giới, công ty sản xuất thiết bị viễn thông và các nhà mạng là những công ty riêng, độc lập nhau. "Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, Viettel thấy rằng do mình là công ty cung cấp dịch vụ nên hiểu rõ nhất nhu cầu khách hàng, mạng lưới của mình là cũng là đơn vị có điều kiện nhất vì mạng lưới viễn thông chính là phòng thí nghiệm lớn nhất. Vì thế, Viettel quay trở lại mô hình giống như AT&T của Mỹ cách đây 40 năm và trở thành công ty viễn thông đầu tiên trên thế giới làm được việc này", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.
Mặc dù vậy, trên thế giới ở chừng mực nào đó còn có nhà mạng NTT Docomo của Nhật Bản do những yêu cầu cao về thiết bị đầu cuối nên đã bắt các công ty sản xuất phải làm theo họ.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng và Bộ trưởng Bộ KHCN Chu Ngọc Anh đã thực hiện cuộc gọi video đầu tiên sử dụng đường truyền dẫn dữ liệu kết nối 5G trên thiết bị do Viettel nghiên cứu và sản xuất.
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam đã làm chủ khoảng 75% thiết bị mạng lưới viễn thông và mục tiêu đến năm 2020-2021 tất cả các thiết bị đều do Việt Nam sản xuất. "Đây là niềm tự hào lớn và hiện thực hoá khát vọng của nhiều thế hệ, nhất là khi năm 2020 là năm quốc gia chuyển đổi số, hướng đến việc Việt Nam trở thành quốc gia số, trong đó hạ tầng số là quan trọng nhất để đảm bảo việc ATTT", Bộ trưởng nói.
Chưa dừng lại ở đó, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng bày tỏ niềm tự hào lớn khi Việt Nam gia nhập top 5 nước đầu tiên sản xuất được thiết bị mạng 5G, sau Thuỵ Điển (Ericsson), Phần Lan (Nokia), Trung Quốc (Huawei, ZTE) và Hàn Quốc (Samsung). Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ TT&TT cho rằng chặng đường phía trước còn rất dài để có thể sản xuất, thương mại hoá trong nước và quốc tế vì ngoài câu chuyện công nghệ còn liên quan đến marketing...
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng bày tỏ niềm tự hào lớn khi Việt Nam gia nhập top 5 nước đầu tiên sản xuất được thiết bị mạng 5G, sau Ericsson (Thuỵ Điển), Nokia (Phần Lan), Huawei, ZTE (Trung Quốc) và Samsung (Hàn Quốc).
Lộ trình phát triển mạng 5G của Viettel ngày hôm nay có điều chỉnh một số thứ, đầu tiên là việc tháng 6/2020 phải chính thức thương mại hoá thiết bị 5G Microcell vì thời điểm này Việt Nam dự kiến cấp phép băng tần mạng 5G. "Tôi có niềm tin vững chắc là tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ về việc năm 2020 Việt Nam sẽ thương mại hoá mạng 5G bằng thiết bị của Việt Nam sẽ thành hiện thực", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh.
Ngoài ra, trong Triển lãm Di động toàn cầu vào tháng 2/2020 tại Barcelona (Tây Ban Nha), Viettel phải mang thiết bị 5G của mình sang để trình diễn, minh chứng với thế giới Việt Nam là nước thứ 5 sản xuất được thiết bị 5G.
Tiếp theo, tháng 9/2020, triển lãm số thế giới năm 2020 được tổ chức tại Việt Nam sẽ có nhiều đại gia trên thế giới tham dự và Viettel sẽ có một gian hàng lớn để trình diễn thiết bị 5G.
Chia sẻ tại sự kiện, Bộ trưởng Bộ KHCN Chu Ngọc Anh khẳng định, việc thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị của Viettel sản xuất là minh chứng sinh động cho tinh thần "Bứt phá" theo chỉ đạo của Thủ tướng. "Tháng 5/2019, tôi đã được dự kết nối chính thức lần đầu tiên trên mạng di động 5G tại Việt Nam giữa Viettel và Tập đoàn Ericsson. Chỉ mất 8 tháng để Viettel có thể thử nghiệm trên thiết bị do mình sản xuất là quá trình nhanh không thể tưởng tượng dù đây là một chặng đường cam go, nhưng đã có rất nhiều sáng tạo, tích luỹ từ năm 2011", Bộ trưởng Chu Ngọc Anh nói.
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Chu Ngọc Anh bày tỏ niềm tự hào vì chúng ta đã có thể làm chủ từ mạng lõi, mạng truy cập... và tin rằng sắp tới Viettel sẽ phát triển mạnh mẽ. "Bộ KHCN cùng chung tay với Bộ TT&TT cũng như các doanh nghiệp công nghệ trong chặng đường sắp tới", Bộ trưởng Bộ KHCN chia sẻ.
Phát biểu tại sự kiện thực hiện cuộc gọi 5G đầu tiên trên thiết bị của Viettel, ông Lê Đăng Dũng, Quyền Chủ tịch, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel nhấn mạnh, mạng 5G là yếu tố quyết định thành công của một xã hội số, khi mà các nước đều dùng mạng 5G để chứng minh khoa học - công nghệ của nước nào mạnh hơn, nhất là đối với công nghệ gốc. "Chính vì vậy, Viettel xác định mạng 5G là dự án chiến lược tương tự như các dự án thiết bị quân sự và tạo điều kiện để dự án này thành công. Tuy nhiên, Viettel mong muốn cơ quan quản lý sẽ tạo điều kiện giải quyết về tài chính cũng như các quy định theo hướng làm đến đâu, quản lý đến đó thay vì quản lý đến đâu làm đến đó", ông Dũng nói.
Theo Tri Trức Trẻ
Bà Mạnh Vãn Chu phản đòn, Mỹ ngầm nhượng bộ Huawei? Mỹ hôm 15-6 xác nhận sẽ điều chỉnh lệnh cấm để cho phép các công ty nội địa hợp tác với Tập đoàn Thiết bị Viễn thông Huawei (Trung Quốc) trong công cuộc đề ra các tiêu chuẩn cho mạng lưới 5G. Bộ Thương mại Mỹ và những cơ quan khác đã ký quyết định chỉnh sửa lệnh cấm nêu trên. Theo Reuters,...