Erdogan: Thổ Nhĩ Kỳ đang “một mình chống lại IS”
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan vừa lên tiếng cáo buộc liên minh quôc tế chống lại tổ chức khủng bố IS ở Syria đang bỏ rơi đất nước của ông, khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ phải một mình chống lại các tay súng thánh chiến.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cảm thấy bị bỏ rơi trong cuộc chiến IS
“Họ đã để chúng tôi một mình trong cuộc chiến chống lại IS, trong khi tổ chức này vẫn đang gây ra thảm cảnh đổ máu cho chúng tôi thông qua các vụ đánh bom tự sát và tấn công vào Kilis”, Tổng thống Erdogan bày tỏ, và đã đề cập rõ tới thị trấn biên giới Kilis thường phải hứng chịu đạn rocket từ phía Syria.
“Tại Syria hiện nay, không có nước nào trong số những quốc gia tuyên bố chiến đấu với IS phải đối mặt với những tổn thất mà Thổ Nhĩ Kỳ đang hứng chịu. Không có ai phải trả giá đắt như chúng tôi”, ông Erdogan cay đắng cho biết thêm.
Hiện Thổ Nhĩ Kỳ đang ở trong tình trạng báo động cao nhất, sau hàng loạt vụ tấn công do IS thực hiện trong những tháng gần đây nhắm vào Ankara, Istanbul và một số thành phố khác.
Hồi mùa hè năm ngoái, Ankara bắt đầu chiến dịch không kích các tay súng thánh chiến ở khu vực biên giới.
Video đang HOT
Thị trấn biên giới Kilis mà ông Erdogan đề cập thường phải hứng chịu rocket từ phía Syria dội sang, và đã khiến ít nhất 21 người thiệt mạng. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng đáp trả bằng đạn pháo.
Phía Ankara cũng cho phép các máy bay của Mỹ sử dụng căn cứ không quân ở miền nam Thổ Nhĩ Kỳ để không kích IS.
Là một thành viên của NATO và liên minh chiến đấu chống IS do Mỹ dẫn đầu, Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đang cố gắng tăng cường tấn công, bắn phá các mục tiêu của IS tại Syria.
Theo_An ninh thủ đô
Syria tố vi phạm của Thổ Nhĩ Kỳ lên LHQ
Syria đã lên án hành động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ chống lại các chiến binh người Kurd ở miền bắc Syria, coi đây như một sự vi phạm chủ quyền nước này.
Theo trang tin BBC, Syria đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc có hành động trước các vi phạm này của Thổ Nhĩ Kỳ.
Hôm qua, 14/2, Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành ngày pháo kích thứ hai nhằm vào các lực lượng người Kurd ở tỉnh phía bắc Aleppo.
Ankara coi các lực lượng dân quân người Kurd ở Syria là đồng minh với nhóm phiến quân PKK, nhóm đã đấu tranh lâu dài với chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ để đòi tự trị và được chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đặt ngoài vòng pháp luật.
Tuy nhiên, Mỹ và các nước khác lại ủng hộ lực lượng dân quân người Kurd ở Syria (YPG) trong cuộc chiến chống lại tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS).
Syria đã cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm chủ quyền nước này bằng cách ủng hộ "những kẻ khủng bố có liên hệ với al-Qaeda" ở phía bắc Syria và đã cảnh báo rằng, Syria có quyền đáp trả.
"Pháo kích của Thổ Nhĩ Kỳ vào lãnh thổ Syria đã hỗ trợ trực tiếp cho các tổ chức khủng bố có vũ trang", chính phủ Syria cho biết trong lá thư gửi Tổng thư ký Liên hợp quốc và Chủ tịch Hội đồng Bảo an.
Khói bốc lên từ vụ nã pháo của Thổ Nhĩ Kỳ vào các mục tiêu của người Kurd ở Syria
Lá thư cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ cho phép khoảng 100 tay súng - được cho là gồm cả binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ và lính đánh thuê - vượt biên giới vào Syria.
Bộ Ngoại giao Pháp cũng kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt cuộc tấn công của nước này vào các tay súng người Kurd ở phía bắc Syria.
Trong khi đó, Nga tuyên bố, tổng thống Mỹ và Nga đã nhất trí qua điện thoại về việc hợp tác chặt chẽ hơn trong thực hiện thỏa thuận đạt được tại Munich tuần trước, trong đó các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết sẽ nỗ lực nhằm chấm dứt chiến sự ở Syria trong vòng một tuần.
Nga là một đồng minh của Tổng thống Syria Bashar al-Assad và đã thực hiện các cuộc không kích tại Syria kể từ tháng 9 năm ngoái. Theo quan điểm của Nga, việc chấm dứt chiến sự ở Syria không áp dụng cho các cuộc không kích của nước này. Nga cam kết tiếp tục chiến đấu chống lại IS và "các tổ chức khủng bố khác".
Các đợt pháo kích của Thổ Nhĩ Kỳ vào lực lượng dân quân người Kurd ở Syria bắt đầu hôm 13/2 vừa qua. YPG đã bác bỏ yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ về việc rời khỏi các khu vực mà nhóm này đang chiếm giữ, nói rằng những người Hồi giáo sẽ quay trở lại nếu nhóm này rời đi.
Theo thống kê, gần 5 năm nội chiến ở Syria đã cướp đi sinh mạng của hơn 250.000 người và làm hơn 11 triệu người phải rời bỏ nhà cửa. Vân An
Theo_Hà Nội Mới
"Mục sở thị" các khí tài quân sự "khủng" Nga duy trì ở Syria Theo hãng tin CNN, bất chấp việc tuyên bố rút quân khỏi Syria hồi tháng 3-2016, Nga vẫn duy trì một lực lượng rất mạnh tại căn cứ Hmeimim. Vào hôm 4-5-2016, các phóng viên của CNN đã có mặt tại căn cứ Hmeimim để tìm hiểu thông tin về lực lượng của Nga tại Syria. Theo CNN, Nga đã rút bớt nhiều...