EPTC EVN mua chịu ngàn tỷ chưa thanh toán, PV Power trích dự phòng gần 400 tỷ đồng
Dù hoạt động kinh doanh chính tăng trưởng, kết quả kinh doanh quý IV/2019 của PV Power vẫn giảm 12% do bất ngờ ghi nhận khoản chi phí dự phòng do một khoản doanh thu tiền điện đang bị Công ty mua bán điện EPTC EVN đơn phương giữ lại.
PV Power báo lãi vượt 25% kế hoạch dù phải trích lập dự phòng 400 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính vừa công bố, Tổng công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) cho biết chỉ thu về gần 346 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất trong quý IV/2019, giảm 12% so với cùng kỳ. Tính chung cả năm, lợi nhuận sau thuế của PV Power đạt 2.837 tỷ đồng, vượt 24,7% so với kế hoạch đề ra.
Nguyên nhân chính khiến lợi nhuận giảm trong quý IV/2019 là bởi chi phí quản lý doanh nghiệp cao gấp gần 3 lần cùng kỳ năm trước. Công ty mẹ PV Power đã phải trích lập dự phòng khoản phải thu quá hạn thanh toán từ Công ty mua bán điện (EPTC EVN).
“Khoản doanh thu tiền điện EPTC EVN đang đơn phương giữ lại đến cuối năm 2019 là 1.556 tỷ đồng, bao gồm khoản tiền điện của các nhà máy Cà Mau 1&2, Vũng Áng 1″, lãnh đạo PV Power cho hay.
Việc EPTC EVN mua trước thanh toán sau tiền điện đối với các doanh nghiệp sản xuất điện không hiếm. Tổng công ty Phát điện 3 (Genco 3) cũng đang có khoản công nợ 9.630 tỷ đồng, nhưng vẫn đang được xếp nhóm phải thu ngắn hạn. Trong khi đó, phía PV Power cho biết số tiền quá hạn thanh toán từ 6 tháng trở lên hiện khoảng 980 tỷ đồng. Đây cũng là nguyên nhân công ty mẹ phải trích lập dự phòng phải thu theo quy định gần 400 tỷ đồng, kéo tăng trưởng lợi nhuận giảm. Nếu thời gian thanh toán chậm càng kéo dài, tỷ lệ trích lập dự phòng đối với khoản công nợ sẽ còn tiếp tục tăng.
Mảng kinh doanh chính quý IV đã tăng trưởng tốt. Doanh thu bán điện và biên lợi nhuận gộp được cải thiện giúp PV Power thu về 1.255 tỷ đồng lợi nhuận gộp, tăng 61% so với cùng kỳ. Cả năm 2019, PV Power báo lãi trước thuế 3.144 tỷ đồng, vượt 25% so với kế hoạch lợi nhuận 2.500 tỷ đồng của toàn tổng công ty.
Video đang HOT
Tương tự nhiều doanh nghiệp điện lớn khác, PV Power cũng đang vay nợ số tiền lớn với tổng giá trị khoản vay ngân hàng ngắn và dài hạn đến cuối năm là 17.555 tỷ đồng. Bình quân mỗi ngày trong quý IV, chi phí lãi vay doanh nghiệp này trả xấp xỉ 3 tỷ đồng.
Vốn đi vay ngân hàng hiện chỉ còn chiếm 1/3 tổng nguồn vốn gần 58.179 tỷ đồng của PV Power. Sau một năm, tổng nợ phải trả đã giảm từ 31.296 tỷ đồng xuống còn 28.565 tỷ đồng. Cùng đó, vốn tự có được tăng cường nhờ gia tăng phần lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (thêm hơn 3.300 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ nhờ đó giảm còn 49%, từ mức 53,8% trước đó.
Theo Bao dau tu
Viglacera: Quy mô tài sản vượt 20.000 tỷ đồng, "hái trái ngọt" từ bất động sản
Quy mô tài sản của Viglacera đến cuối năm 2019 lần đầu vượt 20.000 tỷ đồng. Đây cũng là năm mà doanh nghiệp này không còn do cổ đông Nhà nước giữ cổ phần chi phối.
Quy mô tài sản cao kỷ lục, tăng 3.800 tỷ đồng sau một năm
Tổng công ty Viglacera (mã VGC, sàn HoSE) ghi nhận cú bật đáng chú ý trong năm 2019 khi mở rộng quy mô tài sản tới 23%, lên 20.343 tỷ đồng vào cuối năm 2019. Đây cũng là giá trị tài sản sở hữu lớn nhất của Viglacera từ khi thành lập đến nay.
Quy mô tổng tài sản năm 2019 của Viglacera tăng vọt
Nguyên nhân chính bởi Viglacera đầu tư vào tài sản dài hạn bao gồm cơ sở hạ tầng tại các bất động sản đầu tư với giá trị đầu tư thêm hơn 1.500 tỷ đồng và xây dựng cơ bản dở dang tại các dự án, nhất là nhóm các dự án khu công nghiệp.
Viglacera rót hơn 2.200 tỷ đầu tư Khu công nghiệp Yên Phong II-C
Trong năm 2019, một số dự án khu công nghiệp được tập trung đầu tư thêm là KCN Yên Phong II (thêm 143 tỷ đồng), KCN Yên Mỹ (290 tỷ đồng), KCN Tiền Hải (155 tỷ đồng)... KCN Đồng Văn IV (giai đoạn 2) hiện đã đầu tư 451 tỷ đồng, tăng thêm 80 tỷ đồng trong riêng năm 2019. Cùng với một số dự án khác được đầu tư thêm và đã hoàn tất, tổng giá trị đầu tư xây dựng cơ bản của Viglacera năm 2019 tăng 500 tỷ đồng.
Ngoài ra, các khoản tiền và tiền gửi ngân hàng các kỳ hạn cũng tăng thêm xấp xỉ 1.000 tỷ đồng. Nguồn vốn tăng thêm trong năm một phần đến từ người mua trả tiền trước (tăng 1.700 tỷ đồng). Thêm vào đó, Viglacera cũng tự tích lũy thêm, qua đó nâng giá trị lợi nhuận chưa phân phối đến cuối năm 2019 lên 826 tỷ đồng, tương đương 18% vốn điều lệ của doanh nghiệp.
Đến cuối năm 2019, cơ cấu cổ đông của Viglacera cũng đã ghi nhận chuyển biến đáng kể sau khi Bộ Xây dựng thoái một phần vốn doanh nghiệp nay. Tỷ lệ sở hữu của cổ đông nhà nước đã giảm từ 53,97% xuống 38,58%.
Bất động sản khu công nghiệp ngày càng trở thành trụ cột chính
Cả năm 2019, doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế của Viglacera đạt lần lượt 10.115 tỷ đồng và 970 tỷ đồng, đều tăng khoảng 14 - 15% so với năm trước. So với kế hoạch, kết quả kinh doanh vượt mục tiêu 930 tỷ đồng lợi nhuận đã đề ra.
Doanh thu của Viglacera năm 2019 tăng 15% và ghi nhận sự thay đổi mạnh trong tỷ trọng đóng góp giữa các mảng
Tuy nhiên, đã có sự thay đổi đáng kể trong tỷ trọng đóng góp giữa các mảng kinh doanh. Tổng lợi nhuận gộp năm 2019 là 2.440 tỷ đồng. Trong đó, hoạt động bất động sản và xây dựng góp 840 tỷ đồng, tăng 40% và tương đương 36% lợi nhuận gộp. Đây cũng năm thứ hai liên tiếp mảng kinh doanh này đóng góp nhiều nhất với tỷ trọng đóng góp ngày càng bỏ xa các mảng sản xuất khác.
Lợi nhuận trước thuế năm 2019 của Viglacera tăng trưởng 14,6% so với năm 2018
Trong khi đó, lợi nhuận từ sản phẩm kính, sứ, sen vòi giảm hơn 9% so với cùng kỳ năm trước.
Thanh Thủy
Theo Baodautu.vn
Thanh toán không dùng tiền mặt: Lợi cho người dân đến từng đồng bạc lẻ Trước đây, khi thu ngân trả lương hay khoản gì nếu thừa tiền lẻ thường khách cho luôn nhưng hanh toán không dùng tiền mặt có thể trả đến hàng đơn vị. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những quốc gia có tỷ lệ thanh toán không tiền mặt thấp trong khu vực....