Ép trẻ thành thiên tài: ‘Căn bệnh’ trong nền giáo dục Việt Nam

Theo dõi VGT trên

“Ép trẻ thành thiên tài, học theo cách chạy đua kiến thức rỗng, vào trường top bằng mọi cách… là những ‘căn bệnh’ trong nền giáo dục Việt”, ông Nguyễn Tuấn Hải viết.

Ngày ngày, chúng ta chứng kiến cảnh học sinh bị nhồi sọ từ bé để đua tranh vào các cái gọi là trường chuyên lớp chọn, như thể đó là cách duy nhất để có được tương lai tươi sáng.

Ông Nguyễn Tuấn Hải – nhà sáng lập Eton Grammar School – chia sẻ góc nhìn về vấn đề này. Bài viết thể hiện quan điểm và văn phong của tác giả.

Dạy trẻ con thành thiên tài ở bậc phổ thông

Đây là “cơn điên” số một trong nền giáo dục của chúng ta, hệ quả trực tiếp của kiểu đào tạo “gà nòi”. Vậy phần đông học sinh không vào được trường chuyên lớp chọn sẽ không có cơ hội và cuộc sống tốt đẹp mà nền giáo dục bình đẳng có thể mang lại cho chúng hay sao?

Ép trẻ thành thiên tài: &'Căn bệnh' trong nền giáo dục Việt Nam - Hình 1

Nguyễn Tuấn Hải – nhà sáng lập Eton Grammar School. Ảnh: Quyên Quyên.

Hầu như các học sinh khá giỏi đều được cha mẹ nhắm vào luyện thi chuyên Toán hoặc chuyên Anh. Các môn khác thì sao? Ví dụ, Vật lý – môn khoa học tuyệt vời gắn bó với cuộc sống hàng ngày – và cả những môn xã hội mà ra đời mới biết nó quan trọng, đặc biệt là nghệ thuật.

Biết bao nhiêu tài năng đã bị bỏ qua và lãng phí vì các em đã không được định hướng và tạo cơ hội phát triển đúng với thiên hướng và tiềm năng vốn có của chính mình.

Chúng ta hãy nghĩ xem, số đông học sinh không vào được trường chuyên lớp chọn sẽ ra sao? Các em bị tước đi cơ hội khi còn ở phổ thông và phải chờ đợi các cơ hội ở trường đời? Nền giáo dục Việt Nam hiện nay mang lại những gì tốt đẹp cho thiểu số?

Người lớn muốn làm tỷ phú

Chúng ta hãy nhìn cách người Việt tham gia giao thông, tất cả đều cố gắng lao lên phía trước để vượt người khác dù chỉ là một cái bánh xe máy. Cuộc đua trong giáo dục đại học và học nghề cũng tương tự vậy khi người ta chỉ muốn và chỉ thích học những ngành “làm ra tiền và kiếm được tiền”. Tất cả chỉ phục vụ cho mục tiêu muốn làm tỷ phú, càng nhanh càng tốt.

Các ngành nghề về khoa học và nghệ thuật phục vụ cộng đồng mất nhiều tài năng. Tư duy của sinh viên và của người đi làm là thành công phải là tiền bạc và địa vị. Các yếu tố về đam mê cống hiến, học hỏi và tài năng thật sự đã bị bỏ không thương tiếc. Người ta đi học thạc sĩ hay tiến sĩ cũng vì những thứ gắn liền định nghĩa thành công nêu trên.

Thật buồn là ngày nay, chúng ta xuất khẩu nhiều thứ nhưng lại không thể xuất khẩu giáo sư và tiến sĩ đào tạo ở trong nước. Đó là vì ở Việt Nam: Đại học = học đại.

Cuộc chạy đua kiến thức rỗng

Video đang HOT

Với nhiều học sinh, học là một cuộc chạy đua kiến thức rỗng và bỏ quên hoàn toàn kỹ năng, tư duy. Bởi, trẻ em học không đi đôi với hành, chỉ nhồi nhét kiến thức mà không có thực hành và thí nghiệm.

Một thí nghiệm khoa học thực hành thú vị mà trẻ có cơ hội thực hiện còn đáng giá hơn một chương lý thuyết. Trong ngoại ngữ (đặc biệt tiếng Anh), trẻ tự tin nói được một bài tranh luận, kể một câu chuyện hoặc viết một bài văn có giá trị gấp nhiều lần kiểu làm bài tập ngữ pháp đang thống trị trong trường học và các kỳ thi ở Việt Nam.

Sinh viên hiện tại chủ yếu học theo cách thầy cô đọc, trò chép từ một cuốn giáo trình để ngay cạnh mình. Cách này không có sự tự học, tự đọc và tự nghiên cứu. Và tất nhiên, cái gọi là học tập suốt đời là câu chuyện hoang đường với nhiều người. Hậu quả là tư duy nền móng cho trí tuệ và văn minh như phản biện, hoài nghi, sáng tạo, tìm tòi… đều là thứ xa lạ.

Chạy đua vào các trường top của Mỹ

Năm năm trở lại đây, phong trào du học Mỹ trở nên sôi động bất ngờ, cho dù nó đã là một dòng chảy từ lâu ở Việt Nam. Phong trào này lên cao ở Hà Nội và TP.HCM, cùng chung một thông điệp: Điểm các kỳ thi chuẩn hóa cao và vào được trường top.

Tuy nhiên, một số ít học sinh làm được cả hai điều trên, phần còn lại của tảng băng chìm là số đông các em không làm được điều này và nhận trái đắng. Các em chỉ chạy đua vào trường theo danh tiếng mà quên đi vấn đề cốt tử cho tương lai của mình. Đó là học cái gì quan trọng hơn rất nhiều việc học trường gì.

Kiểu học này, thực chất là cách luyện gà chọi mới, không hơn không kém. Với các điểm số 1.500/1.600, ngay cả người Mỹ cũng bất ngờ. Họ bất ngờ không hẳn vì sao bạn giỏi thế (về điểm số) mà còn vì tại sao bạn phải làm thế?

Phần đông học sinh Mỹ, kể cả những tài năng sau này có thể trở thành các nhà khoa học lớn, đều không có điểm SAT cao như vậy hoặc không chạy theo điểm thi cao, cho dù họ thừa sức làm được nếu “cày” và luyện tập. Bởi, họ không thấy cần phải học theo cách như vậy, không sẵn sàng đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc chỉ để đạt điểm cao.

Họ không sẵn lòng đánh đổi. Vì, họ biết các trường đại học Mỹ không cần phải có điểm SAT tới mức 1.500 hoặc 1.550.

Họ cũng biết nếu chạy theo điểm số ở mức cao 1.500 như ở Việt Nam, họ sẽ mất hết thời gian cho các môn học và các hoạt động khác. Sau cùng, nền giáo dục Mỹ không chấp nhận cách học tủ và “cày” theo cách thiếu sáng tạo.

Một bộ phận không nhỏ các em mang giấc mơ du học Mỹ hiện nay đang hy sinh tất cả thời gian để chạy theo điểm SAT cao, dành cả mấy năm theo học SAT. Nhưng, những gì chúng ta thấy trên truyền thông về những học sinh đạt học bổng trường danh tiếng Mỹ chỉ là thiểu số.

Ngay cả khi những trường Ivy League (nhóm uy tín hàng đầu) cũng không yêu cầu phải có SAT cao như vậy. Vậy nhưng, nhiều bạn trẻ vẫn điên cuồng đánh đổi.

Các bạn có thể đặt câu hỏi: Có nhất thiết phải theo đuổi các trường hàng đầu không? Câu trả lời của tôi là không nhất thiết phải như vậy.

Ở Mỹ, nhiều trường tốt và ở các trường tốt ngoài Ivy vẫn rất nhiều tài năng mà chính họ đã bị Ivy từ chối. Một học sinh giỏi của tôi học Williams College nói rằng: Quan trọng nhất vẫn là lúc ra trường sống và làm việc thế nào.

* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả.

Theo Zing

Báo Thái Lan: Vì sao giáo dục Việt Nam được đánh giá cao?

Tờ Bangkok Post vừa đăng tải bài viết lý giải tại sao thành tích giáo dục Thái Lan lại thua kém Việt Nam và Singapore.

Theo báo cáo đánh giá học sinh quốc tế gần đây của Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD), sinh viên Thái Lan đạt thành tích khá khiêm tốn. Điều này gây ra những lo ngại về chất lượng và khả năng của học sinh, sinh viên nước này. Trong khi đó, hệ thống giáo dục của Singapore và Việt Nam dường như đang tạo ra được những sinh viên giỏi nhất thế giới, Bangkok Post viết.

Kết quả Chương trình đánh giá sinh viên quốc tế 2015 (PISA 2015) được công bố gần đây cho thấy điểm số của sinh viên Thái Lan sụt giảm trong khi Singapore vượt qua Trung Quốc, vươn lên đứng thứ nhất trong 70 nước thuộc danh sách phân tích.

Một bất ngờ lớn hơn là điểm số của sinh viên Việt Nam, quốc gia có sự cải thiện đáng kể trên bảng xếp hạng, lên vị trí thứ tám (cao hơn Hong Kong, Trung Quốc) từ vị trí thứ 17 trong bảng đánh giá trước đó năm 2012.

Trong khi đó, Thái Lan xếp thứ 54. Điểm số của tất cả các môn đều thấp hơn so với đánh giá năm 2012. Phân loại theo từng môn học, Thái Lan đứng thứ 54 ở môn Toán, thứ 57 môn Đọc hiểu và vị trí 54 đối với môn Khoa học.

Báo Thái Lan: Vì sao giáo dục Việt Nam được đánh giá cao? - Hình 1

Kết quả xếp hạng PISA 2015 của các quốc gia và vùng lãnh thổ. Ảnh: POSTGraphics.

Vì sao giáo dục Việt Nam và Singapore thành công?

Một đoạn trong bài viết trên BBC, giám đốc giáo dục của OECD Andreas Schleicher cho rằng yếu tố chính là tiêu chuẩn giảng dạy. Singapore quản lý giáo dục giành được kết quả xuất sắc mà không có sự khác biệt lớn giữa trẻ em đến từ gia đình giàu hay có hoàn cảnh khó khăn.

"Singapore đầu tư mạnh vào đội ngũ giáo viên chất lượng để nâng cao uy tín và vị thế của việc giảng dạy, thu hút các sinh viên tốt nghiệp giỏi nhất", ông Schleicher nói. Theo vị này, đảo quốc sư tử tuyển giáo viên thuộc top 5% các sinh viên tốt nghiệp đại học có thành tích cao nhất.

Đối với Việt Nam, ông Schleicher cho rằng thành công là nhờ tư tưởng tiên tiến của các quan chức chính phủ, một chương trình đào tạo tập trung và đầu tư vào giáo viên.

Schleicher rất chú ý đến chương trình đào tạo của Việt Nam. Theo vị này, chương trình được thiết kế cho phép học sinh có những hiểu biết sâu về các khái niệm cốt lõi và làm chủ những kỹ năng quan trọng. Điều này trái ngược với kiểu đào tạo "rộng những không sâu" của châu Âu và Bắc Mỹ.

"Gần 17% học sinh 15 tuổi nghèo nhất của Việt Nam nằm trong số 25% sinh viên giỏi nhất đến từ các quốc gia và nền kinh tế tham gia các bài kiểm tra của PISA. Trong khi đó, trung bình ở các nước OECD, chỉ 6% học sinh có hoàn cảnh khó khăn nằm trong nhóm này", trích dẫn bài viết trên BBC.

Viện thúc đẩy giảng dạy Khoa học và Công nghệ của Thái Lan nhận định kết quả PISA cho thấy một quan niệm đã không còn chính xác. Đó là hiệu quả giáo dục liên quan mức GDP của một quốc gia và ngân sách dành cho giáo dục của nước đó.

Cũng theo viện này, nguyên tắc của người Việt Nam là đảm bảo rằng giáo viên phải làm tận tâm, có trách nhiệm và có kỷ luật. Họ hiếm khi bỏ giờ.

Học sinh Việt Nam cũng rất ham học. Nghiên cứu chỉ ra rằng không giống như học sinh Thái Lan, học sinh Việt Nam không sợ môn Toán.

Học sinh Việt Nam dành trung bình 227 phút mỗi tuần để học Toán, trong khi học sinh Thái chỉ dành 206 phút. Tổng số giờ học của học sinh Việt Nam là 32 giờ/tuần, thấp hơn so với Thái Lan 36 giờ/tuần.

Những vấn đề tồn tại của giáo dục Thái Lan

Ông Athapol Anunthavorasakul - học giả đến từ khoa giáo dục của Đại học Chulalongkorn tại thủ đô Bangkok - nhận xét kết quả PISA phản ánh sự chênh lệch nghiêm trọng giữa học sinh các trường nổi tiếng và học sinh ở khu vực nông thôn.

"Tình trạng này cho thấy Thái Lan không thể cải thiện sự công bằng trong phân bổ nguồn lực giáo dục", ông nói.

Báo Thái Lan: Vì sao giáo dục Việt Nam được đánh giá cao? - Hình 2

Dù đầu tư cho giáo dục, kết quả PISA của Thái Lan khá khiếm tốn. Ảnh: Bangkok Post

Ông Athapol cho biết trong 2 - 3 năm gần đây, Bộ Giáo dục Thái Lan đầu tư tiền bạc đào tạo giáo viên và học sinh theo đánh giá của PISA nhưng việc thực hiện vẫn còn hạn chế.

"Tôi nghĩ rằng bộ đã đi sai hướng. Thay vì chi tiền vào việc đào tạo giáo viên và học sinh ở một số trường cho kỳ thi PISA, bộ cần tập trung việc thu hẹp khoảng cách giữa sinh viên ở những trường nổi tiếng và trường khó khăn", ông Athapol nhận định.

Bộ trưởng Giáo dục Teerakiat Jareonsettasin thừa nhận ông cũng thất vọng với kết quả của học sinh Thái Lan. Nó phản ánh một khoảng cách rất lớn giữa học sinh những trường ưu tú và những người học ở trường nghèo nàn.

Ông Teerakiat nhấn mạnh rằng nếu chỉ tính riêng các trường như Mahidol Wittthayanusorn và Chulabhorn Wittayalai, điểm Khoa học, Đọc hiểu và Toán của học sinh tương đương các quốc gia đứng vị trí cao trong kết quả PISA.

Tuy nhiên, điểm PISA là số điểm chung của sinh viên tất cả trường học trên cả nước.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tạ Đình Phong quay lại với Trương Bá Chi, Vương Phi bất lực khóc trên sóng truyền hình vì không níu giữ được bạn trai?Tạ Đình Phong quay lại với Trương Bá Chi, Vương Phi bất lực khóc trên sóng truyền hình vì không níu giữ được bạn trai?
23:21:59 31/01/2025
Quán ở Hà Nội bán 1,2 triệu đồng/3 bát bún riêu bị đình chỉ hoạt độngQuán ở Hà Nội bán 1,2 triệu đồng/3 bát bún riêu bị đình chỉ hoạt động
21:26:20 31/01/2025
Hoa hậu Việt công khai bạn trai vào mùng 3 Tết, lộ luôn chuyện chuẩn bị kết hônHoa hậu Việt công khai bạn trai vào mùng 3 Tết, lộ luôn chuyện chuẩn bị kết hôn
23:18:06 31/01/2025
Cặp sao Việt bị "bắt quả tang" phim giả tình thật không thể cãi nổi, nhà gái vô tư ngồi lên đùi nhà trai mới sốcCặp sao Việt bị "bắt quả tang" phim giả tình thật không thể cãi nổi, nhà gái vô tư ngồi lên đùi nhà trai mới sốc
23:57:25 31/01/2025
Sao Việt 31/1: Đỗ Mỹ Linh cùng chồng con đi du xuân, Mỹ Tâm đón Tết bên bố mẹSao Việt 31/1: Đỗ Mỹ Linh cùng chồng con đi du xuân, Mỹ Tâm đón Tết bên bố mẹ
22:38:39 31/01/2025
Xuân Son được bầu Thiện thưởng căn hộ cao cấp hơn 1 triệu USDXuân Son được bầu Thiện thưởng căn hộ cao cấp hơn 1 triệu USD
21:30:41 31/01/2025
Cameo giàu nhất phim Trấn Thành là hiện tượng mạng cực hot, xuất hiện vài phút mà khiến nam chính "tàn đời"Cameo giàu nhất phim Trấn Thành là hiện tượng mạng cực hot, xuất hiện vài phút mà khiến nam chính "tàn đời"
23:59:38 31/01/2025
Những nàng dâu hào môn của showbiz Việt: Từ Hoa hậu đến ngọc nữ, ai là người viên mãn nhất?Những nàng dâu hào môn của showbiz Việt: Từ Hoa hậu đến ngọc nữ, ai là người viên mãn nhất?
22:28:21 31/01/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Các nhà khoa học Nga tạo ra một vật liệu mới để lưu trữ dữ liệu

Các nhà khoa học Nga tạo ra một vật liệu mới để lưu trữ dữ liệu

Thế giới

07:07:06 01/02/2025
Dựa trên kết quả của các cuộc thử nghiệm, các nhà nghiên cứu từ FEFU đã đề xuất sử dụng các cấu trúc nano niken làm vật mang dữ liệu có sử dụng nguyên lý hoạt động của băng từ trước đây được sử dụng trong băng cassette âm thanh và video...
Nụ Hôn Bạc Tỷ: Bất ngờ lớn nhất mùa phim Tết 2025

Nụ Hôn Bạc Tỷ: Bất ngờ lớn nhất mùa phim Tết 2025

Phim việt

07:03:22 01/02/2025
Bộ phim của Thu Trang là một canh bạc khi đối đầu Trấn Thành trong dịp Tết và còn để dàn diễn viên chính là những cái tên hoàn toàn mới.
Phim Hàn gây sốc vì có rating cao nhất cả nước dịp Tết, nam chính diễn cảnh bi quá đỉnh hút gần 2 triệu view

Phim Hàn gây sốc vì có rating cao nhất cả nước dịp Tết, nam chính diễn cảnh bi quá đỉnh hút gần 2 triệu view

Phim châu á

07:00:49 01/02/2025
Giữa thời điểm hàng loạt phim Hàn đều chứng kiến sự tụt giảm về tỉ suất người xem thì bộ phim này lại thuận lợi tăng trưởng.
Tiền đạo Nguyễn Tiến Linh sẽ lần đầu giành Quả bóng vàng?

Tiền đạo Nguyễn Tiến Linh sẽ lần đầu giành Quả bóng vàng?

Sao thể thao

06:59:29 01/02/2025
Theo nhiều nguồn tin, tiền đạo Nguyễn Tiến Linh đang dẫn đầu danh sách bầu chọn Quả bóng vàng Việt Nam 2024, vượt trên các ứng viên nặng ký khác như Hoàng Đức hay Quang Hải.
Sốc: "Bạn trai tin đồn" của Jennie và Rosé (BLACKPINK) lộ ảnh khoá môi nhau!

Sốc: "Bạn trai tin đồn" của Jennie và Rosé (BLACKPINK) lộ ảnh khoá môi nhau!

Sao âu mỹ

06:49:36 01/02/2025
Nhiều netizen đùa rằng Jennie - Rosé khéo chọn bạn trai , thậm chí còn là nữ phụ đam mỹ nên fan hoàn toàn có thể yên tâm rằng 2 mỹ nhân BLACKPINK không hẹn hò với bạn diễn.
Mùng 3 Tết, Hà Anh Tuấn khiến dân mạng không kìm được nước mắt chỉ với 1 bức ảnh

Mùng 3 Tết, Hà Anh Tuấn khiến dân mạng không kìm được nước mắt chỉ với 1 bức ảnh

Sao việt

06:38:32 01/02/2025
Hà Anh Tuấn là nghệ sĩ không chỉ tài năng mà còn lan toả nguồn năng lượng tích cực thông qua những việc làm nhân văn và tử tế.
Bức ảnh chạm môi gây chấn động cõi mạng đêm mùng 3 Tết của 2 nữ diễn viên hàng đầu showbiz

Bức ảnh chạm môi gây chấn động cõi mạng đêm mùng 3 Tết của 2 nữ diễn viên hàng đầu showbiz

Sao châu á

06:32:38 01/02/2025
Ngô Tuyên Nghi đăng ảnh hôn môi đàn em Lư Dục Hiểu trên phim trường Ngũ Phúc Lâm Môn khiến MXH Weibo dậy sóng vào tối mùng 3 Tết Âm lịch
Nam ca sĩ giữ bao lì xì suốt 15 năm vì một điều nghẹn ngào

Nam ca sĩ giữ bao lì xì suốt 15 năm vì một điều nghẹn ngào

Tv show

06:26:24 01/02/2025
Ca sĩ Khắc Minh tiết lộ một kỷ vật vô cùng đặc biệt, là một phong bao lì xì cũ kỹ và được anh giữ gìn suốt hơn 15 năm.
"Ông hoàng nhạc phim" Phan Mạnh Quỳnh

"Ông hoàng nhạc phim" Phan Mạnh Quỳnh

Nhạc việt

06:19:11 01/02/2025
Được mệnh danh là ông hoàng nhạc phim , âm nhạc của Phan Mạnh Quỳnh có một dấu ấn riêng khiến người nghe không thể nhầm lẫn.
Công thức thịt viên "đỉnh của chóp" giúp bữa cơm ngày Tết thơm ngon, đậm đà, mang đãi khách ai cũng mê

Công thức thịt viên "đỉnh của chóp" giúp bữa cơm ngày Tết thơm ngon, đậm đà, mang đãi khách ai cũng mê

Ẩm thực

06:18:06 01/02/2025
Bạn có thể tự nêm theo khẩu vị hoặc tham khảo công thức gia truyền sau đây, đảm bảo cả vị chua ngọt lẫn vị đậm đà đều đốn tim người ăn.
Jennie tung bản tình ca ướt át, "đắp mộ cuộc tình" khiến dân tình há hốc vì cú lừa ngoạn mục

Jennie tung bản tình ca ướt át, "đắp mộ cuộc tình" khiến dân tình há hốc vì cú lừa ngoạn mục

Nhạc quốc tế

23:47:46 31/01/2025
Tưởng sẽ lâm li bi đát hay ngầu lòi với tuyên ngôn tình yêu, thì Love Hangover chỉ đơn giản là một tình khúc được hoạ trên MV hơi hướng tiểu phẩm.