Ép tín dụng phải tăng
Đẩy tín dụng tăng là giải pháp để đẩy tăng trưởng kinh tế trong dịch bệnh. Muốn vậy, có lẽ ngành ngân hàng phải bỏ tình trạng “cố thủ”.
Lãi suất hạ là giải pháp riêng của ngành ngân hàng để mở rộng tín dụng.
Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đến cuối tháng 7/2020, tín dụng mới chỉ tăng 3,45% so với cuối năm 2019, chưa bằng một nửa so với mức tăng 7,48% của cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, sau khi tăng khá nhanh trong tháng 6, tốc độ tín dụng đã chậm lại trong tháng vừa qua. Nếu như trong tháng 6, tín dụng tăng tới 1,28% so với tháng 5, thì mức tăng thêm trong tháng 7 chỉ khoảng 0,2%.
Theo báo cáo tín dụng của các ngân hàng nửa đầu năm, tín dụng hàng loạt ngành và lĩnh vực như hàng không, vận tải biển, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, bất động sản, xây dựng… không những không tăng, mà còn giảm, có ngân hàng giảm dư nợ cho vay chỉ còn một nửa so với cùng kỳ năm ngoái ở các lĩnh vực trên.
Lý do giảm được các ngân hàng giải thích không mới, là do dịch. Doanh nghiệp không mở rộng kinh doanh thì nhu cầu vốn vay mới (cơ sở cho tăng trưởng tín dụng) không có, nhiều ngành chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi Covid-19 đã nhanh chóng tất toán nợ cũ để giảm chi phí, hoặc đề nghị ngân hàng tái cấu trúc nợ để dãn, hoãn…
Nhìn ở góc độ này có thể thấy, tín dụng toàn nền kinh tế còn tăng được cũng là một tín hiệu khả quan!
Tuy nhiên, ở góc độ doanh nghiệp, việc tín dụng không tăng được có một phần chủ quan từ phía ngân hàng. Rủi ro cho vay của khách hàng tăng lên vì kinh doanh khó khăn hơn, ngân hàng sợ nợ xấu nên rất thận trọng trong cho vay mới, thủ tục phê duyệt kỹ hơn, thời gian lâu hơn…
Lãnh đạo một doanh nghiệp thương mại về thuốc thực vật tại Đồng Nai đã dùng hình ảnh “cố thủ” khi nói về vấn đề này. Theo vị này, việc các ngân hàng thận trọng hơn trong bối cảnh hiện nay cũng là điều dễ hiểu.
“Tuy nhiên, thận trọng tới mức ‘cố thủ’ thì rất khó để doanh nghiệp có nhu cầu có thể tiếp cận được tín dụng”, vị lãnh đạo trên nói.
Video đang HOT
Trong nhiều hội nghị đối thoại với ngành ngân hàng trong những tháng gần đây, nhiều doanh nghiệp vẫn bày tỏ sự tự tin vào việc dịch sớm đi qua, và những cơ hội kinh doanh sẽ tốt hơn, nhưng cũng cho biết, vay vốn mới hiện rất khó khăn.
“Việc các ngân hàng yêu cầu phải có tài sản thế chấp, phải chứng minh dòng tiền trả nợ mới được vay vốn là điều kiện rất khó đối với doanh nghiệp hiện nay vì dịch bệnh Covid-19 khiến hoạt động sản xuất kinh doanh bấp bênh, trong khi những tài sản lớn chúng tôi đã thế chấp vào khoản vay cũ”, lãnh đạo một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn cho biết.
Kết quả cuộc khảo sát của UOB cho thấy, gần 3/5 số doanh nghiệp nhỏ và vừa khu vực ASEAN (58%) sẽ không còn xúc tiến các kế hoạch đầu tư như dự định trong năm, tuy nhiên, tại Việt Nam có sự khác biệt.
Chỉ có 47% doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam cho biết sẽ trì hoãn việc đầu tư trong năm và là thị trường duy nhất trong khu vực có tỷ lệ doanh nghiệp ở nhóm này cho biết sẽ đầu tư trong năm 2020.
Khảo sát trên là một ví dụ nhỏ cho thấy mức độ lạc quan của doanh nghiệp Việt Nam trong dịch bệnh. Lạc quan đó không đơn thuần là tính cách người Việt luôn thể hiện trong khó khăn, mà có cơ sở kinh tế nhất định.
Báo cáo của nhiều ngành kinh tế cho thấy, tăng trưởng vẫn là 2 chữ được đề cập qua 6 tháng đầu năm, dù mức độ tăng có giảm so với những năm trước. Nông nghiệp vẫn tăng 1,19% (cùng kỳ là 3,9%), lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo cũng tăng 4,96%, trong đó ngành xây dựng là điểm sáng khi tăng 4,5%…
Doanh nghiệp vẫn lạc quan là cơ sở mở rộng được tín dụng, đưa thêm được vốn ra nền kinh tế để thúc đẩy tăng trưởng.
Nhưng để xóa được lo ngại của ngân hàng về rủi ro và nợ xấu thì giải pháp được các chuyên gia chỉ ra rằng, cần phải có những biện pháp kích cầu quyết liệt hơn, đặc biệt trong đầu tư công, hạ lãi suất hơn nữa để kích thích tiêu dùng, đưa vốn tiết kiệm của người dân chuyển dần sang đầu tư, kinh doanh…
Giao thương cũng là một giải pháp khi thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới phía Bắc nước ta đang đẩy mạnh kích cầu kinh tế. Giá quặng sắt giao ngay đã lên mức 130 USD/tấn, cao nhất từ năm 2014 chủ yếu nhờ Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng.
Hay tận dụng tốt các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký như CPTPP, EVFTA không chỉ giúp doanh nghiệp có đầu ra, mà những hợp đồng xuất khẩu cũng là căn cứ quan trọng để ngân hàng tự tin giải ngân vốn.
Tiền gửi không kỳ hạn hồi phục
Tiền gửi không kỳ hạn (CASA) của 25 ngân hàng đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, giảm 2% so với đầu năm.
Thống kê của Người Đồng Hành với 25 ngân hàng, tiền gửi khách hàng chỉ tăng 4% so với đầu năm, thấp hơn mức khoảng 6% nửa đầu năm trước. Tăng trưởng huy động thấp hơn cùng kỳ một phần do ảnh hưởng của mức tăng thấp của tín dụng trong nửa đầu năm và thanh khoản liên ngân hàng dư thừa.
Tính đến cuối tháng 7, tín dụng chỉ tăng 3,45%, thấp hơn mức 7,13% trong cùng kỳ. Dịch Covid-19 tác động đến nền kinh tế khiến nhu cầu vay của người dân và doanh nghiệp giảm, đồng thời các nhà băng cũng thắt chặt hơn việc giải ngân nhằm hạn chế nợ xấu phát sinh.
Những đơn vị tăng trưởng tiền gửi mạnh nhất gồm HDBank hơn 19% và NamABank 17%. VietBank, VPBank, BacABank, PGBank... dao động quanh 10%. 3 ngân hàng trong nhóm Big4 ghi nhận mức tăng tiền gửi thấp, BIDV chỉ 1,6%, VietinBank 2,3% và Vietcombank 5,7%...
Tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng. Đơn vị: tỷ đồng, %.
Ở chiều ngược lại, 3 nhà băng ghi nhận tiền gửi khách hàng thấp hơn đầu năm. Eximbank giảm gần 11%, MB 5,6%, SCB giảm nhẹ.
Ông Lưu Trung Thái, CEO MB, từng cho biết việc giảm huy động nằm trong kế hoạch của ban lãnh đạo. Ngân hàng không khó khăn trong việc thu hút tiền gửi. Hệ thống ngân hàng dư tiền cũng tác động khiến mặt bằng lãi suất trên thị trường liên tục giảm từ đầu năm với tốc độ nhanh hơn từ tháng 8.
Lãi suất tiền gửi đã giảm 70-90 điểm cơ bản ở kỳ hạn dưới 12 tháng và giảm khoảng 100 điểm cơ bản ở các kỳ hạn trên 1 năm so với mức bình quân năm 2019. Đồng thời, lãi suất liên ngân hàng cũng ở vùng thấp nhất lịch sử dao động 0,3-0,39%.
CASA nhiều ngân hàng tăng trở lại trong quý II
Đến cuối tháng 6, tiền gửi không kỳ hạn (CASA) 25 ngân hàng đạt hơn 1 triệu tỷ đồng, giảm 2% so với đầu năm. Cuối quý I, CASA giảm 11%. Điều này cho thấy quý II, CASA đã tăng trở lại.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), đến cuối quý II, riêng tiền gửi thanh toán của cá nhân tại các ngân hàng đạt 532.809 tỷ đồng, tăng 11% so với thời điểm cuối tháng 3 và cao hơn 5% so với đầu năm.
3 ngân hàng nhóm Big4 dẫn đầu hồi phục. Vietcombank là đơn vị tăng trưởng lớn nhất CASA trong quý II, với hơn 16.121 tỷ đồng, tương đương 6,6%. Theo sau, VietinBank tăng hơn 15.406 tỷ đồng, tăng 12%. BIDV cao hơn 14.737 tỷ đồng, tương đương 9%.
CASA tại các ngân hàng cuối quý II. Đơn vị: tỷ đồng, %.
MB, Techcombank, ACB, Sacombank... CASA tăng 6.000-9.000 tỷ đồng, cao hơn 13-16% so với thời điểm cuối quý I. Nhóm dưới gồm Kienlongbank, BacABank, SaigonBank, CASA chỉ tăng 120-200 tỷ đồng. SeABank là ngân hàng duy nhất ghi nhận giảm tiền gửi không kỳ hạn trong quý II hơn 852 tỷ đồng, tương đương giảm 9%.
Cuối quý I, chỉ 3 ngân hàng ghi nhận CASA tăng trưởng là MSB, HDBank và ABBank dao động 1-5%, trong khi hơn 20 nhà băng còn lại đều giảm với mức dao động 5-41%.
Hiện nay, MB và Techcombank là ngân hàng có CASA lớn nhất hệ thống, cùng chiếm 33% tiền gửi khách hàng. Những nhà băng tiếp theo là Vietcombank với 28%, MSB 20%...
Các ngân hàng đều muốn tăng tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn để giảm chi phí vốn. Điều này càng quan trọng trong bối cảnh ngành ngân hàng đang gián tiếp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và lãi suất tiền gửi liên tục giảm.
Tại buổi gặp gỡ chuyên viên phân tích, lãnh đạo VPBank từng chia sẻ ngân hàng sẽ tích cực giảm chi phí vốn bằng cách tăng CASA và giảm lãi suất với tiền gửi khách hàng theo xu hướng của thị trường.
Vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng tiếp tục yêu cầu các ngân hàng thương mại thực hiện nghiêm chỉ đạo về tiết giảm chi phí hoạt động, giảm lương thưởng, lợi nhuận để tiếp tục giảm lãi suất cho vay thực chất với các khoản vay hiện hữu và các khoản cho vay mới trong nửa cuối năm 2020.
Góc nhìn giao dịch chứng khoán tuần mới: Cơ hội đối với nhóm ngành vật liệu xây dựng? Theo các chuyên gia chứng khoán cơ hội đầu tư giai đoạn này sẽ khó khăn hơn nhiều, nhưng nhóm ngành xây dựng và vật liệu vẫn có cơ hội để vượt khó trong những tháng cuối năm. Những tưởng TTCK sẽ chịu ảnh hưởng lớn do nguy cơ bùng dịch trở lại và số ca nhiễm mới tại Việt Nam liên tiếp...