Ép HS gửi bài dự thi qua bưu điện để kiếm 600 triệu?
Theo tính toán sơ bộ, toàn tỉnh Sóc Trăng có khoảng 200.000 học sinh. Mỗi phong bì 500 đồng, mỗi con tem 2.500 đồng, tính ra ngành Bưu điện sẽ bán được 200.000 phong bì và tem, tổng thu sẽ là 600 triệu đồng.
Những ngày qua, nhiều giáo viên ở tỉnh Sóc Trăng rất bất bình khi nhận được thông báo của Bưu điện tỉnh Sóc Trăng và Sở GD-ĐT Sóc Trăng về việc tổ chức cuộc thi tìm hiểu ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Theo giáo viên, việc tổ chức cuộc thi này không nhằm mục đích giúp học sinh tìm hiểu về truyền thống của nhà giáo Việt Nam mà chủ yếu là để cho Bưu điện kinh doanh.
Bưu điện tỉnh Sóc Trăng
Trong kế hoạch tổ chức cuộc thi do Giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng Trần Việt Hùng và Giám đốc bưu điện tỉnh Sóc Trăng Nguyễn Hải Thanh ký gửi các đơn vị trường học trong tỉnh ngày 14/10 ghi rõ: Đối tượng tham gia là tất cả các học sinh trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Thể lệ cuộc thi qui định: Bài dự thi được thể hiện trên giấy A4 theo mẫu của Ban tổ chức; Bài dự thi phải được bỏ vào bì thư có dán tem và gửi qua đường Bưu điện, mỗi bì thư là một bài thi; Thư không dán tem, một bì thư có nhiều bài dự thi, bài thi của các cá nhân gửi trực tiếp là bài không hợp lệ.
Cơ cấu giải thưởng cho cả cuộc thi gồm tập thể và cá nhân với tổng số tiền là 14,8 triệu đồng. Ngoài ra, Bưu điện cũng sẽ chi trả hoa hồng tiền bán tem, bì thư cho các trường là 15% (5% cho tem, 10% cho bì thư) cho các đơn vị chi bán tem, bì thư cho trường học tham gia cuộc thi.
Thầy Trần Đông Nhật, Hiệu trưởng trường THCS Phường 6 (TP Sóc Trăng) cho biết: “Nhận được thông báo cùng kế hoạch tổ chức cuộc thi của Sở GD-ĐT và Bưu điện, chúng tôi rất bất bình vì qui định như trên gây khó khăn, lãng phí cho học sinh. Cụ thể học sinh ở thành phố Sóc Trăng và các huyện có thể không cần phải gửi bài dự thi qua đường bưu điện mà có thể nhà trường thu nhận bài của các em rồi mang nộp thẳng cho bưu điện cũng được”.
“Theo tôi, cách tổ chức như vậy là khó chấp nhận được. Hôm họp lãnh đạo các trường trong thành phố, hầu như ai cũng bất bình và không đồng ý với qui định mà Ban tổ chức cuộc thi đưa ra. Ngay lãnh đạo Phòng GD-ĐT thành phố và cán bộ UBND thành phố cũng không đồng ý. Vì vậy, chúng tôi vẫn phát động học sinh dự thi nhưng sẽ thu bài theo trường và cử người mang sang nộp cho BTC, nếu không nhận thì thôi” – thầy Nhật nói.
Video đang HOT
Nhiều hiệu trưởng trường THCS và THPT ở các huyện cũng bất bình nhưng “Có văn bản chỉ đạo của Giám đốc sở, dù không đồng ý nhưng vẫn phải làm thôi, không thực hiện theo chỉ đạo thì bị phê bình, mà thực hiện thì thấy nó khó xử quá”.
Một giáo viên ở thành phố Sóc Trăng tính toán: Theo kế hoạch, tất cả học sinh ở tỉnh Sóc Trăng (toàn tỉnh có trên 200.000 học sinh-tính tròn số) đều tham gia cuộc thi, chỉ tính mỗi em gửi một bài thì đã có trên 200.000 bài dự thi, tức là có trên 200.000 chiếc phong bì và chừng đó con tem của Bưu điện được các em mua. Mỗi phong bì 500 đồng, mỗi con tem 2.500 đồng, tính ra ngành Bưu điện sẽ bán được 200.000 phong bì và tem, tổng thu sẽ là 600 triệu đồng. Còn chỉ tính 50% học sinh dự thi thì số tiền bán tem và bì thư của bưu điện cũng được 300 triệu đồng. Trong khi đó, chi phí giải thưởng chỉ hết 14,8 triệu đồng.
Như vậy, chỉ tính qua loa, ngành Bưu điện sẽ tiêu thụ được hàng trăm ngàn bì thư và tem một cách dễ dàng qua việc tổ chức một cuộc thi như thế này. Nhiều đơn vị trường học tuyên bố sẽ tẩy chay cuộc thi nếu bắt buộc phải mua tem và bì thư của bưu điện.
Theo lãnh đạo các trường, nhà trường vẫn tổ chức cho các em làm bài dự thi để giúp các em hiểu hơn về ngày nhà giáo Việt Nam nhưng trường sẽ mang toàn bộ bài thi của trường mình nộp cho BTC, nếu không nhận thì… “xù” luôn.
Theo VTC
Sẵn sàng cho năm học mới
Tính đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới ở nhiều địa phương trong cả nước đã hoàn tất. Thầy và trò đã sẵn sàng để bước vào năm học mới 2011-2012.
Chuẩn bị cho năm học mới 2011-2012, ngành GD-ĐT Sóc Trăng đã đầu tư xây dựng mới 565 phòng học (trong đó có 220 phòng là nhà công vụ cho giáo viên); nâng cấp sửa chữa 239 phòng học; cấp 12.210 bộ bàn ghế cho các trường với tổng kinh phí gần 241 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, từ nguồn chương trình mục tiêu quốc gia, ngành GD-ĐT Sóc Trăng đã trang bị 98 bộ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học cho các lớp mẫu giáo; trang bị 98 bộ tivi, đầu đĩa, đàn Organ với tổng kinh phí trên 2,5 tỷ đồng. Dự án Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin đã đầu tư phòng máy vi tính cho 11 trường tiểu học, 8 trường THCS và 15 trường THPT, trị giá trên 6,3 tỷ đồng...
Trường mới ở xã vùng sâu của huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng).
Đồng thời, UBND tỉnh Sóc Trăng đã hỗ trợ học phẩm cho hơn 75.600 học sinh nghèo với số tiền 2 tỷ đồng từ nguồn chương trình mục tiêu dự án. Đối với các trường dân tộc nội trú, Sở GD-ĐT Sóc Trăng cũng đã cấp gần 14.000 bản sách giáo khoa cho học sinh và sách giáo viên các lớp 6, 7, 8, 9.
Ông Kim Sơn, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Sóc Trăng, cho biết: "Được sự quan tâm đầu tư từ các chương trình, dự án của tỉnh và Trung ương, cũng như từ nguồn vận động xã hội hóa, đã giúp tình hình cơ sở vật chất trường lớp được cải thiện đáng kể. Nhìn chung, các mặt công tác chuẩn bị năm học mới đều đã sẵn sàng, tất cả các trường học đã sẵn sàng cho khai giảng năm học".
Chuẩn bị cho năm học 2011-2012, Nghệ An đã hoàn chỉnh việc tu sửa, nâng cấp, mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ năm học mới. Các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương đã cơ bản khắc phục xong hậu quả cơn bão số 2, và tổ chức cho học sinh tựu trường từ ngày 15/8.
Cơ sở vật chất phục vụ cho năm học mới được kiện toàn và nâng cấp.
Công tác bồi dưỡng giáo viên đã cơ bản hoàn thành kế hoạch và đạt chất lượng, hiệu quả tốt. Sở GD-ĐT Nghệ An và Phòng GD-ĐT các huyện, thành, thị đã tổ chức bồi dưỡng cho 43.170 cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, phổ thông và GDTX về các nội dung chuyên đề hè 2011; bồi dưỡng dạy tiếng H'Mông cho 350 giáo viên vùng cao; bồi dưỡng 360 hiệu trưởng, văn thư, cốt cán CNTT các đơn vị trực thuộc sở về sử dụng phần mềm quản lý công văn. Tỷ lệ giáo viên mầm non, THCS, THPT đạt chuẩn đào tạo xấp xỉ 100%, tiểu học đạt 100%; tỷ lệ trên chuẩn đào tạo ở mầm non chiếm 51,4%, tiểu học 78,3%, THCS 67,7%, THPT 14,1% .
Đến ngày 20/8/2011, 3,72 triệu bản sách giáo khoa và sách giáo viên các loại đã đến với giáo viên và học sinh trong toàn tỉnh. Sở GD-ĐT đã cấp 5.767 bộ sách giáo khoa cho học sinh con liệt sỹ, thương binh với tổng kinh phí 579 triệu đồng. Ngành GD-ĐT đã trích ngân sách 1.007 triệu đồng để mua sách giáo khoa các lớp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông cho học sinh các xã đặc biệt khó khăn, vùng cao; đến nay số sách này đã chuyển hết đến tay học sinh, đảm bảo 100% học sinh các cấp học có đủ sách giáo khoa để học tập.
Bên cạnh đó Sở GD-ĐT đã tham mưu và trình UBND tỉnh Nghệ An ra quyết định phê duyệt phương án cung ứng thiết bị dạy học năm học 2011-2012 với tổng số tiền 25.600 triệu đồng (trong đó thiết bị dạy học mầm non 22.600 triệu đồng) theo phương thức đấu thầu rộng rãi.
Để đảm bảo cho thành công của năm học mới, mạng lưới trường lớp đã được kiện toàn, nâng cấp. Trong năm học 2011-2012 này, bậc giáo dục mầm non toàn tỉnh có 509 trường, tăng 1 trường so với năm học trước, trong đó công lập 495 trường, 5 trường dân lập và 9 trường tư thục đủ để đáp ứng cho 1.097 nhóm trẻ mầm non (21.072 cháu) và 4.200 lớp mẫu giáo (114.164 cháu). Bậc tiểu học có 357 trường, giảm 5 trường so với năm học trước trong đó có 536 trường công lập và 1 trường tư thục với 9.811 lớp và 231.493 học sinh.
Quy mô bậc THCS cũng giảm 7 trường chỉ còn 415 trường với 5.696 lớp học phục vụ 183.102 học sinh. Trong năm học 2011-2012, bậc THPT giữ vững về quy mô trường lớp với 91 trường (69 trường công lập, dân lập 12 trường, tư thục 10 trường). Tổng số 116.723 học sinh bậc học này sẽ được học trong 2.961 lớp, xấp xỉ 60 học sinh/lớp. 8.990 học viên giáo dục thường xuyên sẽ học tập tại 206 lớp của 21 Trung tâm GDTX của các huyện, thành, thị trong toàn tỉnh.
Công tác chuẩn bị cho năm học mới đã hoàn tất, Nghệ An sẵn sàng bước vào năm học mới.
Để thực hiện đúng chương trình, từ ngày 10-15/8, các bậc học trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã tổ chức cho học sinh tựu trường và bắt đầu giảng dạy, học tập từ ngày 15/8/2011.
Ông Nguyễn Trọng Hoàn - Phó Chánh văn phòng Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết: "Trong năm học mới này, Sở GD-ĐT tiếp tục tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục, chăm lo đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, chú trọng công tác dạy học ngoại ngữ, tin học; Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; Phối hợp với chính quyền các địa phương và các trường học tập trung tuyên truyền vận động nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nhất là công tác thu, chi đầu năm học, kiên quyết xử lý các tập thể, cá nhân cố tình làm trái các văn bản quy định hiện hành để tự đặt ra các khoản thu hoạch thu vượt mức quy định".
Vào ngày 5/9 tới, hơn 666.000 học sinh toàn tỉnh Nghệ An sẽ bước vào lễ khai giảng năm học mới.
Theo Dân Trí
Thầy trò An Lạc Thôn hoàn tất cuộc thi tại Thụy Điển Từ Stockholm (Thụy Điển), thầy Nguyễn Ngọc Hải báo cho PV Dân trí biết: Cuộc thi về nguồn nước thế giới được tổ chức tại Thụy Điển đã khép lại. Đoàn Việt Nam tuy không được giải thưởng, nhưng các em vẫn vui vì có dịp được giao lưu, học hỏi với bạn bè quốc tế. Các em cũng rất phấn khởi khi...