‘Ép’ học sinh học thêm, uy tín thầy cô sẽ bị giảm sút
Việc giáo viên ra đề kiểm tra khó để ‘ép’ học sinh đi học thêm (như các phụ huynh nghi vấn, phản ánh) là không đúng quy định, kéo theo uy tín thầy cô cũng bị giảm sút.
ra đề kiểm tra, đánh giá đúng chất lượng học sinh là cách hạn chế dạy thêm, học thêm. Ảnh: Image
Ra đề kiểm tra khó, ép học sinh học thêm?
Anh Phan Anh có con đang học lớp 10 một trường trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh. Trường con anh theo học lấy điểm chuẩn tuyển sinh 9 vào 10 năm học 2022-2023 là 21,0 điểm (không nhân hệ số). Kì kiểm tra giữa học kì 1 năm học này, con anh cho biết, trong lớp có nhiều bạn bị dưới điểm trung bình các môn Toán, Tiếng Anh, Vật lí… vì đề khó.
Anh Đoàn Minh Quang có con đang học lớp 10 ở trường này chia sẻ, điểm Toán con anh chỉ được 4,5 điểm, còn Tiếng Anh đạt 5.0 điểm. Trong khi đó, con anh thi tuyển sinh môn Toán đạt 7.5 điểm và Tiếng Anh 8 điểm. “Tôi không tin con nghĩ con mình lại học sút nhanh như thế. Có thể do nhà trường ra đề kiểm tra quá khó, học sinh không làm bài được”, anh Quang băn khoăn.
Nửa tin nửa ngờ, anh Phan Anh đem đề kiểm tra các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh hỏi một số giáo viên trường khác trên địa bàn thành phố thì các thầy cô đều khẳng định đúng là đề khá khó so với trình độ học sinh lớ 10. Con anh còn cho biết thêm, sau kì kiểm tra giữa học kì, nhiều bạn xin được học thêm tại nhà giáo viên bộ môn.
“Các bạn tham gia học thêm nói rằng, thầy cô dạy kĩ và dạy chậm lắm. Còn ở trên lớp, thầy cô dạy nhanh, nhiều bạn không tiếp thu được. Mỗi khi thầy cô gọi học sinh lên bảng làm bài, bạn nào làm sai là sẽ bị trừ điểm hoặc cho điểm kém nên ai cũng sợ”, con anh Phan Anh nói.
Từ vấn đề phụ huynh học sinh nghi vấn, phải chăng giáo viên cố tình ra đề khó để “ép” học sinh học thêm? Bởi, đề thi tuyển sinh của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh có sự phân hóa cao nhưng học sinh vẫn đạt ít nhất 7 điễm mỗi môn mới trúng tuyển thì không có lí do gì đề kiểm tra trên lớp các em lại làm kém như thế.
“Ép” học sinh học thêm là sai quy định
Chương trình giáo dục phổ thông 2018 được triển khai ở lớp 10 từ năm học 2022-2023. Dẫu biết rằng học sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông mới còn gặp những khó khăn nhất định, vì các em đã quen học kiểu cũ ở các lớp dưới. Thế nhưng, việc giáo viên ra đề kiểm tra khó để “ép” học sinh đi học thêm (như các phụ huynh nghi vấn) là không đúng quy định dạy và học, kéo theo uy tín thầy cô cũng bị giảm sút.
Học sinh lớp 10 thường chọn môn học, tổ hợp môn theo các khối thi đại học truyền thống. Ví dụ, học sinh có ý định thi khối A sẽ chọn môn Vật lí, Hóa học. Còn em nào thi khối C thì chọn môn Địa lí, Giáo dục kinh tế và pháp luật.
Video đang HOT
Đa số các trường trung học phổ thông ở Thành phố Hồ Chí Minh (và các tỉnh thành khác) đều tổ chức dạy học 2 buổi. Buổi sáng học sinh học theo phân phối chương trình, còn buổi chiều các em được học tăng tiết. Được biết, học sinh đều học tăng tiết các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ để phục vụ cho kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Cùng với đó, các môn học lựa chọn như Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí đều được tăng tiết, thường là 2 tiết một tuần, ít nhất cũng 1 tiết một tuần. Thầy cô hoàn toàn có thể lấy tiết học này để phụ đạo học sinh yếu, bỗi dưỡng cho những em khá giỏi, không phải dạy thêm ở ngoài phạm vi nhà trường.
Thầy cô cần hướng dẫn học sinh biết cách tự học, học nhóm hay học online (trực tuyến) thay vì các em phải học thêm sau giờ học chính khóa. Thay vì ép học sinh học thêm, giáo viên cần khuyến khích các em tham gia các câu lạc bộ thể thao, năng khiếu… mới hợp tình hợp lí.
Để chấm dứt tình trạng dạy thêm, học thêm, ngành giáo dục cần minh bạch đề kiểm tra, đề thi để giảm tiêu cực. Cùng với đó, cần tổ chức các kì kiểm tra, kì thi phù hợp với chương trình và sức học của học sinh. Ngoài ra, cần có chế tài với những giáo viên dạy thêm trái phép thì mới đủ sức răn đe.
Nguyên nhân khiến nhiều học sinh lớp 10 dễ chọn nhầm môn/tổ hợp môn
Có 4 lí do chính khiến học sinh lớp 10 chọn nhầm môn/ tổ hợp môn nên các em xin thay đổi là chuyện đương nhiên.
Bài viết "Học sinh xin chuyển tổ hợp môn, trường rối bời, bao giờ Vụ Giáo dục Trung học có hướng dẫn?" đăng tải trên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 28/11/2022 nhận được nhiều sự quan tâm của bạn đọc.
Trong phạm vi bài viết này, người viết xin được phân tích một số nguyên nhân chính khiến nhiều học sinh lớp 10 xin chuyển môn/ tổ hợp môn và đề xuất một số giải pháp tháo gỡ.
Ảnh minh họa, nguồn: P.L/ giaoduc.net.vn
Học sinh lớp 10 được tư vấn chọn tổ hợp môn thế nào?
Ngày 3/8/2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố chi tiết về môn học bắt buộc và môn học tự chọn ở bậc trung học phổ thông, bắt đầu áp dụng ở lớp 10 năm học 2022-2023.
Theo đó, học sinh được lựa chọn 4 môn học trong 9 môn học (Địa lí; Giáo dục kinh tế và pháp luật; Vật lí; Hóa học; Sinh học; Công nghệ; Tin học; Âm nhạc; Mỹ thuật).
Về lí thuyết, nếu trường học xây dựng đủ 9 môn tự chọn thì học sinh có 124 tổ hợp môn. Trường nào bỏ môn Âm nhạc và Mĩ thuật thì chỉ còn 35 tổ hợp. Tuy vậy, các nhà trường thường ấn định sẵn khoảng 5, 6 tổ hợp môn dựa trên nhân sự (giáo viên) có sẵn.
Cụ thể, các trường thường phân ra các lớp thuộc ban tự nhiên (đa số) và các lớp thuộc ban xã hội. Còn các môn Công nghệ, Tin học được ghép vào hai ban tự nhiên và xã hội sao cho đồng đều. Rất nhiều trường trung học phổ thông không đưa môn Âm nhạc, Mĩ thuật vào giảng dạy vì không có giáo viên bộ môn đứng lớp.
Vào thời điểm cuối tháng 8/2022, sau khi học sinh trúng tuyển vào lớp 10 (theo hình thức xét tuyển và thi tuyển), các trường trung học phổ thông mới thành lập ban tư vấn tuyển sinh giúp học sinh và phụ huynh học sinh chọn tổ hợp môn học sao cho phù hợp.
Người viết đã từng tham dự buổi tư vấn chọn tổ hợp môn cho học sinh (ở Thành phố Hồ Chí Minh) thì thấy rằng, hiệu phó chuyên môn cũng chỉ cung cấp cho phụ huynh một số thông tin cơ bản như: môn học bắt buộc, môn học tự chọn, hay sau này học sinh có nguyện vọng vào ngành Công nghệ thông tin thì chọn môn Tin học, học sinh có năng khiếu nghệ thuật thì chọn môn Mĩ thuật, Âm nhạc...
Riêng cụm chuyên đề thì hầu hết học sinh và phụ huynh học sinh đều hiểu rất lơ mơ, nhiều bậc cha mẹ xem đây là môn học nâng cao, học thêm. Và sau đó nhà trường cung cấp địa chỉ trang web để học sinh, phụ huynh học sinh vào tham khảo và đăng kí tổ hợp môn.
Nguyên nhân khiến học sinh xin chuyển tổ hợp môn
Thứ nhất, ở bậc trung học cơ sở, lớp 6, lớp, 7, lớp 8, học sinh chủ yếu học đều các môn để cuối kì, cuối năm được nhận các danh hiệu học sinh tiên tiến, học sinh giỏi. Rất ít học sinh, phụ huynh học sinh quan niệm môn chính, môn phụ, có chăng nhiều gia đình có điều kiện thì đầu tư cho con em học thêm ngoại ngữ.
Nhưng lên lớp 9, học sinh bắt đầu học lệch chỉ nhằm mục đích phục vụ cho kì thi tuyển sinh 9 lên 10. Ví dụ, học sinh ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ chú tâm học Toán, Ngữ văn, Anh văn. Còn các tỉnh thành khác thì học sinh tập trung học Toán, Ngữ văn và chờ đến cuối học kì 2 của năm học mới học thêm môn thứ 3 khi Sở Giáo dục và Đào tạo địa phương công bố thêm môn thi tuyển sinh.
Việc học sinh học lệch nên các em cũng không biết bản thân có thế mạnh về lĩnh vực tự nhiên, xã hội hay năng khiếu. Và thế là, khi lên lớp 10 học sinh thường chọn theo cảm tính, hoặc bị cha mẹ chi phối hoặc chọn theo bạn bè.
Thứ hai, phạm vi kiến thức (độ khó) các môn học ở bậc trung học cơ sở khác với bậc trung học phổ thông nên nhiều học sinh vẫn chưa thực sự nhận ra bản thân có thế mạnh về môn nào. Ví dụ, kiến thức môn Vật lí, Hóa học, Sinh học ở bậc trung học cơ sở ở mức đơn giản nhưng lên bậc trung học phổ thông thì mang tính chuyên sâu, kể cả hàn lâm.
Nhiều học sinh lớp 10 ở Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ với người viết rằng, ở bậc trung học cơ sở các em học khá tốt môn Vật lí, Hóa học, Sinh học nên lên lớp 10 chọn tổ hợp có các môn học này. Tuy vậy, qua hai tháng học tập, tháng 9, tháng 10 thì nhận thấy môn Vật lí khó hơn rất nhiều nên có ý định chuyển môn.
Một điều khiến người viết cũng rất băn khoăn đó là, nhiều học sinh thi tuyển sinh đạt điểm khá giỏi môn Ngữ văn nhưng đến lúc kiểm tra giữa học kì 1 lớp 10 các em chỉ được 5, 6 điểm. Thì ra, lớp 9 các em học thuộc một số bài văn mẫu để thi, còn lên lớp 10, để kiểm tra ra ngoài sách giáo khoa nên nhiều em làm bài không tốt - đây cũng là một trong những lí do khiến học sinh chọn sai tổ hợp môn.
Thứ ba, có hiện tượng nhiều giáo viên ở bậc trung học cơ sở đánh giá môn học còn dễ dãi dẫn đến học sinh lầm tưởng mình học khá dẫn đến việc chọn tổ hợp môn chưa đúng. Cá biệt, nhiều giáo viên cho học sinh điểm cao (điểm kiểm tra thường xuyên) nếu em nào có tham gia học thêm làm cho học sinh, phụ huynh học sinh ảo tưởng về lực học.
Chị Thúy ở huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, đã từng trò chuyện với người viết rằng, con chị học lớp 9 có điểm trung bình môn Toán 9,5. Chị cũng cho biết con chị học Toán giỏi nhất lớp và có tham gia học thêm môn Toán với giáo viên chủ nhiệm.
Tuy vậy, kì thi tuyển sinh năm 2022, con chỉ chỉ được 6 điểm môn Toán, không vào được những trường trung học phổ thông tốp đầu (nguyện vọng 1, 2) khiến chị rất buồn bã, thất vọng. Đến bây giờ chị vẫn không hiểu vì sao con chị học Toán nhất lớp nhưng điểm thi tuyển sinh chỉ ở mức trên trung bình.
Thứ tư, học sinh chọn sai môn/ tổ hợp môn vì Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa có hướng dẫn về thi tốt nghiệp phổ thông theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Học sinh, phụ huynh học sinh vẫn chưa biết Bộ Giáo dục tổ chức thi đại học thế nào sau khi học sinh lớp 12 học xong Chương trình mới.
Nhiều học sinh và phụ huynh học sinh ở Thành phố Hồ Chí Minh có hỏi tôi rằng, sau năm 2025, sau khi học sinh học xong Chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì việc thi tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ được tiến hành thế nào, tôi cũng chỉ biết dự đoán theo kinh nghiệm bản thân.
Có thể, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo 4 bài thi bắt bắt buộc, gồm các môn: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Lịch sử. Hoặc học sinh được phép chọn thêm 1, 2 môn trong tổ hợp môn đã học. Như thế, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ trả kì thi đại học về cho các trường tổ chức riêng.
Thay lời kết
Có thể nhận thấy, có bốn lí do chính khiến học sinh lớp 10 chọn nhầm môn/ tổ hợp môn nên các em xin thay đổi là chuyện đương nhiên.
Cá nhân tôi cho rằng, trước mắt Bộ Giáo dục và Đào tạo cần sớm sửa đổi Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT quy định về đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông theo hướng, chấp nhận cho học sinh chuyển đổi môn/ tổ hợp môn vào giữa học kì học kì 1 của năm học lớp 10 để các em còn có thời gian học tập, kiểm tra.
Cùng với đó, nhà trường cần xây dựng các bài giảng và chuyển lên LMS (hệ thống quản lí học tập) giúp học sinh tự học. Sau một thời gian tự học, nếu học sinh cảm thấy tự tin, đảm bảo yêu cầu kiến thức thì nhà trường tổ chức cho các em kiểm tra (thường xuyên và giữa kì). Học sinh chỉ cần đạt mức 4/10 thì được phép chuyển đổi môn học. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp "chữa cháy" trước mắt.
Về giải pháp dài hơi, Bộ Giáo dục cần nghiên cứu cắt giảm nội dung các môn học, ví như Hoạt động trải nghiệm - hướng nghiệp, Nội dung giáo dục địa phương... và bắt buộc học sinh phải học hết các môn thì mới giải quyết triệt để việc học sinh chọn sai tổ hợp môn.
Đánh giá định kì: Phân loại khác tuyển chọn Đánh giá định kì là đánh giá kết quả giáo dục của học sinh sau một giai đoạn học tập, rèn luyện. Ảnh minh họa. Qua đó nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh so với chuẩn kiến thức, kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phổ thông. Thông thường, các nhà trường, các...