Éo le cảnh về quê tránh dịch, nhưng dưới quê cũng ‘dính’ Covid-19
Tưởng chừng sẽ có cuộc sống an yên khi trở về quê để tránh dịch Covid-19, nhiều người trẻ phải tiếp tục chống dịch tại quê nhà.
Tưởng an toàn khi về quê tránh dịch, nhưng nhiều người trẻ không ngờ tại quê mình cũng có dịch Covid-19. Ảnh NVCC
Ng. L. T., 20 tuổi, SV Trường ĐH Luật TP.HCM, đối mặt với tình thế về quê tránh dịch nhưng dưới quê cũng bị “dính” dịch Covid-19.
Vừa cách ly 14 ngày, giờ giãn cách xã hội
T. kể lại vào ngày 23.5, nhà trường thông báo học trực tuyến nên T. đã khăn gói về quê ở H.Thạnh Hóa, tỉnh Long An để tránh dịch. Sau khi về đến nhà, thì dịch Covid-19 bùng phát ở TP.HCM và UBND tỉnh Long An yêu cầu người về từ TP.HCM từ ngày 20.5 phải khai báo y tế. Do đó, nam sinh viên không chỉ không thể quay lại TP.HCM đi làm thêm và phải tự cách ly tại nhà trong vòng 14 ngày.
Hết thời gian cách ly tại gia, T. học trực tuyến hằng ngày và dành thời gian đi nhiều hơn để đi chụp cảnh vật thiên nhiên tại quê mình. Tuy nhiên, sau khi ghi nhận các ca mắc Covid-19, tỉnh Long An đang áp dụng giãn cách xã hội theo Chỉ thị 15 cho toàn H.Thạnh Hóa.
“Rời xa thành phố (vùng dịch) mà dịch bệnh cũng tìm đến. Điều tôi lo sợ nhất là sức khỏe của mẹ em, vì mẹ có tiền sử bệnh thận nên đề kháng yếu hơn người bình thường. Ở quê, nhiều gia đình còn khó khăn khi dịch bệnh đến, sẽ thêm nhiều nỗi lo cơm áo gạo tiền hơn”, T. tâm sự.
T. lo lắng cho người dân vùng quê minh vì công việc họ còn rất khó khăn
Gia đình T. hạn chế ra ngoài, chỉ ra khi thật sự cần thiết và bản thân T. luôn giữ cho mình có một sức khỏe tốt và lạc quan, tích cực chia sẻ thông tin về dịch bệnh từ các trang chính thống của huyện nhà cho nhiều người biết hơn.
Người trẻ hy vọng miền quê sẽ yên ắng như mọi khi. ẢNH:NVCC
Tương tự, chị L.T.Q N., 29 tuổi, ngụ tại xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre đối mặt tình trạng quê nhà có ca nhiễm Covid-19, trùng thời điểm TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội.
“Công ty ở TP.HCM bị phong toả vào giữa tháng 6 nên tôi được nghỉ làm và quyết định về quê tránh dịch. Tôi về quê trước khi TP. HCM áp dụng Chỉ thị 16 nên đã khai báo y tế, chủ động cách ly 14 ngày tại nhà. Sau khi hết thời gian tự cách ly thì xã tôi lại có ca bệnh và bị phong tỏa thêm 14 ngày”, chị N. nói.
Nhiều xã ở H.Ba Tri Bị áp dụng chỉ thị 16. ẢNH: NVCC
Nhiều người trẻ không đi đâu được dù về quê tránh dịch. ẢNH: NVCC
Được biết, ngoài xã Bảo Thạnh, 4 xã khác tại H.Ba Tri đã cách ly theo Chỉ thị 16 khi huyện này ghi nhận hơn 10 ca nhiễm Covid-19.
“Về quê trốn dịch, ai ngờ lại là vào tâm dịch. Tuy nhiên, ở bên gia đình chống dịch, tôi càng vững lòng hơn là xa nhà lo lắng không về được. Quê tôi có cây nhà, lá vườn, trồng gì ăn nấy, có nuôi gà nuôi vịt phía sau nên cũng đỡ việc đi chợ như trên thành thị”, chị N. nói.
“Mắc kẹt” ở quê vì dịch Covid-19
Video đang HOT
Còn anh Ng. B.Th, 29 tuổi, ngụ Xã Xuân Thọ 1, thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên phải rơi vào hoàn cảnh éo le khi vừa không được đi đâu chơi tại quê mình, vừa không thể quay trở lại TP.HCM tiếp tục công tác giảng dạy.
Những tháng ngày rong ruổi của anh Th. ở quê phải dừng lại vì ca nhiễm Covid-19. ẢNH: NVCC
Anh Th. về quê hôm 12.5 khi trường dừng hoạt động vì dịch Covid-19. “Lúc mới về, tôi cảm thấy vui vẻ và nghĩ rằng sẽ có thời gian tận hưởng cuộc sống êm đềm ở quê nhà, sáng dắt bò đi ăn, chiều đi dạo biển, tối cà phê với bạn bè và chụp hình sống ảo. Tuy nhiên, khi nghe quê mình có ca nhiễm thì tôi thật sự rất hoang mang vì 3 đợt dịch trước không bùng phát như thế này”, thầy giáo trẻ chia sẻ.
Tính đến hiện tại, tất cả các huyện, thị xã, thành phố ở Phú Yên đã có ca mắc Covid-19. Trong hững ngày qua, anh Th. luôn cố gắng trấn an tinh thần bố mẹ và cố gắng hạn chế ra ngoài.
“Tôi đã tiêu gần hết tiền dành dụm. Tuy về quê nhưng vẫn phải đóng tiền trọ ở TP.HCM để giữ phòng, nếu dịch kéo dài thì mọi thứ chắc tồi tệ hơn”, anh Th. chia sẻ.
Dù vậy, anh Th. luôn cố tạo cho mình niềm vui những ngày chống dịch tại gia, bắt đầu học nấu ăn, làm các video trên Tiktok, chuyện trò cùng với ba mẹ nhiều hơn.
Anh Th. chăm chút từng bữa cơm cho gia đình. ẢNH: NVCC
“Thật sự là thời gian này vô cùng khó khăn nhưng cũng nhận lại được nhiều giá trị tinh thần, cái mà chưa chắc gì bình thường người ta có thể dám thể hiện cho nhau. Những ngày qua, tôi bất ngờ nhận được các cuộc gọi, hỏi thăm từ anh, chị đồng nghiệp xưa vì lúc đầu tưởng họ khó gần nhưng thấy mọi người quan tâm nên vui lắm. Anh em trong gia đình cũng quan tâm nhau nhiều hơn”, anh Th. tâm sự về mùa dịch Covid-19.
Về quê tránh dịch Covid-19: Người trẻ chụp ảnh miền quê đầy thương nhớ
Công việc, chuyện học hành khó khăn vì dịch Covid-19 khiến nhiều người trẻ phải trở về quê một thời gian. Tại đây, họ chụp nhiều bức ảnh miền quê một cách... đầy thương nhớ.
Một con kênh yên bình ở huyện Ba Tri, Bến Tre
"Chợt nhận ra khung cảnh nơi tôi sinh ra cũng đẹp"
Do công việc tại TP.HCM khó khăn vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm ngoái Lữ Duy Tường (24 tuổi) trở về quê nhà ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre và lại tìm về thú vui chụp ảnh. Anh chàng quê xứ dừa chọn những bối cảnh như con kênh, đàn gà, một góc bếp nhỏ...
Duy Tường cho hay: "Tôi đã từng đi và chụp nhiều cảnh đẹp nhưng chợt nhận ra khung cảnh nơi tôi sinh ra cũng đẹp không kém gì nhiều nơi tôi đã đi qua. Và hơn hết, tôi muốn mang cảnh đẹp quê hương mình lan toả đến mọi người".
Những chiếc cầu sắt nhiều năm tuổi
Đến cầu cây luôn hiện hữu ở miền quê sông nước
Những bụi dừa khô mộc mạc
Hoàng hôn sau những hàng dừa
Lần này, khi TP.HCM thực hiện giãn cách xã hội phòng dịch Covid-19 từ cuối tháng 5, Duy Tường phải bám trụ ở thành phố và không thể về quê như năm ngoái. Do đó, anh đăng bộ ảnh "miền quê" hơn 20 bức tấm lên mạng xã hội, thu hút sự chú ý của nhiều người.
"Tôi yêu cái mộc mạc, cái bình dị của làng quê và con người nên khi xem lại những khoảnh khắc đó lại càng thêm nhớ quê và yêu quê hơn. Tôi mong dịch bệnh sớm qua đi để có thể về quê khám phá và thực hiện nhiều bộ ảnh hơn", Duy Tường trải lòng. Với những bức ảnh thể hiện cảnh làng quê mộc mạc, Tường nhận ra rằng lưu giữ lại những giá trị đẹp của quê hương chưa bao giờ là lãng phí.
Bầy vịt, đàn gà hay dòng sông, chốn an yên cảu miền quê
Bâng khuâng, thương nhớ quê nhà với hình ảnh góc bếp
Cây còng cô đơn
Nghề làm muối giúp người dân Ba Tri có thêm thu nhập
Duy Tường và ba mẹ
"Đối với tôi, cảnh đẹp ở đâu cũng không bằng cảnh quê nhà, nơi mỗi người được sinh và lớn lên với cả một thời tuổi thơ bên gia đình, cha mẹ. Tôi cũng hay chia sẻ và mời mọi người về với quê hương của mình. Có thể quê tôi không có gì cả, ngoài cái tình quê", Tường tâm sự.
Được hàng ngàn lượt thích nhờ cách chụp sáng tạo
Anh Huỳnh Tuấn Kiệt (27 tuổi) vừa phải hoãn việc học bác sĩ đa khoa và quay trở về quê ở huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An để tránh dịch Covid-19 hồi tháng 3. Đến nay, anh Kiệt cũng không thể lên TP.HCM để tiếp tục việc vì lệnh giãn cách xã hội.
Tuy nhiên, trong những ngày tránh dịch tại quê, anh Kiệt đã thực bộ ảnh đầy nhớ thương qua chiếc gương chiếu hậu trên chiếc xe máy. Qua gương chiếu hậu, hình ảnh huyện Vĩnh Hưng như cây phượng, đồng lúa, chiếc cầu hiện ra thật yên bình và giàu màu sắc được anh Kiệt chụp bằng điện thoại di động.
Tấm hình giúp anh Kiệt nãy ra ý tưởng chụp hình qua gương chiếu hậu
"Có lần đi qua một đoạn đường có hoa phượng, tôi nhìn vào gương chiếu hậu thấy hoa hiện lên rất đẹp. Tôi chợt nảy ra ý tưởng "thu nhỏ" quê mình vào gương chiếu hậu. Từ đó, tôi tìm hiểu xem huyện mình có những địa điểm nào đẹp và bắt đầu tập chụp ảnh qua gương chiếu hậu. Bộ ảnh mà tôi đăng trên mạng được hoàn thành trong một tuần. Tôi chưa có điều kiện mua máy ảnh nên toàn bộ ảnh đều được chụp bằng điện thoại", anh Kiệt cho biết.
Cánh đồng lúa yên bình
Hành trình chụp bộ ảnh để lại cho anh Kiệt nhiều kỷ niệm khó quên. "Nhớ hôm đó, một chị tầm ngoài 30 tuổi chạy xe lên cầu và bị té, tôi ra đỡ chị để dìu qua cầu. Chị cảm ơn rối rít và cứ hỏi tôi đi đâu mà cũng bị dính mưa và tôi trả lời là săn ảnh. Sau đó, phải mất một hồi lâu để giải thích cho chị săn ảnh là gì. Chị cũng hỏi mình chụp hình như vậy có được tiền không...", anh Kiệt kể lại.
Anh Kiệt mong muốn quảng bá hình ảnh quê hương qua bộ ảnh của mình
Chia sẻ về cách chụp lạ này, anh Kiệt cho biết: "Lúc đầu, tôi còn nhiều lúng túng vì canh mãi ảnh muốn chụp không hiện lên gương như ý muốn. Tôi dần dần rút ra được kinh nghiệm là trước khi chụp nên chọn bố cục ảnh trước rồi ấn máy (điện thoại) lấy nét ảnh trong gương, sau đó mới ấn chụp. Nhờ vậy, ảnh trong gương mới rõ và nét hơn bình thường. Cái khó là do tôi chọn gương xe loại nhỏ nên bố cục ảnh và hình ảnh sẽ rất khó lấy so với gương to. Nhưng tôi cố tình chọn như thế để thoả được sự nghiên cứu và đam mê của mình".
Hình ảnh dung dị
Anh Kiệt cho hay bộ ảnh thu nhỏ quê hương qua gương chiếu hậu đã lên đến 200 tấm
Bộ ảnh chụp qua gương chiếu hậu của anh Kiệt thu hút hàng ngàn lượt yêu thích từ trang cá nhân và các hội nhóm trên mạng xã hội, với đa phần các bình luận khen ý tưởng hay, sáng tạo.
"Tình hình dịch Covid-19 phức tạp khiến việc chụp ảnh tạm thời gặp trở ngại và trì hoãn. Thay vì chụp các địa điểm đông người hay điểm du lịch, vui chơi, tôi chủ yếu chụp ở những đoạn đường quê ít người qua lại", anh Kiệt chia sẻ.
Lần đầu về quê vợ sau đám cưới, vào phòng mẹ vợ ngủ tạm, lật chiếu lên mà tôi run người nhìn thứ bên dưới Tôi bàng hoàng tỉnh cả rượu, vội vàng đi tìm vợ, kéo cô ấy vào phòng riêng hỏi cho ra lẽ. Vợ nhìn những tấm ảnh trên tay tôi thì lặng người đi một lúc rồi bỗng bật khóc nức nở. Sau đám cưới 5 tháng thì tôi mới về quê vợ lần đầu tiên, cũng do công việc quá bận rộn. Hôm...