‘Em từ phòng giáo dục gửi xuống hay sao?’
Khi xin vào biên chế ở một trung tâm giáo dục thường xuyên, câu hỏi đầu tiên em gái tôi được nghe là: “Em từ phòng giáo dục gửi xuống hay sao?”.
LỜI TÒA SOẠN
Giải trình cuối phiên thảo luận về kinh tế xã hội sáng ngày 1/11, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, cả nước còn thiếu 127.583 giáo viên và tiếp tục gia tăng không ngừng. Nguyên nhân một phần là do số trẻ đi học tăng lên nên yêu cầu về giáo viên cũng tăng.
Bên cạnh đó, tình trạng giáo viên nghỉ việc tiếp tục tăng. Tính đến tháng 9, toàn quốc có 17.278 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc. Trong khi đó, theo thống kê của Bộ Nội vụ, hiện nay các tỉnh vẫn còn 64.000 chỉ tiêu chưa dùng. Lý do là có nơi dành để trừ vào 10% cắt giảm, nếu cần có sẵn để trừ nhưng cũng có những nơi không có nguồn để tuyển.
Tuy nhiên Giáo viên: Nơi thiếu, nơi không xin được việc, nghỉ việc là thực tế đang diễn ra tại các địa phương. VietNamNet xin giới thiệu đến quý độc giả chia sẻ của một người nhiều năm công tác trong ngành giáo dục.
Là một người đang công tác trong ngành giáo dục, bản thân tôi đã chứng kiến vô số lần từ bỏ bục giảng của các bạn bè, đồng nghiệp.
Đồng nghiệp của tôi đa phần chọn rời đi vì mức lương thấp, áp lực công việc nặng nề và vô vàn những lý do không tiện giãi bày khác. Hệ quả của điều này là việc thiếu hụt trầm trọng nguồn nhân lực giảng dạy cho ngành giáo dục.
Tuy nhiên, có một nghịch lý là dù số lượng giáo viên thiếu đến mức báo động nhưng số lượng sinh viên sư phạm tốt nghiệp không tìm được việc làm cũng không hề ít. Nghịch lý này gây nên tổn thất, lãng phí công sức đào tạo của trường, ngân sách Nhà nước cũng như thời gian và tiền bạc của mỗi gia đình.
Em họ của tôi là một ví dụ điển hình. Em tôi tốt nghiệp ngành Sư phạm Văn của Trường ĐH Sư Phạm TP.HCM vào cuối năm 2020. Cho đến nay, ba năm sau khi tốt nghiệp đại học, em vẫn không thi đậu vào biên chế của bất kỳ trường THCS hoặc THPT nào. Em đành phải ngậm ngùi xin dạy thỉnh giảng ở các trung tâm giáo dục thường xuyên (GDTX), các trường trung cấp, cao đẳng, thậm chí là một số trường tư.
Học sinh TP.HCM. (Ảnh minh họa: Thanh Tùng)
Video đang HOT
Công việc thỉnh giảng rất bấp bênh, không có chế độ bảo hiểm xã hội, thậm chí sẵn sàng kết thúc hợp đồng trước thời gian quy định. Cụ thể năm học 2022-2023, em tôi giảng dạy môn Văn tại một trung tâm GDTX và được ký hợp đồng suốt niên học 2022-2023.
Tuy nhiên, khi học kỳ 1 kết thúc, em chỉ nhận được một tin nhắn vỏn vẹn của nhà trường báo rằng học kỳ 2 không có nhu cầu cộng tác rồi dừng việc giảng dạy của em. Dẫu bức xúc nhưng em cũng chỉ đành ngậm ngùi đi tìm công việc khác dù học kỳ 2 đã bắt đầu, nhu cầu tuyển dụng của các trường cũng không còn.
Mùa hè vừa rồi, tôi có thời gian đồng hành cùng em đi “rải” đơn xin việc và liên hệ trực tiếp ở một số đơn vị trường học, bản thân lại càng chua xót. Một số trường dù đã phỏng vấn và báo kết quả đậu cho em gái tôi, nhưng chỉ vài ngày sau đó, đột ngột báo tin đã tìm được ứng viên phù hợp hơn. Thậm chí, khi xin việc biên chế ở một trung tâm GDTX, câu hỏi đầu tiên em được nghe là: “Em từ phòng giáo dục gửi xuống hay sao? Em có quen ai không mà xin vào đây giảng dạy?”.
Dường như có một quy luật “bất thành văn” chuyên đặc cách ưu tiên cho các trường hợp quen biết trong quá trình tuyển dụng nên việc tuyển dụng giáo viên ở các trường khó đảm bảo công bằng. Đặc biệt, trong thời buổi kinh tế thị trường như hiện nay, những khái niệm “nghề cao quý”, “tuyển dụng vì nhu cầu của nhà trường” không chỉ đơn thuần như trước đây. Cá nhân tôi không đánh đồng tất cả nhưng nhiều năm qua, việc giáo viên phải chịu tốn một khoản chi phí khá lớn mới có thể được đứng trên bục giảng là điều không hiếm.
Ngay cả chuyện thuyên chuyển công tác hiện nay cũng là một vấn đề khá nhạy cảm và tế nhị. Chỉ những người trong cuộc mới thấu hiểu được hết được nỗi vất vả và gian nan này. Nếu chỉ thực hiện đơn thuần một đơn theo mẫu hướng dẫn sẽ rất khó đạt được nguyện vọng của bản thân.
Vốn dĩ, nghề giáo luôn được xã hội tôn vinh là một nghề để truyền thụ tri thức, bồi dưỡng nhân cách cho học trò. Tuy nhiên, có những trường hợp ngay cả giáo viên đầy tâm huyết, muốn được đứng trên bục giảng nhưng phải trải qua quá nhiều chuyện, sự yêu nghề cũng như nhiệt tâm với công việc khó còn vẹn nguyên như xưa.
Thậm chí, nhìn ở khía cạnh tiêu cực, việc phải bỏ ra một số tiền để “bôi trơn” để vào trường công tác, giáo viên sẽ có xu hướng ép học sinh đi học thêm nhiều hơn, nhằm “bù lỗ” cho khoản tiền đã bỏ ra. Rõ ràng, từ thực trạng khó khăn ở quá trình tuyển dụng đã nảy sinh ra thêm hiện tượng tiêu cực về sau trong giáo dục.
Bên cạnh đó, một số chính sách đổi thay liên tục trong ngành giáo dục càng khiến giáo viên chúng tôi cảm thấy bối rối và lo âu. Điển hình việc có rất nhiều thầy cô tốt nghiệp sư phạm, tham gia giảng dạy hàng chục năm nay ở các môn Lịch sử; Địa lý; Hóa học; Sinh học; Vật lý, khi thực hiện chương trình giáo dục 2018, phải bỏ tiền túi ra tham gia học chứng chỉ từ 20-36 tín chỉ để đáp ứng nhu cầu giảng dạy 2 môn học tích hợp mới là Lịch sử và Địa lý; Khoa học tự nhiên.
Mặc dù, có những trường hợp giáo viên được ngân sách địa phương chi trả học phí nhưng quá trình đi học vẫn chiếm vô số thời gian, công sức, đó là chưa kể đến các chứng chỉ Tin học, Ngoại ngữ, Chức danh nghề nghiệp… trong suốt nhiều năm qua đã khiến nhiều giáo viên mỏi mệt.
Vốn dĩ, đồng lương của giáo viên đã thấp lại kèm thêm vô số áp lực công việc, khiến bất kỳ ai, kể cả người đã nhiều năm gắn bó lẫn giáo viên mới vào nghề đều cảm thấy e ngại. Mặc dù trong thực tế khi tham gia giảng dạy, vẫn sẽ có những học sinh phổ thông yêu thích và mong muốn theo đuổi ngành sư phạm. Tuy nhiên, vì nhiều rào cản và trở ngại trong quá trình ra trường tham gia giảng dạy nên sự thờ ơ của học sinh đối với nghề giáo cũng ngày một lớn dần.
Đó là chưa kể đến tình trạng tiêu cực trong tuyển dụng diễn ra ở nhiều địa phương. Chính vì thế, số lượng sinh viên sư phạm tốt nghiệp ra trường nhiều nhưng trường học vẫn thiếu giáo viên. Đây là thực tế tồn tại như một hồi chuông cảnh báo, cần được thay đổi của ngành giáo dục.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm quân và dân huyện đảo Cô Tô
Nhân dịp về dự Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập tỉnh Quảng Ninh, sáng 28/10, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đến thăm, động viên quân và dân trên huyện Cô Tô - huyện đảo biên giới nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Cùng đi có các Ủy viên Trung ương Đảng: Lê Khánh Hải, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước; Thượng tướng Vũ Hải Sản, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Nguyễn Xuân Ký, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh.
Huyện đảo Cô Tô nằm tiếp giáp với huyện Vân Đồn với trên 50 đảo lớn nhỏ, tổng diện tích tự nhiên trên 47,2 km2, gồm 2 xã và 1 thị trấn; dân số khoảng 6.700 người với 7 dân tộc cùng sinh sống: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Sán Chỉ, Hoa. Huyện có tuyến biên giới biển dài gần 200 km, kéo dài từ đảo Trần huyện Cô Tô đến huyện đảo Bạch Long Vĩ của Hải Phòng; có trên 300 km2 ngư trường đánh bắt thủy hải sản, có vùng đánh cá chung. Cô Tô có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh trên vùng biển phía Đông Bắc của Tổ quốc.
Hiện nay, cơ sở hạ tầng tại Cô Tô đã được đầu tư khá đồng bộ: Hệ thống điện lưới quốc gia và nước sinh hoạt đáp ứng đủ nhu cầu của nhân dân trên đảo; cảng bến và đường giao thông đã được kiên cố hóa; 100% các trường học từ Mầm non đến Trung học Phổ thông đều đạt chuẩn; các cơ sở y tế, nhà văn hóa thể thao cơ bản đầy đủ; hạ tầng viễn thông tương đương khu vực đất liền. Quỹ đất dự trữ phát triển vẫn còn nhiều và chưa bị chia nhỏ.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và các đại biểu thực hiện nghi lễ thượng cờ tại Di tích Quốc gia đặc biệt Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Những năm gần đây, Cô Tô đang được coi là điểm du lịch hấp dẫn, đáng đến trong hành trình du lịch Hạ Long - Quảng Ninh. Mỗi năm, Cô Tô đón hơn 300 ngàn lượt du khách ra tham quan, nghỉ dưỡng. Thế mạnh du lịch Cô Tô được thể hiện qua vẻ đẹp hoang sơ của những bãi biển với nước trong, bờ thoải cùng hệ sinh thái rừng nguyên sinh nhiệt đới được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Cô Tô cũng là vùng biển được coi là đa dạng sinh học hàng đầu Việt Nam với sự có mặt nhiều hệ sinh thái điển hình của vùng biển nhiệt đới, trong đó có hệ sinh thái rạn san hô tập trung. Đây cũng là địa bàn phong phú về cơ cấu hải sản với nhiều loại quý hiếm, có giá trị cao như: Tôm hùm, bào ngư, hải sâm, cầu gai, cua, ghẹ, cá song, mú, mực, san hô sừng...
Ngay khi đặt chân đến huyện đảo Cô Tô, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Đoàn công tác đã dự Lễ chào cờ trang trọng tại Cột cờ chủ quyền Tổ quốc trên đảo và thành kính dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam tại Di tích Quốc gia đặc biệt - Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đảo. Cách đây hơn 60 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra thăm đảo Cô Tô. Sự kiện Bác Hồ ra thăm đảo và tượng đài của Người hiện diện trên vùng biển đảo Cô Tô thể hiện tầm nhìn xa rộng, tư duy chiến lược của Đảng, Nhà nước, của Chủ tịch Hồ Chí Minh về vai trò, vị thế của biển đảo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trước anh linh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bày tỏ lòng biết ơn vô hạn công lao to lớn, sự hy sinh cao cả của Người đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Người đã cống hiến, hy sinh trọn đời cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, đấu tranh cho hòa bình và hạnh phúc của nhân dân.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng tặng cờ Tổ quốc cho ngư dân tại khu neo đậu tránh trú bão của huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Đến thăm quân và dân trên huyện đảo, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Đoàn công tác đã tới gặp gỡ, thăm hỏi, trao nhiều phần quà cùng cờ Tổ quốc tặng bà con ngư dân tại Khu neo đậu, tránh trú bão thuộc Trung tâm Hậu cần dịch vụ nghề cá huyện đảo Cô Tô. Chủ tịch nước ân cần thăm hỏi tình hình đời sống, việc khai thác, đánh bắt hải sản; đồng thời mong muốn bà con luôn chú ý đảm bảo an toàn, hoạt động đúng ngư trường được phép; tuân thủ nghiêm các quy định của luật pháp quốc tế và các quy định của pháp luật Việt Nam về khai thác hải sản. Cùng với đó là đảm bảo tốt các yếu tố an toàn, phấn đấu ra khơi đạt sản lượng cao, khai thác thủy sản đạt kết quả tốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của huyện và bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm, tặng quà cán bộ, chiến sỹ Tiểu đoàn Đảo Cô Tô. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Tới thăm, tặng quà và động viên cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn đảo Cô Tô (thuộc Lữ đoàn 242, Quân khu 3), Chủ tịch nước ghi nhận và biểu dương nỗ lực, cố gắng của cán bộ, chiến sĩ trên đảo; vượt qua mọi khó khăn, vất vả nơi đảo tiền tiêu để bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Chủ tịch nước đề nghị cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn đảo Cô Tô nỗ lực học tập, rèn luyện, nâng cao bản lĩnh chính trị, quản lý vững chắc vùng trời, vùng biển của Tổ quốc. Chủ tịch nước cũng yêu cầu chỉ huy các đơn vị quan tâm hơn nữa đến việc cải thiện điều kiện sinh hoạt, phòng ở, bữa ăn cho cán bộ chiến sĩ trên đảo, bởi đây là điều kiện căn bản để cán bộ chiến sĩ đảm bảo sức khỏe, từ đó thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao. Chia sẻ với những khó khăn, thiếu thốn của bộ đội trên đảo, Chủ tịch nước mong muốn cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn giữ vững phẩm chất, bản lĩnh Bộ đội Cụ Hồ, nêu cao tinh thần nỗ lực, khắc phục khó khăn, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ trong mọi tình huống.
Gặp gỡ, nói chuyện với Đảng bộ, chính quyền, quân và dân huyện đảo Cô Tô, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bày tỏ xúc động khi thăm lại huyện đảo Cô Tô, chứng kiến những đổi thay vượt bậc của diện mạo nơi đây so với hơn 10 năm trước, khi Chủ tịch nước ra thăm đảo. Từ một huyện đảo nghèo, còn nhiều khó khăn, thiếu cơ sở về hạ tầng quan trọng thiết yếu cho dân sinh như điện, nước, hạ tầng giao thông, 85% người dân là hộ nghèo; đến nay, Cô Tô đã trở thành huyện đảo khá giả, giao thông nội vùng đi lại thuận lợi và kết nối giữa đảo với đất liền dễ dàng, thông suốt.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng nói chuyện với học sinh huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Chủ tịch nước cũng bày tỏ ấn tượng chứng kiến đời sống vật chất, tinh thần của người dân trên đảo được cải thiện, nâng cao, văn hóa xã hội phát triển. Trên đảo không còn hộ nghèo, không có cảnh người ăn xin, không có ma túy, trộm cắp. Trường lớp học khang trang, đầy đủ. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân được đảm bảo. Đời sống trên đảo nhộn nhịp, trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Về nhiệm vụ thời gian tới, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng yêu cầu Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân trên đảo phải luôn nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng về vị trí chiến lược, trọng yếu của vùng biển Đông Bắc của Tổ quốc. Từ đó xác định rõ nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo Cô Tô là nhiệm vụ quan trọng nhất; thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác, kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm chủ quyền biển đảo, không để bị động bất ngờ; tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng để xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc.
Đặc biệt, huyện đảo cần đẩy mạnh hơn nữa phát triển tiềm năng, lợi thế để xây dựng huyện đảo không ngừng lớn mạnh, nhất là trong khai thác, đánh bắt, nuôi trồng, bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản, trở thành khu vực hậu cần vững chắc cho các tàu thuyền. Cùng với đó là chú trọng bảo vệ môi trường, quản lý tài nguyên, tích cực bảo vệ rừng, xây dựng huyện trở thành trung tâm sinh thái bảo tồn và phát huy đa dạng sinh học, trở thành huyện đảo xanh.
Huyện đảo tiếp tục quan tâm chăm lo cả về đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; quan tâm đầu tư cho sự nghiệp giáo dục đối với con em trên đảo; chú trọng công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị; tăng cường năng lực quốc phòng, trang bị phương tiện hiện đại cho lực lượng cứu nạn cứu hộ; quan tâm cải thiện điều kiện sinh hoạt cho cán bộ, chiến sĩ trên đảo.
Chủ tịch nước tin tưởng, phát huy truyền thống, tinh thần đoàn kết, thống nhất của Đảng bộ, quân và dân huyện đảo, Cô Tô sẽ hoàn thành tốt các nhiệm vụ đã đề ra, xây dựng huyện đảo ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm, tặng quà cho gia đình ông Nguyễn Văn Lộc, đảng viên cao tuổi nhất (59 năm tuổi Đảng) tại huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN
Nhân dịp này, Chủ tịch nước đã tới thăm, tặng quà ông Nguyễn Văn Lộc, người có tuổi Đảng cao nhất ở Đảo với 59 năm tuổi Đảng, tại Khu 3, thị trấn Cô Tô; đặc biệt, gia đình ông Lộc đã có 3 thế hệ kiên trì bám biển.
Sau lùm xùm suất ăn lèo tèo giá 32.000 đồng, trường thông báo dừng ăn bán trú Trường THCS Yên Nghĩa (Hà Đông, Hà Nội) sẽ dừng tổ chức ăn bán trú kể từ ngày mai (19/10) sau những lùm xùm về bữa ăn giá 32.000 đồng nhưng lèo tèo thức ăn. Chiều 18/10, thông tin tới phụ huynh, bà Hoàng Thị Thu Trinh, Hiệu trưởng Trường THCS Yên Nghĩa thông báo theo sự chỉ đạo của cấp trên, nhà...