Em sẽ trả ơn cuộc đời…
Rưng rưng với những số tiền nhận được từ chương trình học bổng Nghị lực mùa thi 2021, các thí sinh đều cho rằng đây là ‘hành trang’ để đi tiếp vào đời và sau này trả ơn cuộc đời.
“Với hơn 170 triệu đồng bạn đọc ủng hộ, em sẽ cố gắng học tập thật tốt để sau này có thể quay lại hỗ trợ những bạn khốn khó, từng thiếu thốn như em”, nữ sinh Phạm Hoàng Thùy Trang nói với Ban tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi sáng qua.
Phạm Hoàng Thùy Trang, trú 23/2 tổ 22, KP.1, đường Bà Triệu, TT.Hóc Môn (TP.HCM) đã trúng tuyển Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM. Nữ sinh ở với bà ngoại và mẹ bị mù trong gian nhà nhỏ tâm sự: Bà ngoại của em mỗi ngày phụ cắt cà pháo cho quán ăn, được trả 50.000 đồng/ngày, còn mẹ làm công quả ở chùa, ai cho gạo, muối gì thì mang về ăn qua ngày. Trang lớn lên trong thiếu thốn vật chất nhưng tràn ngập yêu thương của bà, của mẹ và khao khát được học hành tử tế. Em tâm sự, học bổng Nghị lực mùa thi 2021 đã giúp em đi tiếp hành trình mơ ước của đời mình và có thêm niềm tin rằng, những điều tốt đẹp, nhân ái trong cuộc đời này còn có ở khắp nơi.
Đại diện Ban tổ chức chương trình Tiếp sức mùa thi động viên em Nguyễn Minh Thường tự tin và vươn lên trong cuộc sống – NỮ VƯƠNG
Trong khi đó, nam sinh Nguyễn Minh Thường, người đã trúng tuyển Trường ĐH Công nghệ thông tin, ĐH Quốc gia TP.HCM, cho hay khoản tiền hơn 100 triệu đồng bạn đọc Báo Thanh Niên ủng hộ giúp em tự tin bước vào giảng đường, chị gái của em cũng bớt đi gánh lo toan thường trực. Chưa hết, bạn đọc Thanh Niên đã tặng máy tính giúp em yên tâm học công nghệ thông tin và gọi điện thoại động viên, khiến em rất xúc động. “Em đang học trực tuyến tại nhà, thời gian tới em sẽ xin ở tại ký túc xá với các bạn để tiết kiệm chi phí. Em cũng sẽ đi làm thêm để lo sinh hoạt phí trong suốt các năm học. Em biết rằng mình rất may mắn khi được nhiều bạn đọc yêu thương, do đó em sẽ cố gắng cả trong học tập và trong cuộc sống, để không phụ lòng tin tưởng của tất cả mọi người”, Thường bộc bạch.
Bên bến đò đường Rạch Bà Lớn, xã Phong Phú, H.Bình Chánh, TP.HCM, chàng trai không cha, không mẹ, không có mái nhà che mưa nắng Nguyễn Ngọc Trầm tâm sự em không thể hình dung mình được nhận tới hơn 124 triệu đồng từ bạn đọc. Trầm trúng tuyển vào Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM (UEF) trong đợt tuyển sinh vừa qua, song vì quá khó khăn, vừa đi học, vừa chạy xe ôm kiếm tiền nuôi thân, không biết mình có thể “kham” nổi học phí suốt 4 năm học không, em đã chưa dám nộp hồ sơ nhập học. “Em rất yêu thích ngành tài chính ngân hàng và luôn mong chờ, một phép màu nào đó giúp em được trở thành sinh viên”, Trầm nói.
Thầy Đặng Văn Út, Phó hiệu trưởng Trường THPT Bình Chánh, cảm động trước tấm lòng của các nhà hảo tâm, bạn đọc Báo Thanh Niên và cảm ơn Ban tổ chức Tiếp sức mùa thi đã là một cầu nối nhân văn, trong nhiều năm qua tiếp sức cho rất nhiều học sinh nghèo ở ngoại thành viết tiếp ước mơ. “Là một người cha, đại diện cho các phụ huynh học sinh, tôi rất biết ơn chương trình”, thầy Út bộc bạch.
Em Đặng Ngọc Lan, tân sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, cho biết em và bác của em cảm ơn tấm lòng của các cô chú bạn đọc Báo Thanh Niên. “Học bổng Nghị lực mùa thi đã góp phần thay đổi cuộc đời của em”, Lan nói. Trong khi đó, Lại Ngọc Anh Thư (cựu học sinh THPT Bình Chánh) xúc động: “Em đã vươn tới giấc mơ trở thành sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM một phần nhờ cô giáo của em, nhờ học bổng của Báo Thanh Niên.
Video đang HOT
Em sẽ cố gắng học tập, để sớm trở thành một cô giáo, có thể tiếp nối hành trình tử tế mà thầy cô em đã đi qua, giúp được thật nhiều những trò nghèo hiếu học khác”.
Chèo ghe giữa Sài Gòn, nhận hơn 120 triệu đồng từ người xa lạ
Nguyễn Ngọc Trầm sải tay chèo ghe giữa Rạch Bà Lớn, Sài Gòn để qua bờ bên này. Hành trình này đã quen thuộc bao lần trong cuộc đời em. Nhưng hôm nay, là một hành trình đặc biệt.
Ngọc Trầm chèo ghe giữa Sài Gòn - NỮ VƯƠNG
"Trầm ơi", chúng tôi cất tiếng gọi. Trầm ở ngôi miếu bên Rạch Bà Lớn, xã Phong Phú, huyện Bình Chánh vẫy tay, lên ghe, sải tay chèo để sang bờ rạch. Chúng tôi, những người tổ chức chương trình "Nghị lực mùa thi" cũng rơm rớm nước mắt khi thấy em: chân đất, mặt nhễ nhại mồ hôi, nụ cười hiền hậu. Trầm là 1 trong số 8 học sinh trong sáng nay, 28.10 được nhận trực tiếp học bổng Nghị lực mùa thi 2021.
Trầm, không cha không mẹ, không một mái nhà trú nắng trú mưa, thuở bé đã ngủ lăn lóc khắp chợ Bình Điền, Q.8, lớn lên thì ở ngôi miếu trên Rạch Bà Lớn. Mỗi ngày để vào Sài Gòn kiếm sống, Trầm phải chèo ghe qua rạch, bất kể nắng mưa hay dông gió. Tự kiếm tiền nuôi sống bản thân, tự học, Trầm học rất giỏi môn toán và vừa rồi thi đậu Trường ĐH Kinh tế Tài chính (UEF) TP.HCM nhưng không đủ tiền để nhập học.
Trầm không bao giờ nghĩ mình nhận được hơn 120 triệu đồng từ bao bạn đọc xa lạ
Sau bài viết về Trầm "Cậu học trò nhịn đói triền miên và ước mơ trở thành nhà toán học" đăng trên báo Thanh Niên, em được bạn đọc ủng hộ hơn 124 triệu đồng. Khoản tiền khổng lồ từ người xa lạ đã khiến Trầm nghẹn ngào. Chàng trai chèo ghe giữa Sài Gòn, sống nay đây mai đó, kiếm cơm bằng rất nhiều nghề, chưa từng nghĩ một lúc nào đó có thể cầm được số tiền lớn như thế.
Bên cạnh Trầm - chàng trai chèo ghe giữa Sài Gòn, sáng nay, ngày 28.10, ban tổ chức chương trình Nghị lực mùa thi 2021 đã tới tận nhà, trường học của các em học sinh nghèo vượt khó, trao học bổng bạn đọc báo Thanh Niên ủng hộ các em.
Ông Trịnh Văn Hào, giám đốc marketing Tập đoàn Thiên Long đại diện Ban Tổ chức trao học bổng cho Phạm Hoàng Thùy Trang được bạn đọc ủng hộ hơn 172 triệu đồng
Thầy Đặng Văn Út, Phó hiệu trưởng Trường THPT Bình Chánh cảm ơn ban tổ chức chương trình
Em Võ Minh Phúc được ủng hộ hơn 24 triệu đồng
Em Đặng Ngọc Lan (THPT Bình Chánh) thí sinh được bạn đọc ủng hộ
Em Lại Ngọc Anh Thư (THPT Bình Chánh) được ủng hộ hơn 82 triệu đồng
Mẹ của em Lại Ngọc Anh Thư không thể cầm được nước mắt
3 em học sinh THPT Bình Chánh nhận tiền bạn đọc ủng hộ trưa 28.10
Có tất cả 14 học trò khó khăn nhất trong cả nước được ủng hộ tổng số tiền gần 900 triệu đồng. Ngoài Trầm, chàng trai chèo ghe giữa Sài Gòn và 7 em khác ở TP.HCM được trao trực tiếp, ban tổ chức sẽ chuyển số tiền còn lại về các văn phòng đại diện Báo Thanh Niên trong cả nước để chuyển tới tận tay các em, giúp các em viết tiếp ước mơ vào đời.
Phận đời đầy nước mắt của những đứa trẻ mồ côi dưới chân núi Ngọc Linh Với những đứa trẻ mồ côi ở huyện vùng sâu, vùng xa Đăk Glei (Kon Tum) hạnh phúc là được sống trong vòng tay yêu thương của bố mẹ nhưng ước mơ ấy mãi chẳng thành hiện thực. A Khuất và A Khảo tự giác học tập. Mái nhà lạnh lẽo Cách trung tâm TP Kon Tum hơn 180km, con đường dẫn vào...