Em chồng là hàng xóm, chị dâu khốn khổ
Người ta vẫn bảo “không gì sướng bàng lấy chồng gần”, ấy thế nhưng cái sướng của người này đôi khi lại là nỗi cực nhọc của người khác.
Không chỉ lo việc nhà mình, tôi còn đảm nhiệm thêm cả việc nhà em gái chồng (Ảnh minh họa)
Từ ngày kết hôn, chúng tôi sống chung với bố mẹ chồng, tới nay cũng đã 5 năm. Tôi không có tính ỷ lại, dựa dẫm, nên dù ông bà còn đi làm, hay khi ông về hưu, vợ chồng tôi đều bỏ một khoản tiền không nhỏ để thuê người giúp việc. Nhưng chẳng vì thế mà cuộc sống làm dâu của tôi bớt mệt mỏi.
Em gái chồng bằng tuổi với tôi. Em kết hôn sớm nên từ ngày về nhà chồng, tôi không phải chịu cảnh “ bà cô bên chồng”. Thế nhưng tréo ngoe thay, nhà chồng em chỉ cách nhà tôi vài bước chân.
Hai ông bà sui gia bên ấy đã về hưu nên chuyển về quê sinh sống, để lại toàn bộ căn nhà này cho vợ chồng em. Những ngày mới về làm dâu, có cô em chồng bằng tuổi bầu bạn, tôi rất vui mừng. Chị em thân thiết ríu rít chuyện trò, làm việc này việc kia cùng nhau. Nhưng ít lâu sau, tôi bắt đầu khó chịu với sự xuất hiện của em gái chồng quá dày đặc trong nhà, đặc biệt là những góc riêng tư.
Em gái chồng vẫn giữ thói quen hồi còn ở nhà cha mẹ, cứ tự nhiên xộc thẳng vào phòng ngủ của tôi, lục lọi đồ đạc trong tủ để tìm thứ gì đó, hay tự tiện lấy sạc điện thoại, đồ dùng mang đi. Em vào phòng không gõ cửa, ngay cả khi tôi đang có việc riêng bên trong.
Hầu hết các bữa tối, nhà tôi thêm mấy miệng ăn. Em rể, em gái đều rất vô tâm, ăn xong là vô tư chào bố mẹ “con về đi tắm, con về ngủ” để mặc tôi dọn dẹp. Dù có chồng có giúp đỡ, tôi vẫn không tránh khỏi cảm giác khó chịu trong lòng.
Có hôm bên nhà em đón bố mẹ chồng ở quê lên chơi, em gái chạy sang nhà tôi lấy từ cọng hành, củ tỏi, cho đến dao thớt, nồi niêu. Rồi cũng rất vô tư, em mang trả lại những đồ dùng nhà bếp mà chưa hề rửa sạch.
Nỗi bực dọc của tôi tăng tiến khi cả 2 cùng sinh em bé. Con tôi là con đầu, còn em gái chồng sinh bé thứ 2. Thay vì chỉ cần chăm con mình, tôi bỗng nhiên phải kiêm nghiệm vai trò “mẹ tạm thời” của cả 2 đứa con, cả lớn và nhỏ của em gái.
Video đang HOT
Em bán hàng, nên được vài tuần đã bắt đầu quay trở lại cửa hàng. Còn tôi thì có đủ 6 tháng nghỉ thai sản. Làm mẹ lần đầu, mà phải luẩn quẩn với 3 đứa nhỏ, tôi như bị trầm cảm. Nhiều lúc chẳng biết chọn lựa dỗ cho con mình nín trước, hay dỗ cháu trước.
Bọn trẻ lớn hơn một chút, nhà tôi bắt đầu giống với một nhà trẻ mini. Hầu hết thời gian trong ngày, 2 cháu đều sinh hoạt ở nhà tôi. Nhiều lần tôi phải đổi người giúp việc vì họ bức xúc: “Tôi kiệt sức rồi, không thể chăm thêm cả 2 đứa kia”. Mẹ chồng tôi thương con gái bán buôn vất vả nên cũng tập chung chăm sóc cháu ngoại. Còn cháu nội, tức con tôi, thì bà hay nói: “Đã có mẹ nó lo”.
Chồng tôi cho rằng việc em gái sinh hoạt chung như vậy là bình thường, vì vợ chồng em không được ông bà nội đỡ đần. Tôi chẳng biết chia sẻ chuyện này với ai để được thông cảm. Tôi thèm có khoảng tự do trong ngôi nhà của mình, nhưng nên cư xử như thế nào để không mang tiếng bà chị dâu ích kỷ?
Cô gái khoe 'đặc quyền' khi lấy chồng gần, chị em rần rần kiếm hàng xóm để yêu
Trải nghiệm khi được lấy chồng gần nhà như thế nào?
Con gái đi lấy chồng biết bao nhiêu thứ phải lo toan, từ việc nhà cửa, bếp núc đến chăm lo gia đình bên chồng, đấy là chưa kể nỗi buồn khi phải xa bố mẹ, căn nhà nơi mình từng lớn lên với biết bao kỷ niệm. Hẳn đó cũng chính là một phần lý do nhiều bậc phụ huynh thường rớt nước mắt, bồi hồi không nỡ trong ngày gả con gái.
Tuy nhiên, không phải cô gái nào lấy chồng rồi đều rơi vào tình cảnh "chiều chiều ra đứng ngõ sau, trông về quê mẹ ruột đau chín chiều". Có không ít bạn trẻ may mắn lấy được người thương gần nhà, nên chẳng phải xa bố mẹ.
Và những "đặc quyền" đáng ghen tỵ của con gái lấy chồng gần nhà đã được một cô bạn lột tả một cách đầy chân thật qua câu chuyện đăng tải trên mạng xã hội.
"Văn mẫu" của cô gái lấy chồng cách nhà mẹ đẻ chỉ hai căn.
"Má ơi đừng gả con gần
Con qua xúc gạo rần rần má hao.
Mình lấy chồng rồi ra riêng cách nhà ba mẹ... 2 căn, mà mẹ nấu đồ ăn ngon lắm vì bà và mẹ có nghề tay trái là thợ nấu đám ở miền Tây, nên là cứ 1, 2 bữa lại về nhà xin ăn, có khi không xin mà tự qua mở tủ lạnh coi có gì ngon chôm luôn, lâu lâu giả bộ có liêm sỉ thì nhờ mẹ mua giùm (nhưng quên trả tiền). Nếu ở với ba mẹ là sướng nhất thì sướng nhì là ở thiệt gần".
"Đặc quyền" đầu tiên đầy sung sướng của việc lấy chồng gần nhà đó là luôn được ăn ké đồ ngon.
Nhân vật chính là một cô gái lấy chồng cách nhà ba mẹ chỉ vài bước chân. Và thế là từ bịch gạo, miếng thịt, tô canh... cô bạn đều được mẹ cung cấp không thiếu thứ gì mỗi khi cần. Thậm chí, cô bạn còn hài hước tiết lộ thỉnh thoảng lại nhờ mẹ mua đồ giùm nhưng lại quên luôn việc trả tiền.
Thỉnh thoảng lại nhờ mẹ kho giùm miếng thịt.
Lựa chọn lý tưởng của những cô nàng vụng bếp núc là sống gần nhà mẹ ruột.
Trước sự "xin ăn" trắng trợn của con gái, người mẹ vẫn vui vẻ đáp ứng mọi lời nhờ giúp đỡ, từ kho giúp nồi thịt đến chừa phần con mỗi khi có món ngon. Tình yêu của bố mẹ dành cho con cái là thế, dù có gả gần hay xa thì khi có cơ hội, bố mẹ đều muốn dành những điều tốt nhất cho con và chăm sóc con hết mức có thể.
Đồ ăn ngon thì không bao giờ sợ thiếu.
Trong nhà cũng chẳng sợ thiếu hũ mắm, miếng đường vì chỉ cần sang mẹ xin.
Những dòng tin nhắn cho thấy lấy chồng gần quả là một niềm hạnh phúc đáng ghen tỵ.
Đọc những đoạn hội thoại của hai mẹ con, hội chị em không khỏi xuýt xoa và rần rần thi nhau muốn tìm ngay anh hàng xóm hợp ý để yêu nhằm được lấy chồng gần.
"Giống mình lấy chồng cách mẹ có một con ngõ. Tối bà lại xách đồ ăn sang cho. Sướng".
"Ôi bài này làm tui bắt đầu kiểm kê xem trong ngõ nhà mình có ai lấy được thì lấy luôn".
"Kiểu này phải đi kiếm mấy anh hàng xóm mà yêu, lấy gần khoẻ thân".
"Tui cũng lấy chồng gần. Xuống miết, mẹ toàn phải đuổi mới về".
Đau đớn khi thấy chồng trở về với cơ thể không còn nguyên vẹn Hai vợ chồng ôm nhau khóc, các con của tôi cũng khóc theo. Tôi quay qua nói với chồng về được tới nhà là may mắn lắm rồi. Ảnh minh họa Một năm trước, do bị vỡ kế hoạch nên tôi dính bầu. Gia đình vốn khó khăn, nuôi 2 con đã phải cố gắng, nay thêm đứa nữa, tôi sợ gánh không...