Elon Musk đã bỏ xa đối thủ trong cuộc đua vũ trụ
60 năm sau chuyến du hành lịch sử của Yuri Gagarin, ngành công nghiệp vũ trụ của Nga vẫn chưa thể tạo ra đột phá, trong khi Elon Musk đã đi được cả chặng dài.
“Quá khứ cần được ghi nhớ và tự hào. Tuy nhiên, bạn không thể sống dựa vào nó”, nhà du hành vũ trụ Fyodor Yurchikhin chia sẻ trong cuộc phỏng vấn năm 2020 về ngành công nghiệp vũ trụ của Nga.
Cách đây 60 năm, ngày 12/4/1961, Yuri Gagarin trở thành người đầu tiên du hành vào vũ trụ. Chuyến bay dài 108 phút đã đi vào lịch sử thế giới, đánh dấu thành công của Liên Xô cũ trong ngành công nghiệp vũ trụ.
Trước khi đưa Gagarin vào vũ trụ, Liên Xô đã phóng Sputnik 1, vệ tinh nhân tạo đầu tiên trên thế giới vào tháng 10/1957, động thái khiến các nước phương Tây bất ngờ. Đến tháng 1/1958, Mỹ mới phóng vệ tinh đầu tiên tên Explorer 1.
Kỷ nguyên của Nga trong lĩnh vực công nghiệp vũ trụ đang đến hồi kết?
Vai trò của Nga đang kết thúc?
Hiện nay, dù Tổng thống Vladimir Putin không đam mê du hành vũ trụ, có lẽ ông vẫn cảm nhận tác động quân sự và địa chính trị của một chương trình không gian. Vị thế của Nga trong ngành vũ trụ thế giới đã không còn như trước. Lệnh trừng phạt từ nước ngoài, cách vận hành của chính phủ không phải điều kiện tốt nhất để các tập đoàn vũ trụ trong nước phát triển.
Trong khi Nga đang chật vật thì Trung Quốc – đất nước phóng vệ tinh đầu tiên 13 năm sau Liên Xô – đã trở thành nước thứ 2 cắm cờ trên Mặt Trăng sau Mỹ, bên cạnh hàng loạt sứ mệnh đưa tàu thăm dò lên Hỏa tinh.
Hàng chục năm trôi qua, Yuri Gagarin vẫn được nhắc đến là anh hùng dân tộc của nước Nga. Thành tựu của Liên Xô trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh căng thẳng là chiến thắng lớn về mặt công nghệ lẫn chính trị, không quan trọng lợi nhuận bao nhiêu.
Stephen Walker, tác giả cuốn sách Beyond kể lại hành trình lên vũ trụ của Yuri Gagarin, từng ghi rằng mọi chuyện có thể đã khác nếu Mỹ không trì hoãn sứ mệnh du hành vũ trụ của Alan Shepard, do chuyến bay thử nghiệm cạn nhiên liệu sớm hơn nửa giây.
Nga vẫn là một trong ít quốc gia được tin tưởng đưa người vào vũ trụ. Trong hơn 10 năm qua, tàu vũ trụ Soyuz của Nga vẫn được Mỹ sử dụng để chở người lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Tuy nhiên, vai trò của Soyuz đối với Mỹ đang kết thúc.
Những thế hệ tên lửa mới của Nga gặp khó khăn về nhiều mặt: kỹ thuật, kinh phí và sự sáng tạo. Sứ mệnh phóng tàu thăm dò Phobos-Grunt lên Hỏa tinh của Nga năm 2011 đã thất bại. Cùng năm đó, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phóng thành công tàu thăm dò Curiosity lên bề mặt hành tinh đỏ.
Yuri Gagarin trên đường đến bãi phóng Vostok 1 ở Kazakhstan (Liên Xô cũ) ngày 12/4/1961.
SpaceX – đối thủ mới
Không phải Nga, cái tên mới đang được NASA tích cực hợp tác là SpaceX, công ty khai phá không gian của tỷ phú Elon Musk. Dmitry Rogozin, Giám đốc Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos) từng nhiều lần phủ nhận các nỗ lực của SpaceX.
Năm 2014, Rogozin mỉa mai rằng Mỹ sẽ dùng bạt lò xo để đưa người lên ISS sau khi Washington ban hành lệnh trừng phạt lên nhiều quan chức Nga, trong đó có ông.
Tháng 11/2020, Elon Musk đáp trả “bạt lò xo đã hoạt động” khi tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX lần đầu đưa 4 phi hành gia lên ISS. Ngay sau đó, Rogozin nêu ý kiến cho rằng đó là chiến thắng của SpaceX trước hãng Boeing (cũng của nước Mỹ), không phải Musk đã hạ bệ người Nga.
Chi phí đưa người lên vũ trụ rẻ hơn của SpaceX cũng khiến Rogozin nghi ngờ. Giám đốc Roscosmos cho rằng Musk đang dùng thủ thuật bán phá giá nhưng không bị trừng phạt. Đáp trả lại, vị tỷ phú cho biết tên lửa SpaceX có thể tái sử dụng, trong khi của Nga thì không.
Theo thống kê của Bloomberg , chi phí phóng tàu Falcon Heavy của SpaceX là 1.500 USD/kg, Falcon 9 là 2.600 USD/kg, trong khi với tàu Soyuz của Nga lên đến 17.900 USD/kg.
Ảnh mô phỏng tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX kết nối với ISS, đưa 4 phi hành gia lên Trạm Vũ trụ Quốc tế.
Tiền cũng chính là vấn đề của Roscosmos. Theo nhà phân tích độc lập Pavel Luzin, chi phí của Nga cho các chương trình không gian, bãi phóng tên lửa và hệ thống định vị GLONASS trong năm 2020 là 2,4 tỷ USD, chỉ bằng một nửa so với năm 2013.
Việc Mỹ không thường xuyên trả tiền thuê tàu Soyuz chở người lên ISS cũng góp phần khiến chi phí các chương trình không gian của Nga sụt giảm. Nói cách khác, SpaceX và Elon Musk đang đe dọa ngành công nghiệp vũ trụ của Nga.
Khó khăn của nước Nga
Bản thân Roscosmos đã tìm cách thay đổi, nhưng các kế hoạch của họ không diễn ra như mong muốn. Tổ hợp bãi phóng tên lửa Vostochny tại Viễn Đông được xây dựng để giảm sự phụ thuộc của Nga với bãi phóng Baikonur ở Kazakhstan. Tuy nhiên, những chuyên gia cho biết địa hình và đại dương xung quanh có thể gây nguy hiểm cho các đợt hạ cánh khẩn cấp. Việc tổ hợp chậm tiến độ, bê bối biển thủ tiền khiến Tổng thống Putin không hài lòng.
Họ tên lửa đẩy siêu nặng Angara, sau hơn 25 năm phát triển đang gặp khó khăn lớn về kinh phí. Andrei Ionin, thành viên Học viện Vũ trụ Nga cho rằng Angara khó cạnh tranh với tên lửa Falcon 9 của SpaceX. Với tình hình này, việc chế tạo ra tên lửa tái sử dụng, chi phí phóng thấp trong thời gian ngắn của Nga như SpaceX là rất khó.
Nếu Nga không có sự thay đổi phù hợp, Yuri Gagarin vẫn mãi là di sản duy nhất của ngành vũ trụ nước này.
Môi trường, cách vận hành của Nga hiện tại khiến việc tạo ra một “SpaceX của Nga” gặp nhiều trở ngại. Các công ty tư nhân bị ràng buộc trong một “vùng đất không người quản lý”, theo lời mô tả của người trong cuộc. Ngay cả nỗ lực của Nga nhằm tạo ra cụm công ty công nghệ, startup không gian như Thung lũng Silicon cũng chứng kiến thất bại nhiều hơn thành công.
Khi mối quan hệ Mỹ – Nga trong lĩnh vực vũ trụ đang bị đe dọa, một số bình luận gợi ý đến cái tên Trung Quốc. Tháng 3 vừa qua, Nga và Trung Quốc đã ký bản ghi nhớ về việc cùng xây dựng trạm nghiên cứu chung trên Mặt Trăng. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn có những tham vọng lớn lao riêng của họ.
“Về lâu dài, tài năng sẽ chiến thắng nhờ kinh nghiệm và văn hóa tổ chức, không phải các di sản”, một nhà nghiên cứu chia sẻ về cách SpaceX thu hút nhân tài trong cuốn sách Liftoff của tác giả Eric Berger. Nếu Nga không có sự thay đổi phù hợp, Yuri Gagarin vẫn mãi là di sản duy nhất của ngành vũ trụ nước này.
NASA và SpaceX lần đầu tiên phóng tàu vũ trụ thương mại
Rạng sáng 16-11, tập đoàn công nghệ SpaceX của tỷ phú Elon Musk đã phóng thành công tên lửa đẩy Falcon 9, đưa tàu vũ trụ Crew Dragon từ Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở Cape Canaveral, thuộc bang Florida (Mỹ) ra ngoài không gian.
Phi hành đoàn sẽ thực hiện sứ mệnh kéo dài 6 tháng tại Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Theo kế hoạch, 3 nhà du hành của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) gồm Michael Hopkins, Victor Glover và Shannon Walker cùng nhà du hành người Nhật Bản Soichi Noguchi sẽ có mặt tại ISS sau 27 giờ kể từ khi khởi hành.
Đây là lần đầu tiên một sứ mệnh đưa người lên vũ trụ của NASA được thực hiện bằng tàu vũ trụ của một doanh nghiệp tư nhân.
Trước đó, NASA đã chính thức cấp giấy chứng nhận an toàn cho tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX, cho phép tàu này thực hiện các chuyến bay thường xuyên.
SpaceX và đối tác Boeing đã được cấp tổng cộng 7 tỷ USD để xây dựng các hệ thống vận chuyển phi hành đoàn riêng biệt theo Chương trình Phi hành đoàn Thương mại - chiến dịch hàng đầu của NASA nhằm huy động các doanh nghiệp tư nhân cho các nhiệm vụ của ISS và hạn chế sự phụ thuộc vào tên lửa Soyuz của Nga.
SpaceX 'bù lỗ' 1.000 USD cho mỗi thiết bị thu Internet vệ tinh Chủ tịch SpaceX, Gwynne Shotwell, tiết lộ chi phí sản xuất một bộ thiết bị đầu cuối Starlink là 1.500 USD, trong khi giá bán ra là 499 USD. Tại sự kiện Satellite 2021 LEO Digital Forum, Shotwell cho biết mỗi thiết bị đầu cuối Starlink ban đầu có chi phí sản xuất tới 3.000 USD. "SpaceX đã đạt được tiến bộ lớn...