Elon Musk có thể tự sản xuất điện thoại mới nếu Twitter bị tẩy chay
Tỷ phú Mỹ Elon Musk sẽ cân nhắc sản xuất điện thoại thông minh mới nếu như ứng dụng Twitter bị tẩy chay khỏi điện thoại của Apple và Google.
Ông Elon Musk đã trở thành giám đốc mới của Twitter sau khí hoàn tất thương vụ 44 tỷ USD đầy tranh cãi. Ảnh: AFP
Giám đốc điều hành mạng xã hội Twitter, ông Elon Musk tuyên bố sẵn sàng sản xuất dòng điện thoại thông minh thay thế để đối phó với trường hợp những “gã khổng lồ” công nghệ dỡ bỏ nền tảng Twitter khỏi kho ứng dụng của họ.
Trả lời về đề xuất từ của nhà bình luận Liz Wheeler rằng tỷ phú này nên sản xuất điện thoại thông minh của riêng mình nếu Apple và Google tẩy chay Twitter, ông Musk cho biết ông sẽ không loại trừ khả năng đó.
“Tôi hy vọng điều đó không xảy ra, nhưng, nếu không có sự lựa chọn nào khác, tôi sẽ tạo ra một loại điện thoại thay thế”, tỷ phú 51 tuổi này chia sẻ.
Ông Musk, người hoàn tất thương vụ mua lại Twitter trị giá 44 tỷ USD vào tháng trước, đã nhiều lần tuyên bố ý định bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên trang mạng này. Ông thậm chí còn mở một cuộc “ân xá chung” cho các tài khoản bị đình chỉ với điều kiện họ rằng không vi phạm pháp luật hoặc tham gia vào các hành vi nghiêm trọng.
Tuy nhiên, các nhà phê bình đã lên án việc tiếp quản của ông Elon Musk, với một số khẳng định rằng nó sẽ thúc đẩy làn sóng phát ngôn gây thù hận và chủ nghĩa cực đoan trên nền tảng truyền thông xã hội. Trong báo cáo do tờ Washington Post đăng ngày 24/11, một số nhà hoạt động và chuyên gia cho biết doanh nhân này sẽ “mở cửa địa ngục” trên Twitter, một số thậm chí còn yêu cầu Google và Apple cấm ứng dụng này.
Nhà tỷ phú sở hữu đồng thời Twitter, Tesla và SpaceX này đã phản bác những cáo buộc trên, đồng thời nói rằng Twitter sẽ không bao giờ cho phép người dùng kêu gọi bạo lực hoặc các bài đăng vi phạm pháp luật. Ông lưu ý rằng những tài khoản bị cấm sẽ được khôi phục lần lượt sau khi đánh giá kỹ lưỡng.
Video đang HOT
Những thương hiệu lũ lượt rời khỏi Twitter
Hàng loạt thương hiệu lớn ồ ạt rút quảng cáo khỏi Twitter, vì ngại bị sự hỗn loạn mà CEO Elon Musk tạo ra.
Elon Musk là lý do khiến Twitter mất nhiều đối tác quảng cáo quan trọng. Ảnh: Mashable.
Một phân tích mới đây của Washington Post đã chỉ ra hơn 1/3 trong số 100 đối tác quảng cáo lớn của Twitter đã không mua bất kỳ quảng cáo nào trên mạng xã hội này trong vòng 2 tuần vừa qua. Động thái này cho thấy sự bất mãn của họ khi Elon Musk lên nắm quyền và thay đổi mọi mặt công ty.
Thương hiệu lũ lượt rời khỏi Twitter
Cụ thể, theo nghiên cứu của Washington Post, 14 đối tác trong số 50 đối tác hàng đầu đã ngừng chạy quảng cáo kể từ khi Musk thâu tóm Twitter thành công vào ngày 27/10. Đơn cử như tập đoàn mẹ của hãng xe Jeep và nhà sản xuất chocolate Mars từng nằm trong top 100 nhà quảng cáo lớn nhất nước Mỹ nhưng nay đã "biệt tăm biệt tích" trên Twitter từ ngày 7/11.
"Chúng tôi đã ngừng mua quảng cáo trên Twitter từ cuối tháng 9 do lo ngại những sự cố và lùm xùm của mạng xã hội sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu mình", đại diện hãng kẹo Mars nói với Washington Post.
Bên cạnh đó, hãng ngũ cốc Kellogg, nhà mạng Verizon và hàng loạt nhãn hàng nổi tiếng khác cũng vừa quyết định cắt quảng cáo trên Twitter trong thời gian gần đây.
Các nhà quảng cáo lo ngại về quy định kiểm duyệt nội dung của Twitter dưới thời Musk. Ảnh: New York Times.
Những số liệu này hoàn toàn trái ngược với cảnh "nhộn nhịp" của Twitter trước ngày Musk mua lại. Trước đó, ước tính quảng cáo của mỗi thương hiệu sẽ xuất hiện hàng chục triệu lần mỗi tuần trên Twitter. Thậm chí, một số hãng lớn còn được chạy bài quảng cáo hàng tỷ lần chỉ trong một tháng.
Tình thế bất lợi của Twitter
Theo Washington Post, từ trước đến nay, Phố Wall cho rằng Twitter luôn là kẻ chậm chân trong việc phát triển những tính năng chủ lực, biến lợi thế về độ phổ biến của mình thành lợi nhuận.
Vì thế, ở thời điểm hiện tại, Twitter vẫn phụ thuộc vào lợi nhuận đến từ quảng cáo bất chấp nỗ lực cắt giảm chi phí và tìm nguồn thu mới của Elon Musk. Năm ngoái, 90% lợi nhuận của Twitter là nhờ mảng quảng cáo. Phần còn lại đến từ cấp phép dữ liệu và các dịch vụ khác.
Với độ phổ biến rộng rãi, Twitter cũng được biết đến là nền tảng lý tưởng dành cho các tập đoàn lớn muốn tăng độ nhận diện thương hiệu qua chiến dịch quảng cáo. Thế nhưng, họ đang dần có xu hướng cắt giảm chi phí cho mạng xã hội này vì kinh tế bấp bênh và đầu tư cho quảng cáo trực tuyến không còn mang lại hiệu quả như trước đây.
Theo Washington Post, sự hỗn loạn của Twitter đã diễn ra vào thời điểm bất lợi cho họ. Những tháng cuối năm là thời điểm các thương hiệu đổ tiền cho quảng cáo để kích cầu mua sắm, đồng thời tổ chức các sự kiện đình đám như Super Bowl.
Tuy nhiên, trong mùa World Cup năm nay, các nhà quảng cáo đã tìm đến những nền tảng khác để tăng độ phổ biến toàn cầu. "Với các nhãn hàng, Twitter chưa bao giờ là ưu tiên trong kế hoạch mua quảng cáo. Mặc dù có độ phổ biến cao, có thể kiếm ra tiền, mạng xã hội này vẫn dễ dàng bị loại khỏi danh sách chi tiền của các thương hiệu", Andrew Lipsman, nhà phân tích của Insider Intelligence, nói.
Sự hỗn loạn Elon Musk tạo ra là nguyên nhân chính
Bên cạnh đó, các đối tác quảng cáo cũng đang xem xét lại khoản đầu tư vào Twitter sau khi công ty mạng xã hội lâm vào tình trạng hỗn loạn vì Elon Musk. Vị tỷ phú đã sa thải một nửa nhân sự, rồi lại đưa ra tối hậu thư, khiến hàng trăm nhân viên khác tiếp tục bỏ việc. Nhiều người trong số đó là những nhân viên đảm nhiệm vị trí đối ngoại, quản lý những nội dung không nên xuất hiện trong quảng cáo của các đối tác.
Elon Musk là nguyên nhân khiến các nhà quảng cáo e ngại chi tiền cho Twitter. Ảnh: Reuters.
Điều này khiến mạng xã hội hiện tràn lan nội dung tiêu cực, miệt thị, phân biệt chủng tộc. Người dùng còn có thể vô tư đăng tải toàn bộ phim lậu trên mạng xã hội này. Điều này cho thấy giữa những biến động rất lớn dưới thời chủ mới Elon Musk, có vẻ như mạng xã hội này đang buông lỏng khâu kiểm duyệt nội dung.
Theo Matthew Quint, Giám đốc của Center on Global Brand Leadership tại Columbia Business School, nhiều công ty đang bị cổ đông và khách hàng gây áp lực vì thương hiệu bị dây vào những nội dung sai lệch, kích động trên Twitter.
Chuyên gia cho rằng bản thân Elon Musk đã xây dựng một thương hiệu cho riêng mình nhưng danh tiếng của ông lại liên tục gây tranh cãi. "Ông ấy càng lộ diện trước công chúng, các thương hiệu lại càng né tránh Twitter, một nền tảng do ông ấy làm chủ", Quint nói.
Sau khi tin tức Musk chặn nhân viên truy cập vào các công cụ kiểm duyệt nội dung, các tổ chức xã hội đã kêu gọi 20 đối tác quảng cáo lớn của Twitter ngừng quảng cáo nếu ông ấy không làm rõ tiêu chuẩn cộng đồng trên nền tảng.
"Những điều Musk làm đều sẽ được các nhà quảng cáo theo dõi gắt gao. Họ sẵn sàng cân nhắc đến việc rời khỏi Twitter nếu cần", Lou Paskalis, Chủ tịch Hiệp hội thương mại công nghệ và tiếp thị Mỹ (MMA), nhận định.
Quyết định đi ngược lại lời hứa của tỷ phú Elon Musk tại Twitter Tỷ phú Elon Musk cho biết, nhiều tài khoản Twitter bị khóa trước đó sẽ được 'ân xá' và được phép sử dụng trở lại bắt đầu từ tuần tới. Đây là quyết định kiểm duyệt lớn thứ hai mà ông đưa ra kể từ khi tiếp quản nền tảng mạng xã hội này, sau khi bỏ lệnh cấm cựu Tổng thống Donald...