Elon Musk bán nhà
Theo Bloomberg, Elon Musk, Giám đốc điều hành công ty Tesla đã đồng ý bán căn nhà của mình cho một công ty con thuộc sở hữu của nhà thiết kế Ardie Tavangarian.
Vào tháng 5, Elon Musk tuyên bố sẽ từ bỏ tất cả quyền sở hữu tài sản kể cả nhà cửa. “Tôi sẽ bán hết tài sản vật chất của mình. Tôi sẽ không sở hữu căn nhà nào nữa”, Elon Musk viết trên Twitter.
Nói là làm, ngày 13/5, Musk rao bán 4 bất động sản ở khu vực Los Angeles, bang California với giá 62,5 triệu USD. Đến ngày 2/7, khối bất động sản trên được bán thành công. Tuy vậy, giá trị cuối cùng không được tiết lộ.
Sau tuyên bố không sở hữu tài sản, Elon Musk đã bán căn nhà đầu tiên.
“Musk đã ký giấy bán một số tài sản của ông ở Los Angeles cho công ty Aray Chalon, một công ty mới thành lập do nhà thiết kế Ardie Tavangarian sở hữu”, công ty Arya Chalon công bố.
Trước đó, doanh nhân gốc Nam Phi đã bán 2 dinh thự ở khu nhà giàu Bel Air (Los Angeles). Theo trang mua bán bất động sản Zillow, Bell Air là khu nhà ở cao cấp và đắt đỏ bậc nhất Los Angeles. Hai dinh thự của Elon Musk được mua lại với giá 39,5 triệu USD.
Thời điểm đỉnh cao, Elon Musk sở hữu cùng lúc 7 ngôi nhà có giá trị hơn 100 triệu USD.
Phần lớn tài sản của Elon Musk đến từ cổ phần Tesla. Ông từng thừa nhận mình có rất ít tiền mặt và thường thế chấp cổ phiếu Tesla để vay tiền ngân hàng và mua nhà. CEO Tesla từ chối nhận khoản tiền lương ít nhất 56.000 USD/năm cho tới khi công ty đạt mức vốn hóa thị trường 100 tỷ USD.
Video đang HOT
Nếu Tesla đạt 100 tỷ USD giá trị, Elon Musk có thể soán ngôi CEO Amazon Jeff Bezos để trở thành người giàu nhất thế giới, theo dự đoán của Business Insider.
Theo Wall Street Journal, Tavangarian được biết đến trong giới bất động sản với tư cách là nhà phát triển và thiết kế chuyên nghiệp. Dự án được Tavangarian phát triển đắt nhất là một căn nhà trị giá 75 triệu USD với giá thuê 350.000 USD/tháng.
'Chiến tranh' giữa Elon Musk và Jeff Bezor
Hai tỷ phú ở Thung lũng Silicon đang đối đầu từ những dòng tweet trên mạng xã hội đến cuộc đua bay vào không gian.
Ngày 25/6, Financial Times cho biết Amazon sẽ chi hơn 1,2 tỷ USD để mua lại Zoox, startup xe tự lái. Điều này đồng nghĩa Amazon sẽ chính thức bước vào thị trường xe không người lái. Ngay lập tức, Elon Musk lên Twiter "cà khịa", gọi Jeff Bezos là "con mèo copy". Dòng trạng thái được viết sau chưa đầy một tháng sau khi Musk thẳng thừng nói: "Đến lúc giải tán Amazon rồi. Độc quyền là việc sai trái".
"Chiến tranh" giữa Musk và Jeff Bezos không chỉ xảy ra trên mạng xã hội. Nó còn được hiện thực bằng những khoản đầu tư, cạnh tranh ngoài đời thực. Tháng 4, khi Internet vệ tinh của Musk đang được chú ý, Jeff thông báo dự định ra mắt một dịch vụ tương tự. Ngay lập tức, tỷ phú gốc Nam Phi gọi đây là "đạo ý tưởng".
Cuộc chiến tới các vì sao
Năm 2004, trong một bữa tối thân mật, Musk và Bezos đã trò chuyện với nhau về các đề tài kinh doanh, kỹ thuật tên lửa như hai người bạn. Lúc này Bezos nắm trong tay công ty không gian thương mại Blue Origin được thành lập vào 2000. Công ty công nghệ thám hiểm không gian SpaceX của Musk ra đời hai năm sau đó. Khi này, cả hai còn khá trẻ và mới bắt đầu kinh doanh.
"Về mặt kỹ thuật, rõ ràng anh ấy đã sai lầm. Tôi muốn cho Bezos vài lời khuyên, càng nhiều càng tốt nhưng hầu hết đã bị phớt lờ", Musk kể lại cuộc trò chuyện ngày hôm đó. Đây là những tín hiệu đầu tiên cho thấy sự bất đồng giữa hai tài năng trẻ. Tuy nhiên, hàng chục năm sau đó, những xung đột này vẫn chỉ là vấn đề cá nhân và chưa được công chúng chú ý.
Elon Musk được ví như Iron Man ngoài đời thực nhưng lại hay xuất hiện với những phát ngôn gây tranh cãi.
Mọi thứ trở nên ngột ngạt hơn khi hai công ty không gian bước vào cuộc cạnh tranh để thuê lại một bệ phóng tên lửa cũ. Năm 2011, khi NASA cho tàu con thoi nghỉ hưu, bệ phóng 39A được xem xét đến việc bị tháo dỡ hoặc cho thuê lại. Cuối cùng, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ chọn phương án thứ hai. Cùng thời điểm này, nhu cầu gia tăng các nhiệm vụ phóng tên lửa khiến SpaceX ngỏ lời thuê lại bệ phóng. Jeff Bezos đã nghe ngóng được tin này và lập tức nhảy vào. Công ty Bezos thậm chí ngăn SpaceX thuê được 39A bằng cách tác động đến chính phủ. Musk đã rất tức giận và nói rằng đây là hành vi sai trái, một chiến thuật cạnh tranh không đẹp.
Cuối cùng Musk cũng giành được hợp đồng với lời hứa "sẵn sàng chia sẻ nền tảng khởi động cùng NASA và các công ty tư nhân khác nếu thấy cần thiết". Ngày 14/4/2014, SpaceX và NASA ký hợp đồng cho thuê bệ phóng ở Cape Canaveral, Florida, trong thời hạn 20 năm. Cùng thời điểm này, hai tỷ phú đã phát động một cuộc đua về các bằng sáng chế.
Jeff Bezos, người đàn ông giàu nhất thế giới cũng không kém những tai tiếng đời tư.
Bezos xin cấp bằng sáng chế công nghệ để có thể chế tạo tên lửa tái sử dụng. Điều này cho phép ông chủ Amazon kiếm được hàng triệu USD từ các đối thủ cạnh tranh có ý định dùng công nghệ tương tự. Musk tất nhiên không muốn trả khoản phí này và bước vào cuộc chiến phản đối sự độc quyền này. Cuối cùng vào năm 2015, SpaceX đã thắng thế. Một "trận chiến" nổ ra ngay sau đó với những tweet gây hấn qua lại giữa hai tỷ phú.
Tháng 12/2019, Blue Origin phóng thành công tên lửa New Shepard, đẩy tàu không gian của công ty lên độ cao hơn 100 km. Tên lửa tái sử dụng này đã bay lên vũ trụ 6 lần và hạ cánh an toàn. Bezos lên Twitter để ăn mừng sự kiện của mình. Ông đăng video ngắn về thời khắc tên lửa hạ cánh và nói: "Tên lửa tái sử dụng đã quay về mặt đất, đây là 'con thú' hiếm nhất". Không kiêng nể gì, Musk thẳng thắn bình luận bên dưới: Không phải "hiếm", tên lửa SpaceX Grasshopper 3 đã làm điều đó từ lâu". Từ đó, tần suất "chiến tranh" giữa hai tỷ phú ngày càng trở nên gay gắt với tần suất dày đặc hơn.
Tháng 2 năm ngoái, Bezos cũng từng lên tiếng chế giễu kế hoạch định cư trên sao Hoả của Musk trong một bài phát biểu rằng: "Làm ơn hãy lên đỉnh Everest một năm và xem có thích ở đó không. Bởi vì so với sao Hoả, đó vẫn là một thiên đường".
Đến tháng 4, khi Amazon công bố kế hoạch bắt đầu dự án Kuiper - mạng lưới Internet toàn cầu với 3.200 vệ tinh. Musk đã gõ thẳng cụm từ "@JeffBezoscopy", ám chỉ việc sao chép dự án vệ tinh Starlink của Elon Musk.
Một tháng sau, Bezos giới thiệu tàu vũ trụ mới của Blue Origin có thể mang 3,6 tấn vật tư lên mặt trăng. Nhiệm vụ sẽ được thực hiện vào năm 2024 cùng với những đoàn khách tham quan đầu tiên. Musk lập tức châm biếm trên Twitter rằng: "Đừng trêu tôi, Jeff".
Cuối tháng 6, tên lửa Falcon Heavy du hành vũ trụ lần thứ ba, đưa cùng lúc 24 vệ tinh vào không gian. Cuộc chiến tưởng như đã ngã ngũ vào tháng 5 khi tên lửa Falcon 9 mang theo tàu vũ trụ Crew Dragon của SpaceX đưa 2 phi hành gia Mỹ rời bệ phóng lên vũ trụ, mở ra kỷ nguyên mới trong lĩnh vực du hành không gian thương mại. Đây là dấu mốc lịch sử đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 2011, các phi hành gia Mỹ có thể bay lên vũ trụ từ đất Mỹ.
Cuộc đua "không người lái"
Nhưng chỉ hơn một tháng sau, một "cuộc chiến" mới giữa Musk và Bezos lại nổ ra khi Amazon thâu tóm Zoox. Ở Thung lũng Silicon, Zoox cũng nổi tiếng ngang ngửa startup Waymo của Alphabet, công ty mẹ Google.
"Oan gia ngõ hẹp" là khi Zoox và Tesla trước đó từng có hiềm khích với nhau. Năm ngoái, khi Musk tuyên bố đến giữa năm 2020, các mẫu xe tự lái của Tesla sẽ không cần sự can thiệp của con người, tài xế không phải nhìn đường khi lái. Khi đó Jox Levinson, đồng sáng lập và là giám đốc kỹ thuật của Zoox thẳng thừng khẳng định điều này là không thể. "Tôi nghĩ hệ thống lái xe tự động của Tesla chỉ hoạt động tốt nhất trên đường cao tốc. Nếu Bezos đầu tư vào lĩnh vực này, mọi người sẽ tin tưởng hơn", Levinson nói.
Chưa hết, tháng 3 năm ngoái, Tesla đã đệ đơn kiện 4 nhân viên cũ đang đầu quân cho Zoox. Công ty cáo buộc họ đã đánh cắp thông tin về hệ thống WARP khi rời đi. 4 người này được cho là đã giúp sức cho "chủ nhân" mới hoàn thành việc phát triển, vận hành kho, hậu cần và kiểm kê.
Sau đó Zoox thừa nhận một số nhân viên đã gửi một số tài liệu bí mật của Tesla cho công ty. Theo thoả thuận giải quyết, Zoox phải trả cho công ty của Elon Musk một khoản tiền bồi thường và phải chịu kiểm toán, đảm bảo họ không giữ lại thông tin bí mật nào của Tesla.
Cuộc đua giữa Elon Musk và Jeff Bezos ngày càng được công chúng quan tâm.
Đại dịch Covid-19 bùng phát, Zoox cũng gặp không ít khó khăn. Tháng 4 năm nay họ đã sa thải 120 nhân viên. Lựa chọn về chung nhà với tỷ phú Bezos được cho là hợp lý. Với Amazon, đây cũng là thương vụ không tồi. Nhà phân tích Ramsey của Gartner ước tính mỗi năm Zoox có thể tiết kiệm cho Amazon khoảng 20 tỷ USD tiền giao hàng.
"Chiến tranh" giữa hai tỷ phú ở Thung lũng Silicon có vẻ vẫn chưa đến hồi kết. Jeff Bezos đang đứng đầu danh sách những người giàu nhất hành tinh trong nhiều năm liền với khối tài sản ròng trị giá hơn 160 tỷ USD. Elon Musk, "Iron Man" của thế giới công nghệ, vẫn đang làm việc chăm chỉ hơn 100 giờ mỗi tuần để chinh phục giấc mơ của mình.
Elon Musk dành 4 năm thiết kế trang phục vũ trụ SpaceX Bộ đồ vũ trụ liền mảnh của phi hành đoàn SpaceX có tông màu đen trắng, thiết kế phù hợp buồng phóng và khiến trẻ em thích mê. "Chúng tôi mất gần bốn năm để thiết kế những bộ đồ vừa đẹp vừa có tính năng nổi trội này", Musk chia sẻ trong buổi tường thuật trực tiếp sự kiện phóng tên lửa...