EduTrust Vững vàng với sự đảm bảo mới .
Giáo dục Singapore từ lâu đã được đánh giá là một trong những nền giáo dục tiên tiến và đáng tin cậy nhất thế giới.
Với sự phát triển nhanh chóng của hệ thống các Đơn vị Giáo dục Tư thục (PEIs) tại Singapore bên cạnh các trường công lập danh tiếng, chính phủ Singapore quyết định thiết lập quy trình quản lý nghiêm ngặt dành cho các đơn vị này, dưới sự giám sát chặt chẽ của Hội đồng Giáo dục Tư thục Singapore (CPE) và hệ thống chứng nhận EduTrust dành cho các trường tư thục có nhu cầu tuyển sinh sinh viên quốc tế.
EduTrust là gì?
Chứng nhận EduTrust là một chứng nhận đảm bảo chất lượng tự nguyện nhằm xác nhận tình trạng tài chính và chất lượng cao trong việc quản lý và cung cấp các dịch vụ giáo dục của một Đơn vị Giáo dục Tư thục (PEI), dựa trên một hệ thống các tiêu chuẩn toàn diện và nghiêm ngặt. Bất cứ trường tư thục (PEI) nào muốn có chứng nhận EduTrust phải đáp ứng hàng loạt các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về chất lượng trong quá trình giáo dục và đào tạo, đảm bảo được các dịch vụ bảo vệ quyền lợi và hỗ trợ sinh viên. Tuỳ thuộc vào khả năng, các trường tư thục vượt qua quá trình đánh giá sẽ được trao chứng nhận EduTrust Star, EduTrust, hay EduTrust Provisional.
Chứng nhận EduTrust được quy định bởi Cục Xuất Nhập Cảnh Singapore như một điều kiện tiên quyết để các trường tư thục được phép tuyển sinh sinh viên quốc tế. Khi xem xét chọn lựa theo học một trường tư thục tại Singapore, các sinh viên quốc tế PHẢI tìm hiểu kĩ về việc cơ sở có Chứng nhận EduTrust hay không.
Những lợi ích khi theo học tại các trường tư thục (PEI) có Chứng nhận EduTrust
Được xem là sự đảm bảo của CPE đối với chất lượng của các chương trình và dịch vụ giáo dục mà PEIs cung cấp, phụ huynh và học sinh có thể yên tâm khi chọn một trường có chứng nhận EduTrust vì những lợi ích thiết thực được cam kết như sau:
a. Chất lượng khóa học được đảm bảo và phù hợp cho sinh viên cũng như thị trường lao động;
b. Sự tiến bộ của học sinh sinh viên luôn được đánh giá và theo dõi nhằm đạt kết quả mong muốn;
c. PEI tuyển dụng đội ngũ giảng viên thích hợp nhất cho các khóa học nhằm đạt được mục tiêu giáo dục;
Video đang HOT
d. PEI chăm sóc sinh viên với các dịch vụ hỗ trợ, mang đến môi trường học tập thuận lợi, cung cấp bảo hiểm y tế bắt buộc cho tất cả sinh viên trong suốt khóa học;
e. PEI có hệ thống quản lý nguồn lực thích hợp, cơ sở vật chất và hạ tầng tốt nhằm mang đến môi trường học tập lý tưởng;
f. PEI chủ động trong việc quản lý các trung tâm tuyển dụng nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ và đạo đức nghề nghiệp;
g. PEI cung cấp Chương Trình Bảo Vệ Học Phí (Fee Protection Scheme) cho sinh viên thông qua một tài khoản ngân hàng ký quỹ hoặc phương án bảo hiểm với những chính sách hoàn trả rõ ràng và công bằng, minh bạch trên tất cả các thỏa thuận với sinh viên;
h. PEI có nguồn tài chính ổn định và mức tín dụng hợp lý;
i. Theo chứng nhận EduTrust, một tổ chức giáo dục tư thục phải đảm bảo tất cả các điều khoản và điều kiện trong hợp đồng với sinh viên phải rõ ràng, mạch lạc, dễ hiểu và luôn sẵn có như là thông tin công cộng;
j. Tư vấn những thông tin cần thiết trước khóa học cho sinh viên tương lai trước khi ghi danh. Các thông tin về học phí, chi phí hành chính, chương trình Bảo Vệ Học Phí (Fee Protection Scheme), các học phần, đề cương, các cơ hội theo học ở những bậc học cao hơn và cơ hội nghề nghiệp, cũng như chính sách, thủ tục hoàn tiền, chuyển khoản và rút tiền từ các khóa học sẽ được cung cấp đầy đủ trong một buổi tư vấn trước khi khóa học bắt đầu.
Thông tin chi tiết về Chứng nhận EduTrust, các đơn vị giáo dục tư thục đang trong quá trình xét duyệt và phân loại Chứng nhận EduTrust được đăng trên trang web chính thức của CPE: www.cpe.gov.sg . Chức năng tiếng Việt của trang web sẽ được hoàn thành trong thời gian tới.
Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên của CPE (Phòng #01-01, Số 1, đường Orchard, tòa nhà YMCA, Singapore 238824) là địa chỉ tin cậy cung cấp thông tin đầy đủ và khách quan về các Đơn vị Giáo dục Tư thục, các khoá học, và lời khuyên cho các vấn đề liên quan đến việc học tập và sinh sống tại Singapore.
Chứng nhận EduTrust là tiêu chuẩn đánh giá chất lượng tự nguyện giúp khẳng định khả năng tài chính của các trường tư thục, cũng như chất lượng cao trong quản lý và cung cấp các dịch vụ giáo dục, được xác định dựa trên một hệ thống toàn diện các tiêu chuẩn nghiêm ngặt.
Theo BĐVN
Khan hiếm nhân lực trình độ cao khoa học cơ bản
Nhiều năm nay trong khi số người đăng ký dự thi sau ĐH ở các ngành về kinh tế, xây dựng, kỹ thuật lên tới hàng vạn, thì các ngành khoa học cơ bản lại vắng hoe.
Luôn thừa chỉ tiêu
PGS-TS sử học Hà Minh Hồng - Trưởng khoa Lịch sử Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (KHXH-NV) TP.HCM - thông tin: "Trong khi thực tế rất cần người có trình độ cao cho công tác nghiên cứu thì một số ngành chuyên môn hẹp thuộc khối KHXH-NV không thu hút được người học bậc thạc sĩ, tiến sĩ. Chẳng hạn chuyên ngành khảo cổ học mỗi năm chỉ có một vài người đăng ký dự thi cao học. Năm này cũng đậu chỉ một người. Chuyên ngành lịch sử thế giới cũng không khá hơn. Tương tự, ngành địa lý (môi trường) cũng khan hiếm học viên". Bậc cao học của nhiều ngành Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM mỗi lúc càng đìu hiu khi người dự thi đã ít mà tìm người trúng tuyển càng khó hơn. Kết quả thi tuyển cao học đợt 1 năm 2011 ngành cơ học vật thể rắn chỉ có 4 người dự thi nhưng không ai trúng tuyển; vật lý lý thuyết và vật lý toán có 15 người dự thi thì chỉ 4 người trúng tuyển trong khi chỉ tiêu là 25; đại số và lý thuyết số chỉ tiêu 25 nhưng chỉ 10 người đậu, ngành vật lý vô tuyến và điện tử - kỹ thuật chỉ 3 người trúng tuyển...
Căn cứ vào chỉ tiêu mà Bộ GD-ĐT giao cho trường đào tạo, có thể thấy trên thực tế xã hội vẫn có nhu cầu nhân lực trình độ cao cho những ngành cơ bản nhưng người học lại không quan tâm, vì vậy nhiều năm nay hầu như những ngành này không tuyển đủ chỉ tiêu.
TS Lê Trung Chơn - Trưởng phòng Sau ĐH Trường ĐH Bách khoa TP.HCM - cho biết, hằng năm trường thu hút khoảng 3.000 học viên đăng ký dự thi cao học, chủ yếu tập trung vào những ngành quản trị kinh doanh, công nghệ quản lý dự án xây dựng, máy tính... Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng nhận tới 7.000 - 8.000 hồ sơ dự thi vào các ngành tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh, thương mại du lịch...
Học viên sau ĐH Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM trong lễ trao bằng tốt nghiệp tiến sĩ, thạc sĩ. Đây là một trong những trường có thế mạnh các ngành khoa học cơ bản.
Nền tảng phát triển khoa học ứng dụng
Sự phát triển mất cân đối này có khuynh hướng "thấp hóa". Nghĩa là dần dần ngay trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ, thí sinh cũng tập trung đăng ký dự thi vào các ngành kinh tế hay công nghệ thời thượng, ít quan tâm đến ngành cơ bản.
"Thời điểm này mấy ai thích chuyên sâu về văn học cổ hay làm nhà khảo cổ nữa, chỉ trừ làm việc trong viện nghiên cứu. Ngành nào khả thi trong đầu ra thì sẽ dễ thu hút hơn", bà Hà Minh Thu - Phó phòng Sau ĐH Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM - lý giải cho hiện tượng này. Đồng tình với ý kiến trên, TS Nguyễn Hữu Dũng - Phó phòng Sau ĐH Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - cho rằng: "Nhu cầu xã hội lớn dẫn đến nhu cầu của người học lớn. Đó là lý do vì sao các ngành về kinh tế, xây dựng luôn hút người học thạc sĩ, tiến sĩ".
Nguyên lãnh đạo một trường ĐH tại Hà Nội khẳng định: "Khoa học cơ bản dù không phục vụ thực tiễn ngay nhưng đất nước muốn phát triển thì không thể bỏ qua, vì khoa học cơ bản đẻ ra khoa học ứng dụng. Ví dụ, công nghệ sinh học muốn đạt được tầm cao mà không chú ý tới hóa học thì không làm được. Để khoa học ứng dụng phát triển thì khoa học cơ bản phải phát triển".
Vì lẽ này, dù khó khăn, dù phải bù lỗ khi đào tạo, nhiều trường vẫn phải duy trì bậc sau ĐH ở những ngành khó tuyển.
TS Nguyễn Đức Nghĩa - Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM - cho biết: "Các trường ĐH được giao nhiệm vụ đào tạo những ngành như văn học cổ, khảo cổ học, Hán nôm, lịch sử, toán học, vật lý lý thuyết... Trường ĐH Khoa học tự nhiên, KHXH-NV cũng gặp khó khăn rất nhiều trong việc tuyển sinh đầu vào. Tuy nhiên, nhận thức được nhiệm vụ của mình, ĐH Quốc gia TP.HCM và các trường thành viên vẫn nỗ lực hết sức để duy trì đào tạo những ngành "quý hiếm" đó bằng chủ trương chính sách và cả bằng san sẻ kinh phí đào tạo từ những nguồn thu khác để bù đắp".
PGS-TS Hồ Huỳnh Thùy Dương - Phó trưởng phòng Sau ĐH Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM - nhận định: "Có khá nhiều chuyên ngành như sinh học, toán học đại số và lý thuyết số, vật lý lý thuyết... không có người học nhưng vẫn duy trì và phải bù lỗ. Những ngành đó dù người học không cần nhưng chúng tôi cần để phát triển khoa học toàn diện, để tạo nguồn giảng viên cho trường và cho cả các trường khác, nếu không sau này sẽ không còn người dạy. Nếu đóng ngành vật lý lý thuyết thì chúng ta vĩnh viễn chỉ là người ứng dụng phát kiến của người khác chứ ta không phát triển được".
Lãnh đạo của nhiều trường có ngành KHXH cũng cho rằng phải luôn tự thấy sứ mệnh lịch sử của mình là đào tạo ra lực lượng trình độ cao để phục vụ sự nghiệp chung của đất nước. Vì vậy không cần trông đợi vào cơ chế chính sách, các trường cũng phải đào tạo.
Cần những chính sách đồng bộ "Một đất nước muốn phát triển vững bền thì phải đào tạo song song nguồn nhân lực cho cả các ngành kinh tế, công nghệ tiên tiến lẫn nền khoa học cơ bản. Muốn như vậy, nỗ lực từ các trường ĐH vẫn chưa đủ mà cần có chính sách đồng bộ từ cấp chính phủ (ngạch và hệ số lương cho những ngành đặc thù) đến các doanh nghiệp, cơ quan sử dụng nguồn lực đào tạo từ nhóm ngành khó tuyển này (hỗ trợ học bổng, chi phí đào tạo, đặt hàng đào tạo theo địa chỉ, đặt hàng đề tài nghiên cứu). - TS NGUYỄN ĐỨC NGHĨA (Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM) Đào tạo kiểu được đâu hay đó "Những ngành KHXH-NV vẫn có nhu cầu nhân lực cao nhưng hiện không có cơ quan nào đứng ra điều tra, nghiên cứu để đưa ra những con số cụ thể và định hướng xã hội. Vì thế việc đào tạo ở cả bậc ĐH lẫn cao học rất mông lung, được đâu hay đó, có thể thừa mà cũng có thể thiếu". PGS-TS HÀ MINH HỒNG (Trưởng khoa Lịch sử Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM) Điều kiện thi tuyển khó khăn "Việc siết chặt công tác thi tuyển bậc cao học và nghiên cứu sinh ở các ngành khoa học cơ bản cũng khiến ít người đăng ký thi hoặc có đăng ký thì cũng rất khó để đậu. Chẳng hạn môn toán, muốn làm tiến sĩ phải có 2 bài báo đăng trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín, đây là một yêu cầu khó không phải ai cũng thực hiện được". - GS-TS ĐẶNG ĐỨC TRỌNG (Trưởng khoa Toán - Tin Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM)
Theo Mỹ Quyên
Thanh Niên
Phẫn nộ clip nữ sinh bị đánh vào chỗ hiểm Trong clip, ba cô gái càng đánh càng hăng, liên lục chửi bậy và dùng chân đạp thẳng vào ngực và vùng nhạy cảm của một nữ sinh trước đám đông, dùng cả guốc cao gót đập vào mặt, vào đầu. Đoạn clip đánh người này được tung lên mạng Youtube vào ngày 28.11 bởi nickname "phamdinhdongvn" với tựa đề "Nữ sinh Thái...