ECOWAS bổ nhiệm nhà trung gian hòa giải mới cho Guinea
Cộng đồng kinh tế các quốc gia Tây châu Phi ( ECOWAS) bổ nhiệm cựu Tổng thống Benin, ông Thomas Yayi Boni làm nhà trung gian hòa giải mới cho quá trình chuyển tiếp tại Guinea.
Ông Boni sẽ thay thế nhà ngoại giao người Ghana, Mohamed Ibn Chambas, người mới từ chức.
Cựu Tổng thống Benin, ông Thomas Yayi Boni phát biểu tại một sự kiện ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ông Jean-Claude Kassi Brou, Chủ tịch Ủy ban ECOWAS, đưa ra thông báo trên tại cuộc họp báo ngày 3/7 kết thúc phiên họp thường kỳ thứ 61 của Hội đồng những người đứng đầu nhà nước và chính phủ thành viên ECOWAS tại thủ đô Accra của Ghana. Trước đó, tại phiên họp này, các đại biểu đã nhất trí chấp thuận quyết định từ chức của ông Champas và việc bổ nhiệm ông Yayi Boni. Ông Brou cho biết ECOWAS hy vọng nhà trung gian hòa giải mới sẽ hỗ trợ chính quyền Guinea đề ra một lịch trình chuyển tiếp mới từ nay đến cuối tháng 7 để được gỡ bỏ các lệnh trừng phạt hiện tại.
Ngày 4/6, ECOWAS bác bỏ một đề xuất của giới lãnh đạo quân sự Guinea về một giai đoạn chuyển tiếp kéo dài 36 tháng. Trong cuộc đảo chính diễn ra hồi tháng 9/2021, quân đội Guinea do Đại tá Doumbouya đứng đầu đã lật đổ Tổng thống đắc cử Alpha Conde, người bị chỉ trích dữ dội sau khi thông qua hiến pháp mới vào năm 2020 cho phép ông tranh cử nhiệm kỳ tổng thống thứ 3. Cuộc đảo chính này được tiến hành ngay sau cuộc đảo chính tương tự tại Mali. Sau những cuộc đảo chính trên, ECOWAS đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Guinea và Mali.
Đối với Mali, ECOWAS đã đóng băng tài sản của các thành viên trong chính quyền nước này tại ngân hàng trung ương của các quốc gia Tây Phi và áp đặt lệnh cấm vận thương mại sau khi các nhà lãnh đạo quân sự Mali đề xuất được tiếp tục nắm giữ quyền lực cho đến năm 2025. Còn với Guinea, các tướng lĩnh quân đội hàng đầu của nước này hiện nằm trong danh sách trừng phạt của ECOWAS và bị cấm đi lại trong khối này.
Guinea công bố mốc thời gian chuyển tiếp sang chính quyền dân sự
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 29/4, trên đài truyền hình quốc gia Guinea, người đứng đầu chính quyền quân sự Guinea, Đại tá Mamady Doumbouya, cho biết Hội đồng Chuyển đổi quốc gia (CNT) sẽ đề xuất lên Quốc hội nước này một kế hoạch về việc chuyển tiếp sang chính quyền dân sự kéo dài 39 tháng.
Người đứng đầu chính quyền quân sự Guinea, Đại tá Mamady Doumbouya (giữa) rời khỏi cuộc họp với đại diện cấp cao Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) tại Conakry, ngày 17/9/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Đây là lần đầu tiên quân đội Guinea công bố mốc thời gian cụ thể cho việc chuyển tiếp sang chính quyền dân sự. Trước đó, Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) đã cho quân đội Guinea thời hạn chót là ngày 25/4 để đưa ra thời gian biểu chuyển đổi "có thể chấp nhận được" hoặc sẽ đối mặt với các biện pháp trừng phạt kinh tế và tài chính. Tuy nhiên chính quyền quân sự của Guinea đã để thời hạn này trôi qua, đồng thời yêu cầu ECOWAS cho thêm thời gian để tham vấn các bên liên quan.
Trong cuộc đảo chính diễn ra hồi tháng 9/2021, quân đội Guinea do Đại tá Doumbouya lãnh đạo đã lật đổ Tổng thống đắc cử Alpha Conde, người bị chỉ trích dữ dội sau khi thông qua hiến pháp mới vào năm 2020 cho phép ông tranh cử nhiệm kỳ tổng thống thứ 3. Cuộc đảo chính này được tiến hành ngay sau cuộc đảo chính tương tự tại Mali. Sau những cuộc đảo chính trên, ECOWAS đã áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Guinea và Mali.
Đối với Mali, ECOWAS đã đóng băng tài sản của các thành viên trong chính quyền nước này tại ngân hàng trung ương của các quốc gia Tây Phi và áp đặt lệnh cấm vận thương mại sau khi các nhà lãnh đạo quân sự Mali đề xuất được tiếp tục nắm giữ quyền lực cho đến năm 2025. Còn với Guinea, các tướng lĩnh quân đội hàng đầu của nước này hiện nằm trong danh sách trừng phạt của ECOWAS và bị cấm đi lại trong khối này.
Chỉ huy đảo chính Guinea thề không 'săn phù thủy' Mamadi Doumbouya, chỉ huy quân đảo chính Guinea, cam kết thành lập chính phủ đoàn kết và không săn lùng các thành viên chính phủ cũ. "Sẽ có một cuộc hội đàm để xây dựng quy định cho quá trình chuyển giao quyền lực, sau đó là thành lập chính phủ liên hiệp quốc gia để chỉ đạo quá trình này", Mamadi Doumbouya,...