EASY CREDIT: Lãi suất “khủng” nhất là 70%/năm
Mức lãi suất mà EASY CREDIT áp dụng cho khách hàng vay thấp nhất là 12%/năm, còn mức cao nhất là 70%/năm.
EASY CREDIT là thương hiệu thuộc Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVN Finance), ra mắt vào tháng 10 năm 2018, với mong muốn hỗ trợ khách hàng Việt Nam tiếp cận các mô hình vay tiêu dùng tín chấp tiêu chuẩn quốc tế và trải nghiệm hoàn toàn mới về dịch vụ.
Trên trang web của EASY CREDI, thông tin được quảng bá : “Cho vay tiêu dùng tín chấp theo cách của EASY CREDIT – làm mọi thứ trở nên dễ dàng, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Không chỉ mang đến các khoản vay với lãi suất ưu đãi cùng chi phí thấp, chúng tôi còn cố gắng làm hài lòng Khách hàng với dịch vụ nhanh chóng và chu đáo”.
Có khách hàng của EASY CREDIT vay số tiền 25.901.000 áp mức lãi suất 47,5%/năm. Liệu với số tiền vay như trên mà áp mức lãi suất 47,5%/năm là có quá cao hay không, dù biết rằng đó là sự thỏa thuận giữa bên vay và bên cho vay?
Đại diện EASY CREDIT cho biết, EASY CREDIT cho khách hàng vay theo luật quy định, theo thông tư 43 mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành. Mức lãi suất là do các công ty tài chính đặt ra để vừa đảm bảo nhu cầu của khách hàng và hoạt động của công ty.
Video đang HOT
Theo luật thì không có lãi suất trần, lãi suất cao nhất, EASY CREDIT tự đặt ra lãi suất theo đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đối với từng khách hàng thì bên EASY CREDIT sẽ có hợp đồng và sự thỏa thuận của hai bên về lãi suất. Tức là khi khách hàng đồng ý rồi, thì EASY CREDIT mới giải ngân.
Đại diện EASY CREDIT cũng cho biết thêm, hiện tại mức lãi suất cho vay thấp nhất của EASY CREDIT là 12%/năm, cao nhất được công khai trên website của EASY CREDIT là 70%. Phóng viên đề nghị EASY CREDIT cung cấp bảng giá cho vay tương đương với lãi suất, cũng như các quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với EASY CREDIT, nhưng đại diện của công ty này đã từ chối.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.
NHNN muốn lùi việc siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn
Cơ quan quản lý tiền tệ đề xuất 2 phương án lùi quy định siết tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn thêm 6 hoặc 12 tháng so với quy định trước đó tại Thông tư 22.
Thông tin trên là đề xuất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019.
Dự thảo thông tư mới chủ yếu tập trung vào việc xem xét lùi thời hạn áp dụng quy định siết tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của các tổ chức tín dụng trong hệ thống để ứng phó với dịch Covid-19.
Theo cơ quan quản lý tiền tệ, hiện tại, tình hình dịch bệnh Covid-19 trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, Việt Nam vẫn có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh từ bên ngoài.
Nửa đầu năm nay, kinh tế xã hội trong nước diễn ra trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát mạnh trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của nền kinh tế.
Dịch bệnh cơ bản đã được khống chế từ đầu tháng 5 nhưng vẫn còn phức tạp trên thế giới, làm cho các ngành thương mại, du lịch, vận tải và xuất nhập khẩu tiếp tục gặp khó khăn do chịu tác động trực tiếp.
Nhiều doanh nghiệp trong nước gặp cảnh thiếu nguyên liệu sản xuất, thu hẹp quy mô và tạm dừng hoạt động. Trong khi đó, áp lực kiểm soát lạm phát, tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm tăng cao sẽ ảnh hưởng đến an sinh xã hội.
Ngân hàng Nhà nước đang đề xuất lùi thời gian áp dụng quy định tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn của các tổ chức tín dụng thêm tối đa 1 năm. Ảnh: Hoàng Hà.
Để giảm chi phí vốn và triển khai lãi suất ưu đãi cho khách hàng, các ngân hàng cần tiếp tục duy trì tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn trong cơ cấu huy động vốn. Do vậy, việc giảm tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung dài hạn từ 40% về 37% kể từ ngày 1/10 theo lộ trình tại Thông tư 22 có thể dẫn đến phương án cơ cấu nguồn vốn của các ngân hàng gặp khó khăn.
Do đó, NHNN đề xuất lùi lộ trình đối với tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung, dài hạn, nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng hỗ trợ tốt hơn cho khách hàng vay vốn phục hồi sản xuất, kinh doanh sau dịch.
Bên cạnh đó, do áp lực của dịch Covid-19, lượng tiền gửi của khách hàng tại các ngân hàng dự kiến sẽ còn giảm.
Vì vậy, để đảm bảo thực hiện các chính sách ưu đãi lãi suất, duy trì dư nợ trung dài hạn ổn định cho khách hàng, cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng cho rằng, có thể xem xét lùi lộ trình theo 2 phương án.
Một là, lùi thời hạn áp dụng tỷ lệ này thêm 6 tháng. Trong đó, từ ngày 1/1/2020 đến hết 31/3/2021 sẽ duy trì ở mức 40%; từ 1/4/2021 đến 31/3/2022 giảm về 37%; từ 1/4/2022 đến hết 31/3/2023 giảm thêm về 34%; và áp dụng tỷ lệ 30% từ 1/4/2023.
Với phương án thứ 2, cơ quan quản lý đề xuất lùi thời hạn áp dụng tỷ lệ này thêm 1 năm. Theo đó, tỷ lệ 40% sẽ được duy trì từ 1/1/2020 đến 30/9/2021; sau đó giảm về 37% từ ngày 1/10/2021 đến 30/9/2022; từ 1/10/2022 đến 30/9/2023 áp dụng tỷ lệ 34%; và giảm về mức 30% từ 1/10/2023.
Hỗ trợ DN hậu Covid: Giải pháp hiện nay chỉ giải quyết tình thế Đánh giá những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đã thực thi là nỗ lực lớn của Chính phủ, song TS. TRẦN DU LỊCH, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, đề xuất cần có chương trình tái cơ cấu hỗ trợ DN trong giai đoạn hậu Covid, với nhiều giải pháp và hệ thống...