E ngại sức ép từ Mỹ, Huawei cầu cứu các nhà cung cấp Nhật Bản
Lo ngại sẽ gặp thêm khó khăn về nguồn cung từ phía Mỹ, Huawei đang tăng cường đặt hàng từ các đối tác Nhật Bản.
Theo các nguồn tin của Nikkei cho biết vào thứ Tư vừa qua, nhà sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc Huawei Technologies đã yêu cầu các công ty Nhật Bản, bao gồm Murata Manufacturing và Toshiba Memory gia tăng cung cấp các bộ phận cho smartphone.
Một phần nguyên nhân của động thái này được cho là nhằm ngăn chặn sự gián đoạn nguồn cung khi Mỹ đang gia tăng áp lực lên các công ty công nghệ Trung Quốc về vấn đề bảo mật.
Dù tự sản xuất được một số bộ phận nhưng nhiều linh kiện smartphone của Huawei vẫn phải dựa vào các công ty Nhật và Mỹ.
Các nguồn tin cho biết Huawei yêu cầu gia tăng nguồn cung vào đầu mùa hè năm nay, khi việc sản xuất những mẫu smartphone mới nhất của họ dự kiến sẽ hoạt động hết công suất.
Murata được cho là đã nhận được đơn hàng các bộ phận cao gần gấp đôi lượng đặt hàng thông thường. Nhà cung cấp của Nhật Bản đang lên kế hoạch tăng cường lượng xuất xưởng để đáp ứng các đơn hàng này.
Hãng Rohm Semiconductor cũng sẽ tăng cường cung cấp các mạch tích hợp và các bộ phận liên quan đến camera cho Huawei vào tháng 5, trong khi hãng Kyocera đã nhận được một đơn hàng bổ sung cho một số bộ phận nhất định, ví dụ tụ điện.
Toshiba Memory cũng được yêu cầu cung cấp các bộ nhớ lưu trữ dạng flash trước thời hạn. Ngoài Nhật Bản, Huawei cũng đặt mua thêm nhiều thiết bị từ các công ty ở Đài Loan và những nơi khác.
Vào tháng 4 năm 2018, chính phủ Mỹ đã cấm ZTE, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn thứ hai Trung Quốc sau Huawei, không được giao dịch với các công ty Mỹ do vi phạm lệnh trừng phạt với Iran. Việc gián đoạn nguồn cung đã đẩy ZTE rơi vào khủng hoảng tài chính.
Dường như Huawei đang cố gắng tránh rơi vào kịch bản tương tự. Cho dù Huawei đang cố gắng tự sản xuất bán dẫn, họ vẫn phụ thuộc vào các công ty Nhật Bản và Mỹ đối với nhiều bộ phận smartphone. Huawei cho biết, họ có kế hoạch đặt các đơn hàng trị giá khoảng 8 tỷ USD với các nhà cung cấp Nhật Bản trong năm 2019, tăng so với 6,6 tỷ USD vào năm ngoái.
Tham khảo Nikkei Asian Review
Chân dung bà Mạnh Vãn Chu trong tâm bão Huawei giữa Mỹ và Trung Quốc
Quan hệ Mỹ-Trung Quốc đang căng thẳng với việc Canada bắt giữ lãnh đạo cấp cao của tập đoàn Huawei Mạnh Vãn Chu. Sau đây là vài nét về nhân vật này.
Video đang HOT
Bà Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou) là một nhà lãnh đạo cấp cao của tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei (Hoa Vi) của Trung Quốc. Mới đây bà đã bị bắt giữ tại Canada và ngay lập tức trở thành tâm điểm của cuộc tranh chấp địa chính trị giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới là Mỹ và Trung Quốc.
Chân dung bà Mạnh Vãn Chu, Phó Chủ tịch Vancouver bị bắt giữ tại Canada vào ngày 1/12
Mạnh Vãn Chu là giám đốc tài chính của Huawei và là con gái cả của nhà sáng lập ra tập đoàn viễn thông này - ông Nhậm Chính Phi.
tại Canada vào tuần trước với cáo buộc vi phạm các lệnh trừng phạt của Mỹ về Iran và đối mặt với khả năng bị dẫn độ sang Mỹ. Nếu bị chứng minh là có tội, bà Mạnh có thể bị tù tới 30 năm.
Trung Quốc và hãng Huawei nhất quyết khẳng định rằng bà Mạnh không vi phạm bất cứ luật nào.
Hành trình thăng tiến
Bà Mạnh còn được biết đến với cái tên Sabrina Meng và Cathy Meng. Bà đã thăng tiến trong hàng ngũ của Huawei - công ty tư nhân lớn nhất Trung Quốc.
Người phụ nữ 46 tuổi này khởi đầu sự nghiệp mình trong vai trò một nhân viên lễ tân vào năm 1993. Sau khi nhận bằng thạc sĩ kế toán tại Đại học Khoa học và Công nghệ Hoa Trung vào năm 1999, bà chuyển về làm tại bộ phận tài chính của Huawei.
Mạnh Vãn Chu trở thành giám đốc tài chính của Huawei vào năm 2011 rồi được cất nhắc lên vị trí Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị của hãng này chỉ vài tháng trước khi bà bị bắt ở Canada vừa rồi.
Năm 2018, bà xếp thứ 12 trên danh sách của tạp chí Forbes về các nữ doanh nhân Trung Quốc hàng đầu. Năm 2017 bà còn ở vị trí cao hơn 4 bậc.
Chỉ mãi đến cách đây vài năm, công chúng mới biết đến mối quan hệ ruột thịt giữa bà Mạnh với cha mình - tỷ phủ Nhậm Chính Phi.
Ở tuổi 16, khác biệt với truyền thống Trung Quốc, bà lấy họ của mẹ, bà Meng Jun - vợ thứ nhất của ông Nhậm Chính Phi, nhà sáng lập và chủ tịch của hãng Huawei.
Bà Mạnh bị cáo buộc tội gì?
Bà Mạnh đã bị bắt giữ ở Vancouver (Canada) khi đang đổi máy bay vào ngày 1/12.
Các công tố viên cho hay, bà âm mưu lừa đảo các ngân hàng bằng việc nói với họ rằng một công ty con nào đó của Huawei chỉ là một công ty độc lập, và do đó giúp Huawei lách qua được các lệnh cấm vận thương mại của Mỹ.
Bà Mạnh (trái) bắt tay chính trị gia Nga Putin vào năm 2014.
Trong khi đó, Mỹ đã điều tra nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới kể từ năm 2016. Mỹ tin rằng Huawei sử dụng một công ty con để đưa các thiết bị sản xuất tại Mỹ tới Iran và vi phạm lệnh cấm vận thương mại của Mỹ.
đã gây ra một cuộc đối đầu ngoại giao leo thang giữa Trung Quốc với Canada và Mỹ.
Hé lộ đời tư bà Mạnh tại tòa
Các tài liệu được gửi lên Tòa án Tối cao tỉnh British Colombia (Canada), cung cấp chi tiết về đời tư của vị giám đốc tài chính Huawei.
Theo đó, bà Mạnh từng bị ung thư tuyến giáp. Các luật sư cho hay, bà bị cao huyết áp và rối loạn giấc ngủ, và cần phải dùng thuốc hàng ngày để điều trị tình trạng này.
Trong hồ sơ của mình, bà Mạnh tuyên bố: "Tôi tiếp tục cảm thấy không khỏe, và tôi lo lắng về tình trạng sức khỏe xấu đi vì bị giam cầm. Hiện nay tôi gặp khó khăn khi ăn thức ăn cứng và phải điều chỉnh chế độ ăn uống để khắc phục tình trạng đó".
Các luật sư của bà đang tìm cách bảo lãnh cho người mẹ 4 con này. Họ cho rằng bà không phải là mối nguy cơ đối với chuyến bay vì bà có "cơ sở mạnh" ở Vancouver.
Bà Mạnh khai với tòa rằng bà là một công dân của Canada cho tới năm 2009, sau đó bà trở về Trung Quốc.
Tuy nhiên, bà đã cùng người chồng thứ 2 ở thành phố Vancouver mua một ngôi nhà có 6 phòng ngủ. Bà quay trở lại Canada thường xuyên để gặp chồng và con cái, trong đó có vài người học ở trường Canada cho tới năm 2012.
Theo các tài liệu bất động sản và một bản tuyên thệ mà bà Mạnh đọc cho tòa nghe, ngôi nhà trên được cho là có giá trị 5,6 triệu đô la Canada (tương đương 4,2 triệu USD).
Hồi năm 2016, cặp vợ chồng này mua thêm một biệt thự trị giá tới 16,3 triệu đô la Canada.
Vì sao lại là Vancouver?
Biên tập viên Michael Bristow của hãng BBC cho hay, các văn bản mà tòa án có được cung cấp rất nhiều thông tin về cuộc đời của một giám đốc cấp cao của Trung Quốc.
Bristow nhận định: "Vancouver trong vài năm qua là điểm đến được giới nhà giàu Trung Quốc lựa chọn. Đó là nơi để sống, học hành, và cũng là nơi giúp họ tránh được những điều bất trắc trong cuộc sống ở Trung Quốc.
"Mọi người sẽ tò mò khi biết rằng bà Mạnh có không chỉ một mà 2 ngôi nhà ở Vancouver, và ngạc nhiên làm sao bà ấy có thể có tới 7 tấm hộ chiếu cùng một lúc".
Bằng cách nào mà bà sở hữu được tới 7 hộ chiếu?
Đây vẫn là điều bí ẩn. Theo giới truyền thông, ông chủ của hãng Huawei còn có tới ít nhất 4 hộ chiếu Trung Quốc và 3 hộ chiếu Hong Kong (Trung Quốc).
Luật pháp Trung Quốc quy định rằng nếu các công dân muốn có hộ chiếu của một nước hoặc vùng khác thì họ phải từ bỏ hộ chiếu của họ.
Các quan chức xuất nhập cảnh của Hong Kong không bình luận về trường hợp của bà Mạnh nhưng họ tuyên bố rằng một người được cấp hộ chiếu của vùng lãnh thổ này tại một thời điểm chỉ được sở hữu không quá một hộ chiếu.
Theo bút lục đi và đến của cơ quan hải quan và bảo vệ biên giới Mỹ, bà Mạnh sử dụng 3 hộ chiếu Hong Kong khác nhau để nhập cảnh vào Mỹ vào 33 dịp trong khoảng thời gian từ năm 2014 đến 2017. Người con trai thứ 2 của bà được cho là đang học tại một trường học ở Massachusetts. Tuy nhiên bà Mạnh chưa trở lại Mỹ từ tháng 3/2017.
Cảnh sát Canada thông báo cho bên tòa án rằng các giám đốc của Huawei có vẻ đã "thay đổi lộ trình đi lại hoặc du lịch" để tránh phải nhập cảnh vào Mỹ kể từ khi ý thức được rằng có một cuộc điều tra hình sự nhằm vào công ty này vào tháng 4/2017./.
Theo Báo Mới
Bloomberg: Mỹ "cùm" được Huawei, nhưng Trung Quốc đã "xích" được con cưng của Mỹ từ trước Cây viết của Bloomberg đã dự đoán hậu quả khôn lường mà nhiều tập đoàn lớn của Mỹ sẽ phải đối mặt, nếu chính phủ nước này tiếp tục gây sức ép với Trung Quốc như vụ Huawei. * Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Tim Culpan, cây viết của Bloomberg về các vấn đề công nghệ. "Sóng gió" chờ...