Dzung T. Bui: Người Việt thành công nhất tại tập đoàn IBM
Sang Mỹ du học lúc 17 tuổi với hành trang vỏn vẹn một chiếc vali nhỏ và 150USD, hiện nay ông Dzung T. Bùi ( Bùi Tiến Dũng) là Phó chủ tịch – phụ trách nhóm điều hành kinh doanh toàn cầu và là người Việt thành công nhất tại tập đoàn máy tính IBM lớn nhất nước Mỹ.
Bùi Tiến Dũng sinh ra tại làng Trình Phố, An Ninh, Tiền Hải, thuộc quê lúa Thái Bình. Khi lớn lên, ông theo cha mẹ vào sống ở TP Hồ Chí Minh. Năm 17 tuổi, Bùi Tiến Dũng sang Mỹ du học và không ngại dấn thân trong mọi lĩnh vực.
Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ loại xuất sắc chuyên ngành kỹ thuật điện – điện tử tại Trường Đại học Minnesota (bang Minnesota), ông nộp đơn xin làm việc tại tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới IBM, có trụ sở chính ở New York và được nhận vào làm ở phòng thí nghiệm Rochester. Sau một năm làm việc tại đây, ông nhận thấy năng lực mình phù hợp với lĩnh vực bán hàng, xin chuyển qua làm sales (marketing và tiêu thụ sản phẩm). Từ đó, ông liên tục được đề bạt và đảm nhiệm những trọng trách trong mảng kinh doanh sản phẩm của tập đoàn IBM, từ Phó chủ tịch phụ trách thị trường Mỹ Latinh, Tổng giám đốc Sales và Marketing châu Âu, Giám đốc điều hành phụ trách chuỗi cung ứng, Tổng giám đốc phụ trách giải pháp IT. Hiện ông là Phó chủ tịch – phụ trách nhóm điều hành kinh doanh toàn cầu của IBM.
Ông Dzung T. Bui (Bùi Tiến Dũng)
Xa quê hương đã hơn 30 năm, song Bùi Tiến Dũng vẫn nói tiếng Việt thành thạo. Ông tâm sự: “Dù ở đâu, tôi luôn nhớ mình là người Việt Nam. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, tôi vẫn cố gắng sử dụng tiếng mẹ đẻ, như khi trò chuyện với các con, làm thơ, viết văn, thậm chí lúc lái xe hay trao đổi với khách hàng. Không chỉ mình tôi mà tất cả các thành viên trong gia đình vẫn giữ nguyên nếp sống đặc trưng của người Việt. Tôi cho rằng điều này rất quan trọng, bởi nó giúp các con tôi sau này luôn hiểu rõ về nguồn gốc của mình”.
Quay trở lại câu chuyện về con đường khởi nghiệp thành công, ông tiết lộ một số bí quyết: “Lúc đầu, cũng giống như những bạn trẻ khác, tôi thường nghĩ rằng dù thế nào mình cũng chỉ là một người châu Á nhỏ bé, liệu có thể đại diện cho một tập đoàn hàng đầu như IBM đi giao dịch và bán hàng với các đối tượng khách hàng trên khắp thế giới? Chính ban lãnh đạo công ty đã khuyên tôi không nên băn khoăn về điều đó, rằng hình thức bên ngoài không phải là vấn đề đối với người thực sự có năng lực. Môi trường doanh nghiệp phải thuận tiện cho những người có năng lực tiến lên và IBM rất chú trọng đến vấn đề này. Họ luôn có kế hoạch xây dựng, bồi dưỡng những người lãnh đạo tương lai (future leaders) cho hãng”.
Video đang HOT
Ông Dũng cho biết, hiện nay rất nhiều bạn trẻ Việt Nam yếu về kỹ năng mềm (soft skill), đó là khả năng thương thuyết, khả năng trình bày vấn đề, làm việc nhóm… Trong khi hoàn toàn có thể tự trang bị các kỹ năng này cho bản thân bằng nhiều cách. Ông đã đưa ra lời khuyên: “Trong quá trình khởi nghiệp của một người trẻ, yếu tố may mắn có tồn tại, cho dù ở môi trường doanh nghiệp có đội ngũ lãnh đạo sáng suốt nhất đi nữa. Tôi thì cho rằng, bản thân chúng ta phải tạo ra may mắn chứ không thể ngồi chờ nó. Tôi vẫn luôn có bốn lời khuyên cho các nhân viên trẻ của mình.
Thứ nhất, để thành công và luôn thăng tiến trong công việc, phải luôn đặt hiệu quả công việc lên hàng đầu.
Thứ hai, phải có mục tiêu rõ ràng cho con đường sự nghiệp của mình, và sau đó, có một lộ trình rõ ràng cho mục tiêu đó.
Thứ ba, là luôn tìm cách bổ sung và hoàn thiện các kỹ năng cho bản thân. Kể cả trong lĩnh vực chuyên môn hay các kỹ năng cần thiết như ngoại ngữ, các kỹ năng mềm…
Và cuối cùng, không ngừng xây dựng các mối quan hệ với những người có khả năng ảnh hưởng đến công việc của mình. Nói tóm lại, các bạn trẻ hãy kiên nhẫn theo đuổi mục tiêu của mình, các bạn còn tương lai, không nên quá nóng vội. Chỉ có không ngừng tự tăng giá trị của bản thân, chúng ta mới nhìn thấy những cơ hội mới. Một điều nữa cũng rất quan trọng là việc tạo ra và linh hoạt nắm bắt các cơ hội tốt cho sự nghiệp của mình!”.
Theo dân trí
Chuẩn đầu ra cách xa thực tế
Các chuyên gia giáo dục ĐH đều đánh giá hiện chuẩn đầu ra (CĐR) mà các trường công bố chỉ là hình thức và không có cơ sở để giám sát.
Lạc hậu
Theo quy định của Bộ GD-ĐT, hằng năm nhà trường phải rà soát, điều chỉnh CĐR cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, sự phát triển của khoa học công nghệ và đặc biệt là đáp ứng nhu cầu xã hội... Tuy nhiên, từ thời điểm các trường công bố đến nay, CĐR của nhiều trường vẫn như cũ.
Chẳng hạn trong năm 2010, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường phải thay đổi tên ngành, chương trình đào tạo cho phù hợp với mã ngành nhưng trong CĐR nhiều trường vẫn giữ nguyên. Website của trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) công bố rất chi tiết CĐR của từng chương trình đào tạo. Theo đó, ngành kỹ thuật hóa học chỉ có CĐR của 3 chương trình đào tạo gồm: khoa học và công nghệ thực phẩm, kỹ thuật hóa học, công nghệ sinh học. Thế nhưng trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011, ngành này được đổi thành nhóm ngành công nghệ hóa - thực phẩm - sinh học, với 5 chương trình đào tạo: kỹ thuật hóa, công nghệ chế biến dầu khí, quá trình và thiết bị, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học. Nhiều ngành khác của trường cũng tương tự.
Lẫn lộn kỹ năng cứng, kỹ năng mềm
Hầu hết các trường đều xảy ra tình trạng nhầm lẫn khái niệm trong CĐR. Có những tiêu chí ở phần kỹ năng lại được công bố ở phần thái độ. Ví dụ, trường ĐH Công nghiệp Hà Nội đề cập đến chuẩn thái độ của người tốt nghiệp ngành công nghệ kỹ thuật cơ điện tử là: "Có khả năng làm việc độc lập, làm việc sáng tạo, có kỹ năng làm việc tập thể!". Đây là những tiêu chí hoàn toàn thuộc về phần kỹ năng. Trong khi đó, cũng đối với ngành học này, phần kỹ năng lại nêu: "Có kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, phát hiện và giải quyết vấn đề". Một sinh viên nhận xét: "Em không hiểu kỹ năng làm việc tập thể và kỹ năng làm việc nhóm khác nhau như thế nào mà lúc thì yêu cầu ở thái độ, lúc thì yêu cầu ở kỹ năng".
Đáng lưu ý, trong phần công bố về chuẩn kỹ năng lại có những nhầm lẫn nguy hiểm. Chẳng hạn có những tiêu chí thuộc kỹ năng cơ bản (như khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học) thì một số trường "nhét" tất vào kỹ năng chuyên ngành; có những kỹ năng mềm thì được đưa vào phần kỹ năng cứng và ngược lại. Tìm hiểu, chúng tôi phát hiện tại văn bản hướng dẫn xây dựng và công bố CĐR ngành đào tạo, do Bộ GD-ĐT ban hành tháng 4.2010, yêu cầu về kỹ năng đã được quy định không đúng. Theo đó, kỹ năng cứng được quy định bao gồm: kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết vấn đề. Còn kỹ năng mềm thì bao gồm cả kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học. Một chuyên gia giáo dục phân tích: "Đây là sự nhầm lẫn nghiêm trọng, bởi kỹ năng xử lý tình huống, giải quyết vấn đề là kỹ năng mềm, còn kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, tin học là một kỹ năng cứng. Lỗi này thuộc về hệ thống nên có khi trường hiểu đúng cũng phải công bố sai".
Các chuyên gia cho rằng cần phải có một tổ chức để kiểm chứng chuẩn đầu ra của các trường
Không ai kiểm chứng
Năm 2008, kết luận tại hội nghị chất lượng giáo dục ĐH toàn quốc, Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (lúc đó kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT) đã yêu cầu: "Phấn đấu đến tháng 12.2008, tất cả các trường ĐH phải công bố CĐR của quá trình đào tạo, nếu không thì phải có chế tài về tuyển sinh". Tuy nhiên, đến tận tháng 9.2010, mới có 183 trường (đạt tỷ lệ 58,8%) xây dựng và công bố CĐR. Nhưng trong thời gian đó, cũng không có trường nào bị chế tài về tuyển sinh. Vào tháng 4.2010, sau khi Bộ ban hành hướng dẫn về xây dựng và công bố CĐR, quyết liệt yêu cầu các trường phải công bố ở học kỳ II năm học 2009-2010 thì đến nay đã có thêm nhiều trường công bố. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, hầu như các trường mới chỉ làm để đối phó nên không đảm bảo chất lượng.
""Việc công bố chuẩn đầu ra của các trường như hiện nay, thực chất chỉ là hình thức và hoàn toàn vô ích"" - Tiến sĩ VŨ THỊ PHƯƠNG ANH, Phó giám đốc Trung tâm bồi dưỡng và hỗ trợ chất lượng giáo dục của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập
Nói về thực trạng này, lãnh đạo một trường ĐH thừa nhận: "Sở dĩ trường công bố sơ sài là do Bộ yêu cầu quá gấp. Theo quy trình, việc xây dựng CĐR phải tuân theo nhiều bước như: tổ chức xây dựng dự thảo CĐR, hội thảo để lấy ý kiến đóng góp của các nhà quản lý, nhà khoa học, giảng viên, nhà tuyển dụng lao động, cựu sinh viên... Sau đó, phải công bố dự thảo CĐR trên trang web của trường để lấy ý kiến. Để làm được như vậy sẽ phải mất rất nhiều thời gian, trong khi Bộ chỉ cho từ 1-2 năm thì không làm được".
Tiến sĩ Lê Viết Khuyến - nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), cũng cho rằng việc công bố CĐR là rất cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay yêu cầu của Bộ GD-ĐT mới chỉ mang tính chất hô hào, không đi vào thực chất. Thế nên, các trường cũng chỉ "ca bài ca chung chung" chứ không phải CĐR cho từng trường. Tiến sĩ Vũ Thị Phương Anh - Phó giám đốc Trung tâm bồi dưỡng và hỗ trợ chất lượng giáo dục của Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, kết luận: "Việc công bố CĐR của các trường như hiện nay, thực chất chỉ là hình thức và hoàn toàn vô ích. Các trường công bố CĐR chỉ là những phát biểu do chính nhà trường đưa ra, và không ai biết chắc những tiêu chuẩn đó có thể đạt được hay không". Để thực sự đúng nghĩa CĐR, cô Phương Anh đề nghị: "Cần phải có các tổ chức chuyên nghiệp để đo năng lực người học, đó là những đơn vị thứ 3".
Theo thanh niên
Dạy kỹ năng bằng ngôn ngữ... chợ búa "Trường chúng tôi có một văn hóa rất hay là văn hóa khạc và nhổ. Có những thứ không thể tách rời ra được, đó là khạc và nhổ. Không ai khạc và... nuốt cả" - khó có thể tin đó là ngôn từ được dùng trong một khóa đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên. Chiều 7-10, chúng tôi đến "Học...