Duy trì tỉ lệ HS đi học ở vùng cao: Quyết liệt các giải pháp tháo gỡ

Theo dõi VGT trên

Tình trạng học sinh bỏ học, trốn học ở những địa phương vùng cao biên giới trong những năm qua mặc dù có nhiều biến chuyển tích cực xong vẫn chưa thể chấm dứt.

Duy trì tỉ lệ HS đi học ở vùng cao: Quyết liệt các giải pháp tháo gỡ - Hình 1

GV đến tận nhà để vận động học sinh đi học

Điều đó không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục nói chung, giáo dục dân tộc nói riêng mà còn đòi hỏi các địa phương tích cực tìm ra các giải pháp tháo gỡ. Tại Mường Khương – Lào Cai chính quyền các cấp đã vào cuộc với hàng loạt giải pháp tháo gỡ hiệu quả.

Khó bó khôn

Mường Khương cũng được biết đến là một trong những huyện nghèo của tỉnh Lào Cai, xuất phát điểm về kinh tế thấp, các vùng sản xuất hàng hóa đang trong giai đoạn hình thành, ngành nghề phi nông nghiệp chưa phát triển. Đáng nói đến nay tỷ lệ hộ nghèo còn cao; kết cấu hạ tầng còn thiếu và chưa đồng bộ; trình độ dân trí không đồng đều, trình độ văn hóa của lao động trong độ t.uổi thấp.

Những yếu tố bất lợi trên đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của sự nghiệp trên địa bàn huyện.

Mặt khác, do ảnh hưởng của vị trí địa lý, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, đời sống nhân dân còn khó khăn, một bộ phận người dân chưa quan tâm đến việc học tập của con em. HS nghỉ học hoặcđi học không đều một phần do gia đình có cả bố và mẹ đi làm ăn xa, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, gia đình không tạo điều kiện cho đi học. Đặc biệt ở một số thời điểm như thời tiết mưa rét, sau nghỉ lễ tết tỉ lệ HS nghỉ học tăng cao…

Vì vậy, công tác duy trì số lượng, tỷ lệ chuyên cần ở các cấp học đặc biệt cấp THCS thực sự là bài toán khó giải và cần nhiều giải pháp từ các cấp chính quyền cũng như ngành Giáo dục.

Duy trì tỉ lệ HS đi học ở vùng cao: Quyết liệt các giải pháp tháo gỡ - Hình 2

Học sinh Lào Cai. Ảnh minh họa

Chính quyền vào cuộc

Bà Nguyễn Thị Minh Xuân – Trưởng phòng GD&ĐT Mường Khương cho biết: UBND huyện Mường Khương xác định việc nâng cao công tác huy động học sinh ra lớp và duy trì tỷ lệ chuyên cần là nhiệm vụ quan trọng, quyết định đến sự phát triển của giáo dục huyện và đảm bảo kế hoạch hoàn thành tiêu chí nông thôn mới.

Vì thế, thời gian qua UBND huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo UBND các xã, thị trấn, Phòng GD&ĐT, các đơn vị trường học trên địa bàn huyện làm tốt công tác tuyển sinh; tích cực tuyên truyền, vận động HS ra lớp; tổ chức ký cam kết huy động số lượng HS giữa lãnh đạo UBND xã, thị trấn với lãnh đạo huyện…

Đặc biệt, UBND huyện đã chỉ đạo ngành Giáo dục tổ chức giao ban kiểm tra và làm việc với cấp ủy, chính quyền địa phương về nâng cao tỷ lệ HS đi học chuyên cần. Phân công lãnh đạo, cán bộ công chức, viên chức Phòng Giáo dục trực tiếp phụ trách các xã, thị trấn. Kịp thời nắm bắt tình hình giáo dục tại các nhà trường, theo dõi tỷ lệ HS đi học chuyên cần theo ngày, tuần, tháng để nắm bắt tình hình huy động và tỷ lệ chuyên cần từng xã, thị trấn, cấp học.

Mặt khác, các cấp ủy, chính quyền xã, thị trấn đã quyết liệt vào cuộc và có nhiều giải pháp sáng tạo, hiệu quả để nâng cao tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần trên địa bàn.

Với sự tích cực vào cuộc của chính quyền địa phương nên công tác vận động HS ra lớp, duy trì học sinh đi học chuyên cần đã được đưa vào quy ước, hương ước. Đây cũng trở thành một trong những tiêu chí xét gia đình văn hóa để nâng cao nhận thức và trách nhiệm của nhân dân trong việc tạo điều kiện cho con em đến trường.

Mặt khác, giao trách nhiệm cho từng cán bộ phụ trách thôn bản; cán bộ giáo viên phụ trách lớp để vận động các em học sinh nghỉ học quay trở lại trường lớp. Huy động sự vào cuộc của toàn thể các ban, ngành, đoàn thể trong xã, phối hợp với các đơn vị trường học nắm bắt tình hình đi học của HS theo từng buổi học, cử cán bộ xã phối hợp với GV nhà trường phụ trách HS từng thôn có trách nhiệm tìm hiểu nguyên nhân HS không đi học và kịp thời đưa HS ra lớp…

Chuyển biến rõ nét

Về phía ngành GD-ĐT chỉ đạo các đơn vị trường học tập trung nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Tổ chức đối thoại trực tiếp giữa nhà trường với các em học sinh và phụ huynh, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa, sự cần thiết của việc học đến các bậc phụ huynh, học sinh.

Chỉ đạo các trường trực thuộc thực hiện nghiêm túc các hoạt động giáo dục, đảm bảo an ninh, an toàn trường học, có các giải pháp quyết liệt duy trì tỷ lệ chuyên cần và phòng chống rét cho học sinh; thực hiện đảm bảo định mức dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm cho học sinh bán trú.

Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, đ.ánh giá xếp loại từng tháng đối với công tác duy trì tỷ lệ học sinh đi học chuyên cần của các đơn vị trường, có các giải pháp chỉ đạo kịp thời. Tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, văn nghệ, thể dục thể thao để thu hút học sinh đến trường…

Với các giải pháp như trên, năm học 2018 – 2019 tỷ lệ chuyên cần các cấp học trên địa bàn huyện Mường Khương đã có sự chuyển biến rõ nét: Bậc Mầm non đạt trên 98%; Tiểu học đạt trên 98%, đặc biệt THCS đạt 97,7% (tăng 0,27% so với năm học 2017 – 2018).

Video đang HOT

Bà Nguyễn Thị Minh Xuân cho biết, trong năm học 2019 – 2020 và các năm học tiếp theo, ngành GD-ĐT sẽ tiếp tục tham mưu để chính quyền các cấp tìm ra giải pháp hiệu quả để duy trì tỷ lệ HS đi học chuyên cần, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn huyện…

Đức Trí

Theo GDTĐ

Nhiều phụ huynh vùng cao cho con đi học chỉ để lấy trợ cấp

Nhiều giáo viên vùng cao cho biết: Một trong những trở ngại lớn nhất của giáo dục nơi đây đó là phụ huynh chưa nhận thức được ý nghĩa thật sự của việc học.

Nhiều phụ huynh cho con đi học chỉ để lấy trợ cấp

Một hiệu trưởng trường cấp 2 tại Hà Giang cho biết: Nhiều hôm sĩ số tại một trường chuẩn Quốc gia cũng vắng đến 30 em.

"Chúng tôi có thông lệ, các trường trong huyện từ 7-8 giờ sáng phải báo cáo sĩ số về Phòng giáo dục.

Trong báo cáo, có buổi các trường vắng học sinh rất nhiều. Thậm chí có trường chuẩn Quốc gia nhưng cũng thường xuyên vắng đến 30-40 em".

"Việc báo cáo này cũng chỉ tương đối thôi, con số chắc chắn phải hơn như thế.Cũng theo vị hiệu trưởng này, con số trên cũng chưa chắc đã trung thực.

Vì lý do các trường sợ bị đ.ánh hạ điểm nên không dám khai đúng số học sinh nghỉ.

Nếu trường nào học sinh nghỉ quá nhiều trong thành tích của trường sẽ bị trừ 100 điểm.

Cho nên nhiều trường không dại gì báo cáo đúng con số học sinh nghỉ.

Việc khai báo này cũng không phải lo Phòng giáo dục biết vì họ có xuống thực tế tại trường ngày nào cũng kiểm tra đâu".

Vị hiệu trưởng này chỉ ra nhiều lỗ hổng trong việc quản lý học sinh vùng cao:

"Sau các dịp nghỉ lễ, đặc biệt là sau Tết Nguyên Đán số lượng học sinh nghỉ học rất đông.

Có nhiều em chúng tôi đến vận động nhưng nhất quyết không chịu đi học.

Các trường vì muốn đảm bảo thành tích một là phải báo cáo số lượng học sinh nghỉ học ít hơn so với thực tế.

Đối với các em bỏ học các trường vẫn để tên của học sinh trong danh sách lớp.

Nhưng đến đợt hè thì việc lý do em học sinh đó chuyển sang trường khác. Phòng cũng đành bó tay".

Lấy ví dụ một trường cấp 2 trên địa bàn huyện năm 2018 có đến 16 em bỏ học.

Nhà trường vẫn để tên trong danh sách lớp sau đó đến đầu năm học trường lấy lý do học sinh chuyển vào Tây Nguyên với bố mẹ hoặc đi Trung Quốc.

"Những cái đấy ai mà kiểm tra được. Bây giờ họ bảo học sinh theo bố mẹ vào Tây Nguyên hay đi Trung Quốc.

Ai mà sang Trung Quốc hay vào Tây Nguyên kiểm tra được".

Một số hiệu trưởng, giáo viên tại các trường vùng cao cũng tâm sự rằng:

Khó khăn lớn nhất trong giáo dục vùng cao là thay đổi nhận thức của phụ huynh học sinh.

"Nhiều phụ huynh đặc biệt là người dân tộc Mông họ không quan tâm đến việc học của con cái. Nhiều em đi học chỉ để lấy trợ cấp của Nhà nước.

Phụ huynh cứ đến gần ngày lấy trợ cấp lại đưa con xuống trường học vài ngày để lấy trợ cấp xong lại ra đón về đi nương, rẫy, chăm em.

Học sinh rất ít đứa học lên cấp 3, chỉ học hết lớp 9 là chúng bỏ học ở nhà lấy chồng hoặc đi làm nương rẫy".

Nhiều phụ huynh vùng cao cho con đi học chỉ để lấy trợ cấp - Hình 1

Nhiều phụ huynh vùng cao chia sẻ thật lòng họ thích cho con ở nhà hơn là đi học (Ảnh: Vũ Ninh)

Thầy Nguyễn Đức Thành, Hiệu trưởng Trường tiểu học và trung học cơ sở Nậm Búng (Văn Chấn, Yên Bái) tâm sự những khó khăn trong việc vận động học sinh không bỏ học:

"Những năm đầu tôi nhận công tác ở trường học sinh bỏ học rất nhiều. Thầy cô phải đốt đuốc lên bản vận động từng nhà.

Lần đầu họ tiếp, lần thứ hai họ khó chịu, lân ba ho đuôi thăng: thôi thăng thây Thanh nghe tao vê đi tao không cho con đi hoc đâu.

No ơ nha con đơ đân đươc tao va lam ra tiên, cho no đi hoc chăng đươc gi ma con mât tiên xăng xe may chơ đi".

Chia sẻ thêm, nhiều giáo viên cho biết: Phụ huynh nơi đây cho con đi học vì những cái trước mắt như t.iền trợ cấp, gạo của Nhà nước, cơm của Nhà nước chỉ chẳng vì chuyện học hành của con trẻ.

Giải pháp hiệu quả kéo học sinh vùng cao trở lại trường học

Trước thực trạng này, các địa phương phải tự chủ động sáng tạo các hình thức vận động, tuyên truyền để kéo học sinh đến lớp.

Thầy Nguyễn Thành Trung, hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nàn Ma (Xín Mần, Hà Giang) tâm sự:

"Bên cạnh biện pháp chính đó là tuyên truyền, vận động chúng tôi cũng kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương.

Các trường báo cáo ví dụ như ở trường có em này hay nghỉ học tự do.Như ở xã tôi, chính quyền họ cũng vào cuộc thành lập một ban vận động học sinh.

Xã có 23 công chức thì sẽ chia đầu người quản lý học sinh.

Mỗi một người phụ trách mấy em chẳng hạn.

Khi học sinh không đi học, nhà trường và các thầy cô không vận động được thì gọi đến cái ông được phân công".

Ngoài ra giải pháp thứ hai mà các cấp chính quyền, nhà trường thực hiện đó là cơ chế thưởng phạt theo quy ước.

"Thôn bản thực hiện theo cái quy ước của họ. Cuối tháng nhà trường tổng hợp em nào nghỉ nhiều không lý do, không xin phép thì họ phạt tính ra t.iền ngô.

Một buổi nghỉ bị phạt 5 nghìn đồng hay sao ấy. Nếu không có t.iền thì họ nộp bằng ngô.

Việc này thực hiện được 5 năm nay rồi. Học sinh đi học đều hơn rất nhiều.

Trước đây họ vẫn cho con em họ đi học nhưng chập chờn hơn. Từ ngày thực hiện quy chế này học sinh đi học đầy đủ hơn, nghiêm chỉnh hơn".

Sau đợt nghỉ Tết thầy Trung cho biết vẫn có tình trạng học sinh nghỉ học do quên lịch hay mải chơi:

"Trong trường hợp các em học sinh nghỉ không có lý do lần thứ nhất chúng tôi gọi điện thoại vận động phụ huynh.

Nếu vận động không được thì các thầy cô phải đến tận nhà thuyết phục học sinh và gia đình.

Bởi vì những người dân ngày Tết họ còn mải chơi lắm chưa để ý đến việc học hành của con em".

Nhiều phụ huynh vùng cao cho con đi học chỉ để lấy trợ cấp - Hình 2

Quan tâm và chăm lo cho học sinh bằng tình thương và trách nhiệm là giải pháp kéo học sinh vùng cao trở lại trường (Ảnh: Vũ Ninh)

Bên cạnh các giải pháp tuyên truyền và quản lý, theo thầy Nguyễn Đức Thành, Hiệu trưởng Trường tiểu học và trung học cơ sở Nậm Búng các giáo viên phải thực sự như cha mẹ của học sinh:

"Phải chăm học sinh như chăm con. Có khi còn khó hơn chăm con nữa.

Vì con cái mình có thể bảo ban, nhắc nhở, cáu quá thì mắng một hai câu nhưng học sinh thì không thế được.

Phải nhẹ nhàng với các em không nó giận nó bỏ về nhà đấy.

Từ ngày trường chuyển lên thành trường bán trú các thầy cô phải kiêm thêm cả nhiệm vụ chăm sóc trẻ về miếng ăn, giấc ngủ".

Các thầy cô đều cho rằng, gốc rễ của giáo dục chính là tình thương. Các trường phải chào đón học sinh như con, yêu thương và che chở cho các em.

Có như thế học sinh và phụ huynh mới nhận thức được ý nghĩa thực sự của việc được đi học.

Phát biểu tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) tại phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Hà Ngọc Chiến chỉ ra nguyên nhân bỏ học của học sinh dân tộc thiểu số miền núi và vùng đặc biệt khó khăn.

Theo ông Hà Ngọc Chiến: Có nguyên nhân là lúc đầu các cháu đi học được hưởng chế độ vì đang cư trú ở vùng đặc biệt khó khăn, nhưng đang học giữa chừng, địa bàn của mình thoát khỏi vùng đặc biệt khó khăn nên không được hưởng chế độ nữa nên bỏ học.

Theo ông Chiến đ.ánh giá đây là việc khá phổ biến, khi học Trung học Cơ sở thôn bản của mình là vùng đặc biệt khó khăn.

Khi học tiếp lên Trung học Phổ thông các em phải đi xa hơn, chi phí tốn hơn.

Cùng thời điểm đó thôn bản lại thoát khỏi vùng đặc biệt khó khăn, nên không được hưởng chế độ như trước. Vì thế mới dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học.

Ông Hà Ngọc Chiến đề nghị: "Do đó, các điều về chính sách với học sinh vùng đặc biệt khó khăn phải tính toán lại để khi các cháu được hưởng chế độ suốt quá trình đi học, không cắt giữa chừng của các cháu".

Vũ Ninh

Theo giaoduc.net

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Vợ Duy Mạnh để lộ tính cách thật của chồng, chỉ nói 1 câu mà gây bão mạng
06:28:49 24/09/2024
2 giờ sáng nghe tiếng của chồng vọng ra từ phòng chị dâu, tôi chạy đến xem thì tá hỏa khi thấy cảnh này
07:22:53 24/09/2024
Học người Nhật cách ăn thịt gà để trường thọ
06:25:33 24/09/2024
5 vai diễn cổ trang đẹp nhất sự nghiệp Lưu Diệc Phi: Nhan sắc năm 16 t.uổi xứng đáng phong thần
05:58:44 24/09/2024
Nữ ca sĩ từng bị tẩy chay vì scandal b.án d.âm gửi thông điệp lạ khiến dân mạng lo sợ
06:31:34 24/09/2024
Starbucks lại gây khó chịu
07:54:03 24/09/2024
5 thực phẩm bổ sung nguồn gốc thảo dược gây hại cho gan nếu dùng không đúng cách
05:39:38 24/09/2024
Nhân vật nào mà mời được G-Dragon, PSY, Park Shin Hye và dàn sao khủng nhất showbiz Hàn đến dự đám cưới thế này?
06:37:32 24/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Chồng cần khoản t.iền lớn làm ăn, tôi sụp đổ khi biết anh ta đã ném sạch t.iền cho ai

Góc tâm tình

08:25:34 24/09/2024
Khi sự việc bại lộ, chồng tôi đã không nhận ra sai lầm của mình còn thách thức vợ l.y h.ôn. Tôi năm nay 36 t.uổi, đã kết hôn được 11 năm, hiện tại hai vợ chồng tôi đã có với nhau hai đứa con.

Hồi sinh nhờ lá phổi từ người cho c.hết não

Sức khỏe

08:23:48 24/09/2024
Đầu tháng 4/2024, anh Hạnh nhận cuộc điện thoại từ bệnh viện thông báo có phổi hiến từ người cho c.hết não ở Bệnh viện Việt Đức. Anh lập tức đưa vợ ra Hà Nội, các xét nghiệm phù hợp, chị Hiền được ghép lá phổi mới hôm 3/4.

Bắt kẻ chủ mưu thuê người tạt sơn đòi nợ ở TPHCM

Pháp luật

08:10:33 24/09/2024
Ngày 23/9, Công an quận 12, TPHCM đã tạm giữ Trương Vương Hiếu (SN 1983, ngụ TP Hải Phòng) và Nguyễn Quốc Kỳ (SN 2000, ngụ tỉnh Bến Tre) để điều tra về hành vi Hủy hoại tài sản.

Thủ tướng Li Băng lên án "kế hoạch hủy diệt" của Israel

Thế giới

08:05:11 24/09/2024
Thủ tướng Li Băng Najib Mikati ngày 23/9 đã lên án một kế hoạch hủy diệt của Israel khi Tel Aviv tấn công dữ dội ở phía đông và phía nam nước này trong cùng ngày.

Người dân Hà Nội "mót" từng cọng lúa chìm trong nước, nhiều nhà mất trắng

Tin nổi bật

07:54:10 24/09/2024
Theo thống kê của Hà Nội, sau cơn bão Yagi (bão số 3) và đợt mưa lũ sau bão, hơn 57.300/72.000ha diện tích gieo trồng bị ảnh hưởng, thiệt hại khoảng 1.500 tỷ đồng. Trong đó, hơn 38.700 ha lúa bị ảnh hưởng.

Mua tập truyện ngắn của một nhà văn nổi tiếng Việt Nam về đọc, độc giả Trung Quốc sững sờ bình luận: "Hay đáng kinh ngạc!"

Netizen

07:53:17 24/09/2024
Nam Cao, sinh năm 1915, tên là Trần Hữu Tri, là nhà văn nổi tiếng của Việt Nam vào thế kỷ 20. Ông được đ.ánh giá là một trong những cây bút xuất sắc của trào lưu hiện thực phê phán thời kỳ 1940-1945,

Đi giữa trời rực rỡ - Tập 39: Nghẹn ngào cảnh bố con Chải nhường nhau lọ ruốc

Phim việt

07:47:20 24/09/2024
Cả nhà có lọ ruốc, Tả lấy một ít cho ông Chiểu, còn cất đi để dành. Tả và Chải cho rằng mình thanh niên trai tráng chỉ cần lượng không cần chất, lấp đầy cái bụng là được.

5 cách nấu món ăn tuyệt vị từ bí đỏ, trong đó có món chắc chắn bạn chưa từng nấu: Hãy thử ngay

Ẩm thực

06:06:23 24/09/2024
Hôm nay chúng tôi hướng dẫn các bạn làm 5 món ngon từ bí đỏ mềm ngọt. Những món ăn này hầu như được tất cả mọi người yêu thích.

Ca sĩ Hoàng Nguyên: Tôi tậu nhà, mua xế hộp sau 'Người hát tình ca'

Tv show

06:00:11 24/09/2024
8 năm sau khi giành quán quân Người hát tình ca , Hoàng Nguyên gây bất ngờ khi trở lại với cuộc thi Tinh hoa hội tụ .