Duterte cảnh báo thiết quân luật một năm nếu cần thiết
Tổng thống Philippines Duterte hôm nay tuyên bố sẽ cứng rắn với khủng bố và duy trì thiết quân luật ở đảo miền nam Mindanao một năm nếu cần.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: Reuters
“Với những người dân ở đất nước tôi đã trải qua thiết quân luật, nó sẽ không khác những gì tổng thống Marcos đã làm. Tôi sẽ cứng rắn”, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói trong một cuộc phỏng vấn với trợ lý truyền thông trên chuyến bay từ Nga về Manila, theo Reuters hôm nay đưa tin.
Ông Duterte rút ngắn chuyến thăm Nga và đặt đảo miền nam Mindanao dưới tình trạng thiết quân luật từ hôm qua, sau khi có giao tranh dữ dội trong cuộc vây ráp của các lực lượng an ninh nhằm vào nơi lẩn trốn của các phiến quân có liên hệ với Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
“Nếu cần một năm, chúng ta sẽ làm vậy. Nếu nó kết thúc trong một tháng, tôi sẽ hạnh phúc. Những người dân quê tôi, đừng quá sợ hãi vì tôi đang về nhà. Tôi sẽ xử lý vấn đề ngay khi tới nơi”, ông Duterte, người Mindanao, nói.
Hai binh lính và một cảnh sát thiệt mạng, 12 người bị thương trong bối cảnh hỗn loạn ở Marawi, thành phố có 200.000 dân, chủ yếu theo đạo Hồi. Các chiến binh thuộc nhóm Maute đã kiểm soát các tòa nhà và đốt một trường học, một nhà thờ và một trại giam.
Người Philippines đã trải qua một thập kỷ thiết quân luật dưới thời cựu tổng thống độc tài Ferdinand Marcos vào đầu những năm 1970, ký ức về những chiến dịch khôi phục dân chủ, bảo vệ nhân quyền vẫn còn tươi mới trong tâm trí nhiều người.
Video đang HOT
Quân đội Philippines nói họ lạc quan rằng có thể sớm kết thúc xung đột. “Mục đích của các lực lượng an ninh, quân đội Philippines là nhanh chóng kết thúc sự việc này để khôi phục tình trạng thông thường”, người phát ngôn quân đội Philippines Edgar Arevalo cho biết.
Mục đích cuộc vây ráp hôm qua của chính quyền Philippines là bắt giữ Isnilon Hapilon, một lãnh đạo của nhóm Abu Sayyaf, nổi tiếng với các vụ cướp biển và chặt đầu con tin phương Tây. Bộ Ngoại giao Mỹ treo thưởng trị giá 5 triệu USD cho việc bắt Hapilon.
Nhóm Maute và các nhóm chiến binh Abu Sayyaf đã cam kết trung thành với IS, chứng tỏ mình là đối thủ hung hãn của quân đội trong khi ông Duterte tìm cách đè bẹp các phần tử cực đoan và ngăn chặn tư tưởng Hồi giáo cực đoan truyền bá ở Philippines.
Tổng thống Duterte nhiều lần cảnh báo Mindanao, khu vực nghèo nàn có diện tích rộng bằng Hàn Quốc, có nguy cơ bị “lây nhiễm” do các chiến binh IS trốn chạy khỏi Iraq và Syria.
Văn Việt
Theo VNE
Tổng thống Duterte cảnh cáo lính Mỹ rút khỏi nam Philippines
Ông Duterte cảnh cáo lính Mỹ rút ra khỏi vùng Mindanao ở miền nam Philippines, cho rằng lính Mỹ hiện diện ở đây có thể làm phức tạp các chiến dịch chống Abu Sayyaf của chính phủ Philippines, đồng thời lo ngại lính Mỹ sẽ bị Abu Sayyaf bắt cóc.
Ngày 12-9, phát biểu trong một buổi lễ nhậm chức của một số quan chức mới, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cảnh cáo lính Mỹ rút ra khỏi vùng Mindanao ở miền nam Philippines.
Năm 2002, Mỹ triển khai lực lượng đặc nhiệm đến TP Zamboanga, vùng Mindanao để huấn luyện và cố vấn lính Philippines đánh nhóm phiến quân Hồi giáo Abu Sayyaf có liên quan với tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS). Đây là một phần của chiến lược chống khủng bố toàn cầu của Mỹ.
Lý do, theo tổng thống Duterte, lực lượng đặc nhiệm Mỹ ở Mindanao là mục tiêu béo bở bắt cóc đòi tiền chuộc của nhóm Abu Sayyaf.
"Lực lượng đặc nhiệm này cần phải rời đi. Tôi không muốn có bất hòa với Mỹ, nhưng họ phải rời đi. Chúng sẽ giết họ, chúng sẽ bắt cóc họ để đòi tiền chuộc." Reuters dẫn lời Tổng thống Duterte.
"Tình hình Mindanao sẽ còn xấu hơn. Chúng rất ghét người Mỹ. Nếu người Mỹ còn ở đây, bất kể Mỹ trắng hay Mỹ đen, họ cũng sẽ bị giết."
Từ năm 2002 đến nay đã có một số lính đặc nhiệm Mỹ bị giết ở miền nam Philippines.
Tổng thống Duterte lo ngại sự hiện diện của lính Mỹ ở đây có thể làm phức tạp các chiến dịch chống Abu Sayyaf mà chính phủ Philippines đang đẩy mạnh. Theo ông, chính sự hiện diện của lính Mỹ đã khiêu khích Abu Sayyaf hiếu chiến hơn.
Mỹ kết thúc chương trình huấn luyện lính Philippines từ năm 2015, tuy nhiên hiện vẫn còn một số ít lính đặc nhiệm Mỹ ở miền nam Philippines làm công tác hỗ trợ hậu cần và kỹ thuật. Mỹ đã chuyển phần lớn trọng tâm an ninh của mình tại Philippines vào vấn đề biển Đông.
Trong bài phát biểu, Tổng thống Duterte cũng nhắc lại vụ thảm sát Bud Dajo, chỉ trích Mỹ đã giết hại người Hồi giáo ở đảo Jolo hơn một thế kỷ trước.
Tổng thống Duterte trưng hình ảnh và chỉ trích lính Mỹ giết hại người Hồi giáo trong quá trình xâm chiếm Philippines đầu thế kỷ 20. Ảnh: AFP
Ông trưng ra một bức ảnh chụp lính Mỹ đứng bên cạnh đống xác người thuộc nhóm phiến quân Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro và dân thường trong đó có cả nhiều phụ nữ không mặc quần áo. Vụ thảm sát xảy ra ở đảo Jolo năm 1906, khoảng 1.000 người Hồi giáo Philippines đã bị giết.
"Hãy nhìn những thi thể này... Chừng nào chúng ta còn hợp tác với Mỹ, chúng ta sẽ không bao giờ có được hòa bình ở vùng đất này. Có lẽ chúng ta phải từ bỏ."
Ông Ernesto Abella, người phát ngôn tổng thống Philippines nhận định những lời lẽ này cho thấy Tổng thống Duterte đang hướng tới một chính sách đối ngoại độc lập, và sẵn sàng phá vỡ bức tường che đậy các góc tối trong quan hệ giữa Philippines và Mỹ.
Đại sứ quán Mỹ tại Philippines chưa bình luận.
THIÊN ÂN
Theo PLO
Tổng thống Philippines: 'Quân đội Mỹ phải rời đi' Ông Rodrigo Duterte hôm nay cho biết không muốn lực lượng của Mỹ hiện diện ở khu vực bất ổn Mindanao do lo ngại căng thẳng gia tăng. Tổng thống Philippines Duterte. Ảnh: AFP "Những lực lượng đặc nhiệm này cần phải rời đi, ở Mindanao có rất nhiều người da trắng", Rappler dẫn lại lời ông Duterte nói tại cung điện Malacaang...