Đứt tụy, vỡ hành tá tràng, người đàn ông mất 2 lít máu
Chấn thương kín ở vùng bụng sau tai nạn khiến người đàn ông rơi vào tình trạng sốc mất máu cấp, đe dọa tính mạng. Bác sĩ xác định, bệnh nhân đứt tụy, vỡ hành tá tràng tổn thương mạch máu.
Trong lúc đang làm việc ở công trường, đống gạch men dùng để lót sàn nhà bất ngờ đổ xuống đè lên người anh C.V.B. (36 tuổi). Anh được đồng nghiệp kéo ra khỏi đống gạch, chuyển đến Bệnh viện quận Thủ Đức cấp cứu trong tình trạng đau đớn, khó thở.
Các bác sĩ xác định bệnh nhân bị nhiều chấn thương nguy hiểm đe dọa tính mạng
Sau khi nhập viện, người bệnh rơi vào nguy kịch, bụng chướng căng, mạch nhanh, huyết áp hạ thấp. Bệnh viện đã kích hoạt hệ thống báo động đỏ nội viện, huy động liên chuyên khoa, chuyển bệnh nhân vào phòng phẫu thuật, khẩn trương thực hiện các giải pháp cấp cứu.
Căn cứ trên các kết quả kiểm tra hình ảnh, bác sĩ hội chẩn nhanh bên giường bệnh và xác định bệnh nhân bị tổn thương tụy độ 4, có chảy máu hoạt động, chấn thương thận trái và tuyến thượng thận trái, dịch ở ổ bụng nhiều. Ngay lập tức, cuộc phẫu thuật cấp cứu được thực hiện.
Bác sĩ Mai Hóa, Trưởng khoa Ngoại Tổng quát người trực tiếp thực hiện cuộc phẫu thuật cho biết: “Khi mở ổ bụng, chúng tôi phát hiện có rất nhiều máu, hút ra được khoảng 2 lít máu đỏ tươi và máu bầm. Thám sát các cơ quan nội tạng ghi nhận người bệnh bị vỡ, đứt thân và đuôi tụy, vỡ hành tá tràng, tổn thương mạch máu vị phải gây mất máu cấp”.
Sau phẫu thuật cấp cứu, sức khỏe bệnh nhân đã ổn định
Sau 3 giờ khẩn trương trong phòng mổ, ê kíp bác sĩ đã cắt thân và đuôi tụy, bảo tồn lách, khâu hành tá tràng và cầm máu cho người bệnh. Ngày 21/9 bệnh nhân đã hoàn toàn tỉnh táo, tiếp xúc tốt, có thể đi đứng, sinh hoạt và ăn uống bình thường.
Video đang HOT
Bác sĩ nhận định đây là một trường hợp bị chấn thương đặc biệt nghiêm trọng, nếu không được nhập viện, can thiệp sớm bệnh nhân sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Bác sĩ khuyến cáo cộng đồng, tai nạn lao động rất nguy hiểm có thể cướp đi sinh mạng của nạn nhân ngay tại hiện trường, do đó người lao động và người sử dụng lao động cần tuân thủ các nguyên tắc an toàn an toàn. Trong trường hợp không may xảy ra tai nạn, cần đưa nạn nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được chẩn đoán, can thiệp, tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Hơi thở có mùi hôi, phiền toái và cảnh báo nhiều bệnh
Không chỉ do vệ sinh răng miệng, mùi hôi của hơi thở có thể cảnh báo bệnh thận, tiểu đường, trào ngược dạ dày thực quản.
Hơi thở của bạn có mùi hôi sẽ khiến những người xung quanh thấy khó chịu. Không chỉ vậy, đó còn là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nền khác nếu bạn đánh răng vẫn không hết mùi.
Ảnh minh họa: Mom Junction
Theo Hiệp hội Nha khoa Mỹ, ít nhất 50% người Mỹ từng bị hiện tượng hơi thở có mùi hôi. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này:
Vệ sinh răng miệng kém
Vi khuẩn sinh ra ở các mẩu thức ăn còn mắc kẹt trong răng. Sự kết hợp giữa vi khuẩn và thức ăn đang phân hủy tạo ra mùi khó chịu. Người đeo răng giả không vệ sinh thường xuyên mỗi tối cũng sẽ bị hôi miệng.
Giải pháp hiệu quả nhất là bạn đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên để lấy thức ăn thừa. Đánh răng cũng giúp làm sạch mảng bám quanh răng gây ra các bệnh nha chu.
Ăn đồ có mùi nặng
Khi bạn ăn tỏi, hành hoặc các thực phẩm có mùi, dạ dày của bạn hấp thụ dầu trong quá trình tiêu hóa. Những loại dầu này sẽ đi vào máu và tới phổi. Sau đó, mùi hôi khó chịu sẽ sản sinh và tồn tại trong hơi thở của bạn suốt 72 tiếng.
Hút thuốc
Thuốc lá hoặc xì gà tạo ra mùi hôi và làm khô miệng, khiến cho hơi thở của bạn trở nên tệ hơn.
Khô miệng
Nước bọt có thể khiến cho miệng sạch và giảm mùi. Bạn bị khô miệng khi gặp vấn đề ở tuyến nước bọt, mở miệng khi ngủ, đang uống thuốc trị cao huyết áp hoặc bệnh đường tiết niệu.
Bệnh nha chu
Khi bạn không làm sạch mảng bám răng mỗi ngày, chúng sẽ dày và cứng lên thành cao răng. Bạn không thể loại bỏ cao răng bằng cách vệ sinh thông thường mà cần tới gặp nha sĩ.
Khi có cao răng, vi khuẩn dễ tích tụ lại, các độc tố của chúng có thể gây viêm. Ngoài ra, miệng cũng sẽ có mùi hôi.
Bệnh ở họng, khoang miệng
Hơi thở bốc mùi có thể do bạn bị các bệnh xoang, viêm phế quản mạn tính, viêm đường hô hấp, sỏi amidan.
Nếu vệ sinh răng thường xuyên mà vẫn có hơi thở hôi, bạn cần đi kiểm tra sức khỏe. Ảnh minh họa: Bustle
Bệnh ở các cơ quan nội tạng
Một số căn bệnh nguy hiểm như tiểu đường, thận, trào ngược dạ dày thực quản cũng gây ra hôi miệng. Nếu bị suy thận hoặc gan, hơi thở có mùi tanh còn người mắc tiểu đường, hơi thở có mùi hoa quả hỏng.
Chẩn đoán bệnh từ hơi thở
Các bác sĩ sẽ ngửi hơi thở của bạn và hỏi thêm các triệu chứng. Họ có thể hẹn bạn vào buổi sáng, trước khi đánh răng. Bạn sẽ chia sẻ thêm về tần suất vệ sinh răng miệng, đồ bạn ăn, tiền sử bệnh tật...
Nếu mùi hôi của bạn không do vấn đề ở miệng, răng, bác sĩ sẽ gợi ý khám ở các khoa chuyên sâu hơn để tìm ra bệnh nền.
Cách phòng chống
Bạn nên đánh răng hai hoặc ba lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa thường xuyên để đảm bảo làm sạch kẽ răng. Nước súc miệng sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn, giữ hơi thở thơm tho. Bạn cũng đừng quên làm sạch lưỡi bằng bàn chải hoặc dụng cụ cạo lưỡi.
Việc uống nước đều đặn giúp cho miệng không khô và đẩy các miếng thức ăn thừa khỏi răng.
Bạn cũng nên thay bàn chải 3-6 tháng một lần, đi kiểm tra răng miệng định kỳ.
Các bộ phận quan trọng trong cơ thể sợ nhất điều gì? Tim sợ muối, gan sợ rượu, túi mật sợ thói quen không ăn sáng... là những điều bạn nên nhớ để tránh các bệnh tật nghiêm trọng. Câu nói "Bệnh từ miệng mà vào" đã hàm chứa lời cảnh báo bạn cần phải cẩn trọng với cách ăn uống. Trên thực tế, nhiều bệnh mạn tính và cả ung thư liên quan tới...