Đường vòng và rủi ro tiềm ẩn trong xử lý nợ xấu
Tài sản thế chấp từ một khoản nợ xấu được đổi chủ và vẫn nằm lại ngân hàng để ‘thế chấp’ cho một khoản nợ mới dưới tên một DN khác trong ngày.
Ngày 13/12/2019, Ngân hàng V tại TP.HCM đã thực hiện giao dịch đảm bảo số 1353192666 với bên đảm bảo là Công ty cổ phần đầu tư Danh Khôi Holdings. Tài sản thế chấp của Danh Khôi là 17.010.000 cổ phần phổ thông do Công ty Cotec HeathCare phát hành.
Đăng ký giao dịch này đảm bảo cho hợp đồng ký ngày 12/12 giữa Ngân hàng V. với Danh Khôi Holdings với giá trị khoản vay/nghĩa vụ là lô 17.010.000 cổ phần này.
Trước đó, 17.010.000 cổ phần phổ thông này do Công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng và vật liệu xây dựng Cotec (Cotec Group) sở hữu tại Công ty Cotec HeathCare đã được thế chấp tại Ngân hàng V chi nhánh TP.HCM để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ cho Công ty CP đầu tư và phát triển nhà đất (Cotec Land). Trên cổng thông tin giao dịch đảm bảo, ghi bên thế chấp là Công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng và vật liệu xây dựng Cotec (Cotec), đăng ký giao dịch đảm bảo số 1253578125 ngày 27/6/2017.
Nhấn mạnh, số cổ phần Cotec HeathCare trên được thế chấp để đảm bảo cho hợp đồng vay vốn của Cotec Land tại Ngân hàng V ký ngày 27/6/2017.
CotecHeathCare là DN thuộc tập đoàn Cotec (Cotec Group), chưa niêm yết chính thức.
Cotec Land (CLG) hiện làm ăn bết bát, trong quý III, CLG báo lỗ 6,3 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, công ty lỗ đến gần 117 tỷ đồng. Cổ phiếu có thời điểm xuống dưới mức 1450 đồng/cp hồi tháng 11/2019.
Sau hơn 2 năm vay vốn tại Ngân hàng V, Cotec Land đã không thực hiện được đầy đủ việc trả nợ và lãi, dẫn đến nợ xấu.
Việc xử lý nợ xấu cần có quy trình đảm bảo minh bạch và hiệu quả.
Vậy tại sao lô cổ phiếu từng được DN thế chấp để vay vốn rồi không trả được nợ, gây nợ xấu đã nhanh chóng được đổi chủ sang một pháp nhân khác và tiếp tục được Ngân hàng V chấp nhận cho thế chấp tại ngân hàng để thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong một thỏa thuận/hợp đồng khác, trong chớp mắt?
Một nhà đầu tư nghi ngờ, việc dùng chính tài sản thế chấp của một món nợ xấu, để các bên thỏa thuận và xuất hiện bên thứ 3 vào nhận nghĩa vụ trả nợ ngân hàng, để ngân hàng xóa nợ xấu, tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.
Video đang HOT
Về bản chất, cả 3 bên (trường hợp tính Cotec và Cotec Land là một bên) vẫn dùng tài sản thế chấp duy nhất là lô cổ phiếu Cotec HealthCare để giải bài toán cho cả DN đi vay và ngân hàng. Nợ xấu đã được “rửa” chỉ với tài sản thế chấp duy nhất là lô cổ phiếu vừa “đổi chủ” vẫn đang nằm lại ngân hàng.
Ngày 11/12, trả lời PV Infonet về nghi ngờ trên, một đại diện của Ngân hàng V khẳng định không có chuyện đảo nợ, không có quan hệ tín dụng gì với Danh Khôi Holdings, “không cho vay đối với Danh Khôi Holdings”.
Về tài sản đảm bảo là lô cổ phần Cotec HelthCare, đại diện Ngân hàng V nói việc khách hàng bán cho ai là quyền của chủ tài sản, ngân hàng sẽ tạo điều kiện cho chủ tài sản bán đi để lấy tiền trả nợ cho ngân hàng.
“Từ trước đến nay ngân hàng hoàn toàn không có quan hệ tín dụng gì với Danh Khôi Holdings, không tài trợ gì cho DN này”, vị này khẳng định.
PV đặt câu hỏi về nghi ngờ có chuyện tài sản thế chấp của món nợ xấu của Cotec Group sau khi được bán cho chủ mới lại quay lại ngân hàng để thế chấp vay vốn, cách mà dư luận thường nghi là đảo nợ? đại diện ngân hàng khẳng định “không có chuyện đó”.
Tuy nhiên, trên thực tế, ngày 12/12, Ngân hàng V ký với Danh Khôi Holdings hợp đồng với tài sản thế chấp vẫn là lô cổ phiếu Cotec HealthCare do Danh Khôi thỏa thuận mua từ Cotec Group.
Đăng ký giao dịch đảm bảo thể hiện việc Danh Khôi Holdings thế chấp 17.010.000 cổ phần Cotec HeathCare tại Ngân hàng V được thực hiện ngày 13/12.
Dù Ngân hàng V khẳng định, không có việc cổ phiếu thế chấp của khoản nợ xấu sau khi được bán để thu hồi nợ lại được quay về ngân hàng để thế chấp vay vốn, nhưng thực tế lại diễn ra không hẳn đúng như vậy.
Hiện chính mối quan hệ nội bộ giữa Cotec group – Cotec Land – Cotec HeathCare cũng có vướng mắc, khi Cotec group đang hoàn thiện việc thoái vốn toàn bộ khỏi Cotec Land, còn Cotec HeathCare lại có cơ cấu cổ đông ngoại. Việc Ngân hàng V giúp sức cho đổi chủ tài sản thế chấp để giải quyết nợ xấu một cách chóng vánh mà không quan tâm đầy đủ tính pháp lý tài sản thế chấp là việc làm tiềm ẩn nhiều rủi ro và đang gây nhiều tranh cãi.
Trần Ngân Khánh
Theo Infornet.vn
Bùng nổ 10 tỷ USD, Bộ Tài chính cảnh báo, Ngân hàng nhà nước siết chặt
Năm 2019, thị trường trái phiếu DN bước vào thời kỳ "bùng nổ" với lãi suất hấp dẫn và lượng phát hành cao kỷ lục. Tuy nhiên, thị trường trái phiếu DN "tăng nóng" cũng ẩn chưa nhiều rủi ro.
Bùng nổ trái phiếu DN
Theo số liệu của Công ty Chứng khoán SSI, tính đến hết tháng 11/2019, lượng phát hành trái phiếu DN đạt khoảng 237.000 tỷ đồng (tương đương 10 tỷ USD), cao hơn 5,8% so với cả năm 2018.
Trong đó, các ngân hàng thương mại phát hành 94 nghìn tỷ đồng, chiếm 45,5% toàn thị trường. Tiếp đến là các DN bất động sản phát hành tổng cộng 71.312 tỷ đồng, chiếm 34,5% toàn thị trường.
Có thể nói, năm 2019, thị trường trái phiếu DN bước vào thời kỳ "bùng nổ". Tăng trưởng tín dụng ngày càng bị kiểm soát chặt chẽ, cho vay trung dài hạn bị siết chặt, vì vậy huy động vốn thông qua kênh ngân hàng giảm. Để đáp ứng nhu cầu về vốn, các DN chuyển hướng sang phát hành trái phiếu. Hơn nữa, quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp hiện nay rất thông thoáng. Chỉ cần DN có báo cáo tài chính đã kiểm toán là có quyền phát hành trái phiếu.
có 44 trong tổng số 108 DN bất động sản lớn đã phát hành trái phiếu trong năm 2019
Vay ngân hàng lãi suất trung, dài hạn hiện nay ở mức từ 11-13%/năm lại không hề dễ dàng, phải qua thẩm định hồ sơ rất khắt khe, sau đó còn chịu giám sát về giải ngân, sử dụng vốn,... trong khi DN phát hành trái phiếu không chịu những ràng buộc này. Vì vậy, nhiều DN đã đẩy mạnh phát hành trái phiếu với lãi suất cao, nhất là các DN thuộc lĩnh vực bất động sản, chuyên gia kinh tế Phạm Nam Kim cho biết.
Theo thống kê, có 44 trong tổng số 108 DN lớn thuộc lĩnh vực bất động sản đã thực hiện phát hành trái phiếu năm 2019. Nếu lãi suất bình quân trái phiếu nhóm ngân hàng chỉ ở mức 6,5%/năm, thì nhóm bất động sản lên tới 10,24%. Mức lãi suất này được cho là hấp dẫn hơn hẳn so với gửi tiết kiệm.
Ngoài ra, có những dấu hiệu cho thấy, DN phát hành trái phiếu nhiều để đảo nợ ngân hàng. Trên thực tế, có nhiều lô trái phiếu DN phát hành ra, được các ngân hàng mua hết. Vì vậy, nhiều suy đoán cho rằng DN có khoản nợ ngân hàng, sắp đến kỳ phải trả, nhưng không biết lấy đâu tiền trả nợ. Để lâu sẽ thành nợ quá hạn và nợ xấu. Giải quyết vần đề này, chỉ có cách phát hành trái phiếu DN và "thuyết phục" các ngân hàng chủ nợ mua trái phiếu của mình. Như vậy, cả hai bên đều có lợi. DN sẽ có tiền để trả nợ ngân hàng đúng hạn, còn ngân hàng cũng "làm đẹp" bảng cân đối tài chính và không bị nợ xấu tăng cao.
Đây là lý do vì sao DN đẩy mạnh phát hành trái phiếu. Ước tính cả năm 2019 thị trường trái phiếu DN sẽ đạt khoảng 260.000 tỷ đồng, tăng khoảng 7% so với năm 2018.
Lo ngại rủi ro
Thị trường trái phiếu DN "tăng nóng" cũng ẩn chứa nhiều rủi ro. Theo các chuyên gia kinh tế, đáng lo nhất là độ minh bạch thông tin của nhiều DN Việt Nam không cao. Vì vậy nhà đầu tư có thể đối mặt với những rủi ro khi mua phải trái phiếu của những DN kinh doanh thua lỗ, kém hiệu quả.
Ngoài ra, nhiều DN Việt Nam có năng lực tài chính hạn chế, dự án hoặc phương án sản xuất kinh doanh thiếu khả thi, khả năng hoàn vốn thấp. Chưa kể, công tác hạch toán kế toán thiếu chuyên nghiệp, trình độ quản lý thấp. Nhiều DN còn ngại công bố thông tin, thậm chí giấu thông tin, báo cáo thông tin tài chính chưa rõ ràng, trong khi tính minh bạch là một trong những điều kiện quan trọng.
Đầu tư trái phiếu DN, cơ quan chức năng đã phải cảnh báo rủi ro với nhà đầu tư.
Hơn nữa, DN phát hành trái phiếu không bị giám sát về giải ngân, về sử dụng vốn, nên nguồn vốn huy động được không rõ DN có đầu tư cho dự án hay lại dùng để làm việc khác, vấn đề này rất khó kiểm soát.
Với trái phiếu các DN bất động sản phát hành, thường có tài sản đảm bảo dưới dạng quyền sử dụng đất. Nhưng quyền sử dụng đất có vấn đề hay không, rất khó được biết rõ. Liệu đất đó có bị tranh chấp, tính pháp lý như thế nào, DN đã dùng để vay vốn hay góp vốn với đối tác nào chưa, đã sử dụng cho giao dịch khác chưa, giá đất được thẩm định như thế nào?
Không những thế, tồn kho bất động sản hiện rất lớn, nhiều sản phẩm đưa ra thị trường nhưng chưa tiêu thụ được vì có liên quan đến khả năng trả nợ cho chủ đầu tư trái phiếu.
Cơ quan chức năng đã phải đưa ra cảnh báo rủi ro với nhà đầu tư. Giữa năm 2019, Ngân hàng Nhà nước ra công văn yêu cầu các ngân hàng thương mại siết hoạt động đầu tư trái phiếu DN, nhất là trái phiếu của các DN bất động sản. Trong đó, nhấn mạnh sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đầu tư trái phiếu DN.
Cuối tháng 11, Bộ Tài chính cũng cảnh báo nhà đầu tư trái phiếu DN, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân, không nên mua trái phiếu DN chỉ vì lãi suất cao. Với đặc thù trái phiếu DN là công cụ nợ do DN phát hành, theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn. Trong khi khả năng trả nợ của DN phụ thuộc rất lớn vào tình hình tài chính và kết quả kinh doanh. Vì vậy, nhà đầu tư cần phải cân nhắc, đánh giá được rủi ro trước khi quyết định mua.
Một số rủi ro đó, theo Bộ Tài chính, là: DN không thực hiện được các điều kiện, điều khoản của trái phiếu do mất khả năng thanh toán; không thanh toán được đầy đủ, đúng hạn gốc, lãi trái phiếu; không thực hiện được cam kết với nhà đầu tư về mua lại trái phiếu trước hạn,...
Bên cạnh đó, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn cũng được rút xuống, theo quy định mới nhất của Ngân hàng Nhà nước. Cụ thể, từ 1/1/2020 sẽ về 40%, sau hai năm giảm theo lộ trình, đến 1/10/2022 còn 30%. Điều này sẽ khiến việc vay vốn trung, dài hạn tại ngân hàng khó hơn, lãi suất cao hơn. Như vậy, các DN sẽ phải huy động vốn từ các kênh khác như phát hành cổ phiếu, trái phiếu DN,... Thị trường tái phiếu DN năm 2020, dự báo tiếp tục nhộn nhịp với lãi suất hấp dẫn hơn hẳn gửi ngân hàng.
Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế khuyến cáo, muốn mua trái phiếu DN, nhà đầu tư cần phải nắm rõ các thông tin: trái phiếu do DN nào phát hành, thương hiệu, uy tín của DN đó ra sao; mục đích phát hành; có tài sản đảm bảo không; có được ngân hàng bảo lãnh thanh toán không; cam kết của chủ thể phát hành đối với trái phiếu như thế nào; kỳ hạn và phương thức trả nợ gốc, lãi; tình hình tài chính và việc sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu của DN phát hành.
Trần Thủy
Theo Vietnamnet.vn
Tàu 67 ở Khánh Hòa: Phát sinh hơn 100 tỷ đồng nợ xấu Cho các chủ tàu cá đóng theo Nghị định 67 vay với số tiền 288,3 tỷ đồng, nhưng đến nay các ngân hàng thương mại ở Khánh Hòa chỉ mới thu được nợ gốc 24,13 tỷ đồng, dư nợ 264,12 tỷ đồng, nợ xấu 103,16 tỷ đồng. Ngư dân đánh bắt cá ngừ đại dương từ ngư trường Hoàng Sa trở về cảng...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?
Có thể bạn quan tâm

Israel đáp trả Houthi, tấn công cảng Hodeidah tại Yemen
Thế giới
19:23:13 06/05/2025
Long Đẹp Trai của "Lật mặt 8" từng bị bố mẹ cắt viện trợ vì theo nghệ thuật
Hậu trường phim
19:21:18 06/05/2025
Fan "đẩy thuyền" Hyeri Park Bo Gum sau khoảnh khắc gây sốt ở Baeksang
Sao châu á
19:19:02 06/05/2025
"Thunderbolts": Bom tấn chữa lành của Marvel khiến khán giả bất ngờ nhất năm
Phim âu mỹ
19:16:16 06/05/2025
Bùng phát kiểu tấn công không cần Internet
Thế giới số
19:14:07 06/05/2025
Màn càn quét Met Gala khiến Jennie - Lisa - Rosé vướng chỉ trích nghiêm trọng, dân mạng yêu cầu xin lỗi
Nhạc quốc tế
19:11:45 06/05/2025
Chu Thanh Huyền đưa mẹ chồng đi du lịch sang chảnh, thái độ của mẹ Quang Hải ra sao sau loạt drama của nàng dâu?
Sao thể thao
18:13:46 06/05/2025
Nhặt được túi xách chứa 90 triệu đồng của hành khách, phụ xe tảng lờ "không biết"
Pháp luật
18:05:56 06/05/2025
iPhone Pro kỷ niệm 20 năm sẽ có thiết kế đột phá chưa từng thấy
Đồ 2-tek
18:02:10 06/05/2025
MC Đại Nghĩa có biểu hiện bất thường, đồng nghiệp không dám hỏi han trước 1 ngày mẹ qua đời
Sao việt
18:01:36 06/05/2025