Đường trở về của cô gái nhắm mắt bán rẻ nhan sắc
Về đến đầu làng, cô đã thấy gai người bởi tiếng trêu của đám trẻ. Tuổi thơ bị rẻ rúng ùa về, cô thoáng rùng mình, chợt có một bàn tay xiết mạnh tay cô, một giọng nói khe khẽ: “Không sao đâu em”, làm lòng Thắm dịu lại.
Cô lầm lũi trở về ngôi nhà nhỏ gắn bó suốt thời thơ bé, lơ đễnh quên tiếng người đàn ông đi kế sát ngúc ngắc nắm tay giật nhẹ: “Em có vẻ nổi tiếng ở làng nhỉ…”. Đôi mắt Thắm rơm rớm, nhìn hai đồng lúa thẳng tắp sát con đường nhỏ dẫn lối cô trở về với tuổi thơ.
Mang danh “gái khùng”
Thắm sinh ra ở vùng đồi trung du, tuổi thơ ít học cùng cái mác “con lão khùng” đeo đẳng và trở thành nỗi ám ảnh kinh hãi đối với cô. Là chị cả trong nhà, chẳng việc gì là không đến tay cô. Từ việc băm rau chuối cho gà, cho lợn, tới đồng áng, nương rẫy, chăm em đều một tay Thắm quán xuyến.
Thắm chẳng biết được nữa, nhưng từ khi cô nhận thức được, cô đã hiểu được ánh nhìn giễu cợt của thiên hạ dành cho cha cô mỗi bận ông đi ngang qua. Họ bảo, cha cô bị dở dở, khùng khùng không biểu hiện rõ ràng thành bệnh lý mà đơn giản là…quá thật thà.
Thật thà tới mức ai nói gì cha cũng tin, ai bảo gì cha cũng nhất mực nghe theo, bất phân cân nhắc đúng sai. Chính bởi sự ngây thơ tới tội nghiệp, sự hồn nhiên như trẻ dại đó…cha không ít lần trở thành trò đùa của tụi con nít nghịch ngợm ác ý.
Ngoài đồng ruộng, cha làm thuê. Bất cứ công việc gì thiên hạ cần tới sức lao động. Từ gánh lúa thuê, làm cỏ vườn, cho tới bổ củi…Ông không bao giờ từ chối bất cứ việc gì và cũng chưa bao giờ đòi hỏi tiền công cho thoả đáng. Người ta trả bao nhiêu, cha vui vẻ cầm bấy nhiêu. Hình như vì thế, cái mác “dở dở, khùng khùng” càng gắn chặt với cha như hình với bóng.
(Ảnh minh họa)
Cô hiểu, bản thân cô đang sở hữu một tài sản vô giá. Đó là nhan sắc, là tuổi trẻ. Phải biến nó trở thành vũ khí kiếm tiền. Chỉ có tiền mới khiến thiên hạ thay đổi cách nhìn về cô và gia đình. Nuốt nước mắt, Thắm bước chân vào con đường buôn phấn bán hương.
Cô hiểu, bản thân mình đang sở hữu một tài sản vô giá. Đó là nhan sắc, là tuổi trẻ. Phải biến nó trở thành vũ khí kiếm tiền. Chỉ có tiền mới khiến thiên hạ thay đổi cách nhìn về cô và gia đình. Nuốt nước mắt, Thắm bước chân vào con đường buôn phấn bán hương.
Thắm là con gái ruột của cha. Điều ấy không cần kiểm chứng, bởi ai cũng thừa nhận, cô giống cha như lột. Và vô hình chung, người ta cũng mặc định Thắm là một đứa con gái…dở hơi của làng.
Thắm vài lần cự cãi, đấu khẩu với tụi trẻ con ưa chọc ngoáy, nhưng mãi thành quen, cô cắn răng cam chịu những điều tiếng nặng nề giáng xuống người.
Nhà Thắm nghèo lắm. Cả nhà 6 miệng ăn chỉ trông chờ vào 3 sào ruộng và mảnh vườn cằn cỗi trước nhà. Dăm ba đồng làm thuê của cha không đủ nuôi 4 chị em Thắm học tròn vành rõ chữ. Thắm học hết lớp 2 rồi cũng phải xa rời trường lớp, bè bạn.
Có 3 đứa em sinh sau Thắm thì khá khẩm hơn một chút, được học hết tiểu học, rồi cũng ngậm ngùi từ giã bảng đen, phấn trắng. Với cha mẹ Thắm, họ luôn bảo: “học nhiều mà làm gì, cốt sau này kiếm được tấm chồng cho yên phận”. Thắm buồn, giấu nước mắt vào gối và chôn chặt giấc mơ thoát nghèo tận đáy sâu cõi lòng.
Video đang HOT
Mang tiếng bị dở hơi, lại con nhà nghèo, dù bước sang tuổi 18, Thắm lớn phổng, đẹp tựa trăng rằm, khuôn mặt trái xoan, thân hình chắc nịch với làn da bánh mật khoẻ khoắn mang hơi thở miền đồi núi, ấy vậy mà chẳng có thanh niên nào ngó ngàng ý tứ.
Quanh quẩn mãi ở góc bếp với tương lai mù mịt, Thắm xin cha mẹ cho xuống Thủ đô tìm kiếm việc làm. Thấy con gái quả quyết, cha mẹ Thắm bán đôi vịt tơ cùng chục trứng gà mới đẻ, đủ tiền cho con gái tàu xe khăn gói xuống phố thị.
Nào ai có thể ngờ, đó là lần cuối cùng người làng ấy thấy một cô Thắm chân chất, thật thà, đậm đà hồn quê vùng núi. Cuộc đời Thắm bắt đầu rẽ sang một khúc cua khác, chông chênh và đầy nước mắt.
Phận gái hoa trôi bèo nổi
Chân ướt chân ráo xuống Hà Nội, Thắm tìm được một căn phòng trọ nhỏ nằm ở ngóc ngách mãi phía sát cầu Long Biên. Khu xóm trọ ổ chuột đều là dân tứ xứ, dân lao động. Mấy ngày đầu chưa kiếm được việc làm, cả ngày cô lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm của Hà Nội, bất cứ nơi nào có dán chữ “tuyển nhân viên”, cô đều thử vận may.
Nhưng, rệu rã 3 ngày đầu, cả ngày chỉ có chiếc bánh mỳ cầm hơi và chai nước xin được của chị hàng xóm mang theo, dường như mọi cánh cửa đều đóng sập trước mắt Thắm. Hoặc là công việc đã có người lấp chỗ trống hoặc có người không nhận Thắm, vì một lý do tưởng chừng rất vu vơ nhưng có lý: “Thắm đẹp thế, sợ làm không bền lâu. Đỏng đảnh mệt lắm”.
Thắm cố công giải thích, thề sống thề chết rằng cô xuất thân từ con nhà nông, quen lao động tay chân, không ngại khó, ngại khổ nhưng người ta vẫn e dè và ngật ngừ từ chối. Cuối cùng, may mắn cũng mỉm cười khi cô xin được chân chạy bàn ở một quán ăn nhỏ.
Làm được 2 hôm, bà chủ quán thẳng thừng đưa ra điều kiện: “Từ ngày mai đi làm chịu khó ăn mặc mát mẻ một chút. Mày đẹp thế phải tận dụng nhan sắc, phải giữ chân thực khách cho quán”. Nói đoạn, bà “ném” vào Thắm ba chiếc áo cổ khoét sâu, mỏng tang có khả năng nhìn xuyên thấu.
Lầm lũi vào phòng thử đồ theo chỉ thị của bà chủ, Thắm đứng nán mãi ở trong phòng, không dám bước chân ra ngoài, bởi thấy da thịt mình lồ lộ qua tấm áo voan, Thắm đã đỏ bừng mặt, nói gì tới chuyện để người khác ngó ngàng, chiêm ngưỡng.
Bà chủ mắng Thắm ngu dốt, quê mùa, và ra lệnh: “Hoặc nghe lời, hoặc nghỉ việc”. Thấy vợ quýnh quáng, ông chủ quán nhẹ nhàng xoa dịu cơn giận của vợ, khéo léo động viên Thắm tiếp tục công việc, hở hang một chút cũng chẳng làm chết ai.
Nể lời ông chủ tốt bụng, ngày hôm sau Thắm tới quán với bộ dạng hoàn toàn khác, làm điếng người bao người ra vào quán.
(Ảnh minh họa)
Nhưng, chuyện không dừng lại ở đó. Nhan sắc rực rỡ của Thắm đã lọt vào mắt xanh của ông chủ quán. Nhân lúc Thắm đang lúi húi trong phòng thay đồ, lão yêu râu xanh ấy đã lao vào và sàm sỡ cô. Thắm kiên quyết chống cự, đồng thời gào thét gọi người tới cứu.
Dĩ nhiên, sự việc bung bét, lão chủ quán sợ vợ bị một trận tơi tả từ bà vợ ghê gớm còn Thắm bị đuổi đi giống như kẻ tội đồ gây nên tất cả ngang trái không quên những lời nhục mạ, khinh tởm rằng cô là một kẻ nghèo đói, ăn mày mạt hạng.
Lầm lũi trở về căn nhà trọ ẩm thấp, ủ dột, Thắm nhớ tới lời bà chủ. Cô hiểu, bản thân cô đang sở hữu một tài sản vô giá. Đó là nhan sắc, là tuổi trẻ. Nếu để thứ tài sản đó trôi đi hẳn sau này sẽ nhiều tiếc nuối và giấc mơ đổi đời của cô vĩnh viễn không bao giờ trở thành hiện thực.
Phải biến nó trở thành vũ khí kiếm tiền. Chỉ có tiền mới khiến thiên hạ thay đổi cách nhìn về cô và gia đình. Nuốt nước mắt, Thắm bước chân vào con đường buôn phấn bán hương.
Thắm kể, cô không thể nhớ đã tiếp bao nhiêu khách làng chơi. Môi trường cô sống chẳng khác nào xã hội thu nhỏ. Tiếp xúc với hàng trăm hạng người, đủ mọi thành phần, mọi tầng lớp xã hội, mỗi người một nét tính cách điển hình cho mỗi lớp người khác nhau.
Ban đầu cô coi khinh những kẻ tìm tới phận gái bán hoa như cô để giải quyết nhu cầu sinh lý, hoặc đơn giản để kiếm tìm một cảm giác mới lạ nào đó, nhưng về sau, khi đã chai lỳ với “nghề”, Thắm coi nó trở thành “cần câu cơm” giúp cô có miếng ăn, ngụm nước qua ngày. Giúp cô gửi tiền về quê phụ giúp cha mẹ.
Nghĩ tới việc cha đỡ phải lam lũ ngoài đồng, đỡ phải nai lưng chật vật đi bổ củi thuê…Thắm lại càng có thêm động lực “kiếm tiền”, bất chấp ánh nhìn khinh rẻ của thiên hạ.
Sương đêm, giờ giấc thất thường, mỹ phẩm rẻ tiền đắp lên mặt, chế độ ăn uống cẩu thả…tất cả biến Thắm từ một cô gái xinh đẹp, có nhan sắc trở nên tàn tạ, già nua. Khi không trang điểm , ai cũng ngỡ ngàng Thắm già hơn nhiều so với tuổi đời 20 của mình.
2 năm làm gái, Thắm đã quay lưng lại với nhan sắc, tuổi trẻ và giờ, hai thứ ấy quay trở lại, vang lên tiếng nói bất lực. Nhưng, không thể ngờ, lúc cô thấy mình xấu xí nhất với lớp phấn son rơi rụng sau đêm trắng tiếp khách, lại là lúc có một người đàn ông khen cô đẹp.
Người đàn ông ấy tên Toàn – là nhân viên bảo vệ của một quán karaoke – nơi Thắm thường xuyên lui tới hát hò, làm tay vịn cho khách. Thắm điếng người, ngỡ tưởng anh ta đùa, nhưng nhìn bản mặt ngây thơ, đôi mắt âu yếm nhìn cô, Thắm chợt nóng bừng má và tự nhủ, lời nói ấy thốt ra từ một tấm lòng thật thà.
Vì đời vẫn có ngày mai
Lần đầu tiên Thắm dẫn Toàn về ra mắt cha mẹ. Mới tới đầu làng, cô đã cảm thấy gai người bởi tiếng trêu chọc của đám trẻ con. Tuổi thơ bị rẻ rúng ùa về, cô thoáng rùng mình, chợt có một bàn tay xiết mạnh tay cô, một giọng nói khe khẽ: “Không sao đâu em”, làm lòng Thắm dịu lại.
Thắm đã kể lại cho anh nghe tất cả cuộc đời cô. Một người cha dở dở, khùng khùng trong mắt thiên hạ nhưng với riêng cô, ông là một người đàn ông tuyệt vời và vững chãi. Một người mẹ có thể ghê gớm, mồm năm miệng mười nhưng lúc nào cũng tất bật lo toan từng ly từng tý cho gia đình.
Ba đứa em ngây thơ, ngốc nghếch tiếp tục trở thành trò cười cho chúng bạn, nhưng chúng chưa bao giờ hậm hực, giận dữ bạn bè. Anh “thuộc quá rõ” quá khứ nhơ nhớp của Thắm, nhưng anh bảo rằng anh bỏ qua tất cả, quan trọng là hiện tại, anh muốn được cùng cô xây dựng một cuộc sống mới, một tương lai mới.
Hai năm không dám về quê, lần trở lại này, Thắm mang tới cho cha mẹ một điều bất ngờ lớn lao. Đó là một chàng rể tốt tính, hiền lành và yêu thương cô rất mực. Còn đám bạn của Thắm, ai cũng bất ngờ khi nghe tin Thắm “giải nghệ” và kết hôn với Toàn.
Anh cũng nghỉ việc ở quán karaoke. Hai người góp vốn, bỏ mối hoa quả ở chợ Long Biên. Cuộc đời Thắm bắt đầu bừng lên những tia hy vọng. Nghe hai con kể về những dự định tương lai, hẳn bố mẹ cô mừng vui lắm lắm…
Theo Nguoiduatin
Cứ nhắm mắt cảnh tượng hãi hùng đó lại hiện lên ám ảnh tôi
Nếu nó quá khứ thì chị không nói làm gì, đằng này thời gian chụp ảnh và lưu video còn mới vô cùng, anh trong ảnh, trong video cũng là anh của hiện tại chứ không phải là anh của quá khứ.
Mặc cho sự can ngăn của bố mẹ, chị vẫn quyết tâm lấy anh làm chồng. Bố mẹ chị nói hai bên gia đình cách nhau xa quá mà n hà anh lại có điều kiện quá khác biệt so với nhà chị, bố mẹ chị sợ không môn đăng hộ đối nhưng bản thân chị cũng đã hỏi rõ anh chuyện này, anh nói chỉ cần tình yêu của chị là đủ. Vì thế nên chị tin tưởng vào anh, tin vào quyết định của mình là đúng.
Đó là anh đồng ý lấy chị, chứ còn bố mẹ anh vẫn còn do dự. Vì thế, anh đã nghĩ cách giúp chị bước chân vào cửa nhà anh một cách trót lọt. Ngày hôn lễ, vác bụng bầu hai tháng về nhà chồng mà chị nhận không ít ánh mắt, câu nói dèm pha từ họ hàng nhà anh. Chắc người ta đang nghĩ chị cố tình bẫy anh để được sống trong vinh hoa phú quý. Trong lòng chị bỗng cảm thấy có chút gì đó sai sai.
Bầu bí nên cưới xong chị ở nhà chờ sinh con và chăm sóc cong việc gia đình. Vẫn biết người ta nói mẹ chồng - nàng dâu khó có thể dung hoà, nên chị đã cố gắng cẩn thận trong lời ăn tiếng nói, cách ứng xử. Chị thật lòng coi mẹ chồng như mẹ đẻ chị. Mẹ chồng chị không phải người quá khó tính nhưng chị luôn có cảm giác hình như bà không quý mến chị cho lắm, chỉ bằng mặt chứ không bằng lòng. Nhiều lần, chị còn nghe thấy mẹ chồng nói bóng gió rằng nhà chị nghèo, nhà chồng giàu. Mẹ chồng chị không nói thẳng vào mặt chị mà chỉ úp úp, mở mở nhưng chị cũng thừa hiểu, bà đang ngầm ý chê bai gia đình chị nghèo.
Mẹ chồng chị không nói thẳng vào mặt chị mà chỉ úp úp, mở mở nhưng chị cũng thừa hiểu, bà đang ngầm ý chê bai gia đình chị nghèo. (Ảnh minh họa)
Hàng ngày chị dậy sớm chuẩn bị đồ ăn sáng cho cả gia đình rồi mời bố mẹ chồng và mọi người xuống ăn sáng. Rồi lại tất tả dọn dẹp, lo cơm nước cho bữa trưa và bữa tối. Biết bố mẹ chồng thích không khí gia đình đầm ấm nên chị đã cố gắng rất nhiều để tạo ra cái không khí ấy. Mang thai tới tháng thứ 6 thì sức khỏe của chị có vấn đề. Chị luôn cảm thấy mệt mỏi và chỉ thèm ngủ. Công việc gia đình chị gần như chẳng còn sức mà làm nữa. Và điều chị lo sợ đã xảy ra. Mẹ chồng chị bắt đầu mia mai chị là kẻ ăn không, chỉ biết sống bám vào nhà chồng. Chị dần sợ phải đối mặt với mẹ chồng. Chị lao đao suy nghĩ, càng nghĩ càng quẩn, càng quẩn càng chẳng biết thế nào. Trong khi bụng bầu ngày càng to và tâm trạng càng mệt mỏi.
Thế nhưng chị càng né tránh thì mẹ chồng chị càng nói nhiều bấy nhiêu. Phận làm dâu chị nào dám cãi lai. Mẹ chồng có mắng gì, có nói gì chị cũng chỉ biết lắng nghe, nhẫn nhịn mà thôi.
Cũng may, chị vẫn còn có anh bên cạnh, anh chính là nguồn động viên, an ủi lớn nhất của chị. Anh đẹp trai, tài giỏi, nhà lại có điều kiện nên trước chị. có rất nhiều cô gái đến với anh. Anh cũng không giấu diếm chị chuyện đó, anh thành thật kể với chị tất cả. Chị chấp nhận yêu anh cũng có nghĩa là chị đã chấp nhận cả quá khứ của anh. Ai chẳng có quá khứ, quan trọng là hiện tại, anh đối xử với chị như thế nào mà thôi. Nào ngờ...
Giờ đây, cứ nhắm mắt là cảnh tượng hãi hùng đó lại hiện lên ám ảnh chị. (Ảnh minh họa)
Đợt công tác này của anh khá dài, không có anh bên cạnh, tâm trạng mệt mỏi nên chị đã mở máy tính làm việc của anh lên, nhìn hình ảnh anh trong đó cho đỡ nhớ. Những bức ảnh anh chụp cùng với mấy cô người yêu cũ đồng loạt hiện lên khi chị kích vào file ảnh. Không chỉ có thế, trong đó còn lưu lại cả những đoạn video giường chiếu thân mật của anh và họ nữa. Nếu nó quá khứ thì chị không nói làm gì, đằng này thời gian chụp ảnh và lưu video còn mới vô cùng, anh trong ảnh, trong video cũng là anh của hiện tại chứ không phải là anh của quá khứ. Chị ngớ người, choáng váng, kinh tởm và ghê sợ anh. Người chồng mà chị đầu ấp tay gối, yêu thương chăm sóc và chưa bao giờ có suy nghĩ rằng sẽ mất tin tưởng ở anh, vậy mà...
Chị mong chờ từng ngày anh về để làm rõ mọi chuyện. Vậy mà anh cũng chỉ buông cho chị vài câu lạnh lùng:
- Ai bảo em tò mò quá như thế. Mà em cũng phải học cách chấp nhận đi, chuyện đó sau này sẽ còn diễn ra thường xuyên đấy. Một người đàn ông phong độ đỉnh cao như anh, chỉ biết có một mình vợ thì uổng phí lắm.
Anh khiến trái tim chị vụn vỡ. Bị phản bội mà trong lòng chị vẫn còn thương anh rất nhiều. Giờ, cứ nhắm mắt là chị lại thấy cảnh tượng hãi hùng đó. Vậy mà với anh, anh coi như không có chuyện gì. Chưa bao giờ chị thấy mệt mỏi vô cùng như thế này. Mẹ chồng đã thế, chồng lại vậy, chị biết phải làm gì?
Theo Một Thế Giới
Đêm nào tôi cũng nhắm mắt chịu trò bệnh hoạn của chồng cuồng tình Anh dường như trở nên mất kiểm soát mỗi khi ở trong phòng. Anh không khác gì một con thú, anh làm đủ mọi kiểu, mọi cách khiến anh thỏa mãn mặc cho tôi nhăn nhó khốn khổ vì đau đớn. Đời phụ nữ lấy chồng đúng là chẳng khác gì đánh bạc. Tôi từng chứng kiến biết bao cô bạn, chị bạn...