Đường sắt Hà Nội lên kế hoạch hợp nhất với Đường sắt Sài Gòn
Ngày 15/6 tới, CTCP Vận tải đường sắt Hà Nội (HRT, sàn UPCoM) sẽ tổ chức đại hội cổ đông 2020. Câu chuyện hợp nhất với CTCP Vận tải đường sắt Sài Gòn dự báo là tâm điểm thảo luận của Đại hội.
Nội dung tờ trình của Hội đồng quản trị HRT về kế hoạch hợp nhất được công bố trước ại hội rất sơ sài.
Theo đó, “nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh vận tải hàng hóa, hành khách đường sắt, Hội đồng quản trị Công ty trình ại hội đồng cổ đông chủ trương hợp nhất 2 Công ty cổ phần ường sắt Hà Nội và Sài Gòn; xây dựng phương án hợp nhất 2 công ty khi ề án tái cơ cấu Tổng công ty ường sắt Việt Nam được cấp có thẩm quyền phê duyệt”.
Như vậy, Hội đồng quản trị mới chỉ đề nghị thông qua về mặt chủ trương, chưa có phương án hợp nhất cụ thể.
Vì vậy, các thông tin về ề án tái cơ cấu của Tổng công ty ường sắt Việt Nam, phương án sáp nhập ra sao, công ty sau hợp nhất như thế nào… là những câu hỏi mà cổ đông chờ đợi được giải đáp tại ại hội.
Hiện Tổng công ty ường sắt Việt Nam có 3 đơn vị kinh doanh dịch vụ vận tải đường sắt, gồm CTCP Vận tải đường sắt Hà Nội, CTCP Vận tải đường sắt Sài Gòn; CTCP Vận tải và thương mại đường sắt (Ratraco).
Trong đó, CTCP Vận tải đường sắt Sài Gòn và Hà Nội cùng kinh doanh vận tải hàng hóa và hành khách. Ratraco chỉ kinh doanh vận tải hàng hóa.
ược biết, Tổng công ty ường sắt Việt Nam đã xây dựng ề án Cơ cấu lại Tổng công ty giai đoạn 2017 – 2020, để nâng cao sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất – kinh doanh.
Video đang HOT
Theo đó, Tổng công ty sẽ cơ cấu lại các công ty cổ phần vận tải đường sắt theo phương án hợp nhất CTCP Vận tải đường sắt Sài Gòn và CTCP Vận tải đường sắt Hà Nội thành CTCP Vận tải đường sắt; thực hiện việc phân chia, bóc tách về tổ chức, lao động, vốn, tài sản từ công ty hợp nhất này để thành lập công ty chuyên kinh doanh vận tải hàng hóa đường sắt là công ty cổ phần có vốn góp không chi phối của doanh nghiệp hợp nhất. Sau khi tổ chức sản xuất – kinh doanh ổn định, có hiệu quả, Tổng công ty sẽ tiếp tục thực hiện thoái hết toàn bộ vốn tại công ty kinh doanh vận tải hàng hóa đường sắt này.
ể thực hiện được nhiệm vụ về an sinh xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng trong giai đoạn tiếp theo, Tổng công ty ường sắt Việt Nam sẽ giảm tỷ lệ cổ phần chi phối và duy trì ở mức 51%.
HRT tổ chức chạy tàu trên các tuyến Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – ồng ăng, Hà Nội – Lào Cai… và tuyến ường sắt Thống Nhất. Công ty được cổ phần hóa vào năm 2015 với vốn điều lệ hơn 800 tỷ đồng, cổ đông lớn nhất nắm giữ hơn 91% là Tổng công ty ường sắt Việt Nam. Công ty đăng ký giao dịch cổ phiếu trên sàn UPCoM từ năm 2016.
Từ sau cổ phần hóa, hiệu quả hoạt động kinh doanh của HRT rất khiêm tốn, doanh thu hàng nghìn tỷ đồng nhưng lợi nhuận rất thấp, có năm không có lợi nhuận. Năm 2019, HRT đạt doanh thu 2.594 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 13,8 tỷ đồng, lỗ lũy kế 71 tỷ đồng.
Năm 2020, Công ty đặt kế hoạch doanh thu 1.636 tỷ đồng, dự kiến lỗ 335 triệu đồng. HRT dự kiến triển khai 18 danh mục dự án đề nghị đầu tư mới với tổng mức đầu tư hơn 345 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn từ nguồn khấu hao tài sản cố định được sử dụng trong năm 2020 là gần 200 tỷ đồng.
Dự án lớn nhất là đầu tư đóng mới 200 toa xe hàng, dự kiến đầu tư 300 tỷ đồng. Trước mắt, năm 2020, bố trí 23,5 tỷ đồng, phần còn lại sẽ được bổ sung vào năm 2021 và vay vốn ngân hàng.
Năm 2017, HRT khiến dư luận chú ý khi tổ chức ại hội cổ đông bất thường xin ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư phát triển: mua toa xe nội thay vì nhập khẩu đồng bộ.
Trước đó, Công ty thông qua 2 dự án đầu tư mới 2 ram tàu khách và đầu tư mới 60 toa xe tàu khách.
Dự án đầu tư mới 2 ram tàu khách sẽ nhập khẩu đồng bộ toàn bộ ram 2 tàu, tương đương với 30 toa xe với tổng mức đầu tư 550 tỷ đồng. Còn dự án đầu tư 60 toa xe tàu khách sẽ sản xuất, lắp ráp trong nước.
Do chi phí sản xuất, lắp ráp trong nước chỉ bằng 57% so với nhập khẩu đồng bộ, Công ty đã xin ý kiến cổ đông để điều chỉnh dự án. ây cũng là năm HRT lỗ 87,7 tỷ đồng và đến nay chưa hết lỗ lũy kế.
Hồi tháng 5, CTCP Vận tải đường sắt Sài Gòn (DSS, sàn UPCoM) đã tổ chức ại hội cổ đông nhưng không đề cập đến câu chuyện sáp nhập. Năm 2019, DSS đạt doanh thu 146 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 2,8 tỷ đồng, trả cổ tức 11,2%.
Hiện Tổng công ty ường sắt Việt Nam nắm giữ 51% cổ phần DSS. Năm 2020, DSS đặt kế hoạch doanh thu 163 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 3 tỷ đồng, trả cổ tức 10,5%.
Điện mặt trời giảm sức hấp dẫn
Mức giá bán điện mặt trời theo cơ chế mới tuy đã giảm so với mức giá cũ, nhưng còn nhiều vấn đề khác khiến nhà đầu tư lĩnh vực này băn khoăn.
Theo Quyết định 13 ban hành đầu tháng 4/2020 về cơ chế hỗ trợ phát triển các dự án điện mặt trời tại Việt Nam, giá bán điện mặt trời ưu đãi cố định (FIT) mới cho hệ thống điện mặt trời mái nhà giảm xuống còn 8,38 cent/kWh (tương đương 1.943 VND/kWh), giá của dự án điện mặt trời mặt đất là 7,09 cent/kWh (tương đương 1.644 VND/kwh) và dự án điện mặt trời nổi là 7,69 cent/kWh (tương đương 1.783 VND/kwh), đều thấp hơn so với mức giá 9,35 US cent/kWh tại Quyết định 11 ban hành tháng 4/2017. Thời hạn hiệu lực từ 22/5 - 31/12/2020.
Theo phân tích của các chuyên gia năng lượng, trong các điều kiện thuận lợi nhất về đấu nối, những dự án điện mặt trời với suất đầu tư ước tính trên 1.000 USD/kWh phải nằm ở vùng có bức xạ cao mới có thể đạt mức chi phí hoàn vốn ở mức 6,1-6,8 US cent/kWh, còn các dự án tại vùng bức xa thấp hơn thì sẽ khó có thể hoàn được vốn ở mức chi phí này.
ể đạt mức chi phí hoàn vốn và có lợi nhuận thì tỷ suất đầu tư phải giảm xuống còn khoảng 800 USD/kW.
Trong khi đó, suất đầu tư của dự án điện mặt trời nổi theo tính toán cao hơn điện mặt trời trên mặt đất khoảng 16%, trong khi giá FIT mới chỉ cao hơn 8,5%.
Do đó, cơ chế giá này được nhận định là chưa thực sự hỗ trợ cho loại hình điện mặt trời nổi với nhiều ưu điểm hơn so với dự án trên mặt đất.
Từ góc nhìn của nhà đầu tư, ông Huỳnh ình Hiệp, cán bộ phân tích cấp cao Quỹ đầu tư Dragon Capital cho rằng, giá điện mặt trời theo giá FIT nếu so với giá điện bán lẻ thì cao hơn, nhưng tính toán giá ở mức cao nhất thì vẫn thấp hơn đáng kể so với tổn thất của truyền tải.
Giá điện mặt trời có thể thấp hơn nữa khi Bộ Công thương tiếp tục trình dự thảo cơ chế giá FIT mới sau khi biểu giá theo Quyết định 13 hết hiệu lực.
Mức giá ngày càng giảm trong điều kiện giá điện trung bình của Việt Nam đã giảm thấp sẽ ảnh hưởng tới lợi nhuận của nhà đầu tư.
Theo chuyên gia của Dragon Capital, khó khăn lớn nhất đối với phần lớn nhà đầu tư dự án điện mặt trời nói riêng và năng lượng tái tạo nói chung chủ yếu liên quan tới vấn đề vốn.
Hiện nay, hơn 90% dự án điện mặt trời đang triển khai tại Việt Nam đều vay vốn tại ngân hàng trong nước với lãi suất từ 9,5-11%/năm. Việc chi phí lãi vay cao sẽ bào mòn lợi nhuận của nhà đầu tư.
"Về nguyên lý, chi phí phát triển dự án và cấu phần của đầu tư dự án là cố định nên khi chi phí càng cao, công phát sinh dòng tiền thì phải dùng tiền đó để trả lãi và vốn vay, cùng với các chi phí khác sẽ làm giảm lợi nhuận của nhà đầu tư", ông Hiệp lý giải.
ánh giá việc đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, chuyên gia của Dragon Capital cho rằng, đối với nhà đầu tư tài chính, ngoài yếu tố môi trường xã hội, thì cần tính tới lợi nhuận và chi phí cơ hội của dự án đầu tư, nếu lãi vay cao và rủi ro đầu tư cao thì sẽ không còn hấp dẫn.
Cũng theo vị này, nếu có thể khắc phục các vướng mắc về hợp đồng mua bán điện, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế trong vấn đề về truyền tải, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và giải quyết tranh chấp... thì sẽ giúp nhà đầu tư tiếp cận được dòng vốn rẻ từ các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới, qua đó giải quyết được vấn đề vốn.
"Chính phủ cần sớm cải thiện cơ chế, chính sách trong lĩnh vực năng lượng tái tạo để giúp khơi thông dòng vốn, tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận dòng vốn rẻ từ nước ngoài để vừa giảm chi phí vay và giá thành, vừa đảm bảo lợi nhuận cho nhà đầu tư", ông Hiệp nói.
Nhìn nhận mức giá FIT 2 tại Quyết định 13 tuy tạo điều kiện hỗ trợ cho hàng chục dự án điện mặt trời chưa kịp hưởng mức giá FIT1, song thời hạn áp dụng quá ngắn trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp khiến nhiều dự án khó có thể đáp ứng về tiến độ thi công, đại diện Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam tại TP.HCM cho rằng, cần gia hạn thêm thời gian áp dụng mức giá FIT2 cho điện mặt trời áp mái, đồng thời cần có chính sách dài hạn hơn với thời hạn cần được công bố sớm trước khi thời hạn áp dụng giá FIT2 hết hiệu lực.
Lịch chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền của 17 doanh nghiệp MIG, CTI, TRA, HVT, PHS, GND, HNI, CHC, KCE, NNT, VLW, CMD, BTW, MGC, DSS, TNB, ABS vừa công bố lịch chốt quyền nhận cổ tức bằng tiền. Tổng công ty bảo hiểm quân đội (MIG): Ngày 15/6 - ngày ĐKCC nhận cổ tức năm 2019 bằng tiền tỷ lệ 10% (01 cổ phiếu nhận 1.000 đồng). Thời gian thanh toán 26/6/2020. CTCP...