Đường sách đầu tiên ở đồng bằng sông Cửu Long được đưa vào hoạt động
Đường sách đầu tiên được hình thành mở ra những triển vọng tốt đẹp cho sự lan tỏa tri thức, tạo dựng môi trường học tập suốt đời trong cuộc sống của mỗi người.
Đại biểu tham quan một gian hàng sách.
Sáng 19/11, tại phường 1, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp đã diễn ra lễ khánh thành Đường sách thành phố Cao Lãnh. Đây là đường sách đầu tiên của đồng bằng sông Cửu Long.
Tham dự buổi lễ có các Ủy viên Trung ương Đảng: Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Hà Thị Nga; Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong.
Các hạng mục của đường sách có tổng diện tích hơn 600m 2, nằm trong khu Công viên Văn Miếu rộng 8,5ha.
Dự án Đường sách có 19 gian hàng được phân bố dọc hai bên trục chính đường nội bộ công viên, gồm: 6 gian hàng sách, 2 gian hàng thư quán, 8 gian hàng văn hóa phẩm, lưu niệm, 1 khu triển lãm, trưng bày, 1 gian hàng cà phê sách, 1 văn phòng ban điều hành cùng với sân khấu.
Được xây dựng với tiêu chí là nơi tôn vinh, giới thiệu, quảng bá văn hóa đọc, các nhà xuất bản có gian hàng tại đây đều không tập trung vào việc bán sách mà nỗ lực xây dựng những hình ảnh đẹp về sách, như: gian hàng trưng bày những cuốn sách nổi bật nhất; gian hàng giới thiệu những ấn phẩm quan trọng vừa xuất bản của đơn vị; gian hàng trưng bày sách đọc miễn phí cho thiếu nhi…
Video đang HOT
Việc hình thành Đường sách tại vị trí trung tâm của thành phố sẽ là hình mẫu cho việc quy hoạch phát triển văn hóa đọc trong tương lai.
Người dân thành phố Cao Lãnh càng tự hào hơn khi đường sách đầu tiên của đồng bằng sông Cửu Long, cũng là đường sách thứ 5 trong cả nước “góp mặt” tại “thủ phủ” đất sen hồng.
“Với nhiều hoạt động phong phú, thành phố mong muốn Đường sách thực sự trở thành điểm đến thân thiện, là lựa chọn hàng đầu của du khách trong cả nước khi đến tham quan tại đồng bằng sông Cửu Long, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch thành phố. Đặc biệt, đường sách sẽ lan tỏa niềm say mê đọc sách tới du khách và bạn bè quốc tế”, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cao Lãnh Võ Phan Thành Minh cho biết.
Để phát huy hiệu quả của Đường sách trong thời gian tới, ông Võ Phan Thành Minh cũng đề nghị Ban điều hành, các đơn vị xuất bản cần không ngừng đổi mới các hoạt động tại đây theo hướng đa dạng, bám sát nhu cầu của cộng đồng yêu văn hóa đọc, thường xuyên có các đầu sách chất lượng, tiếp tục đầu tư về cơ sở vật chất, có phương án phù hợp trong các ngày lễ…
Đường sách đầu tiên tại đồng bằng sông Cửu Long được hình thành mở ra những triển vọng tốt đẹp cho sự lan tỏa tri thức, tạo dựng môi trường học tập suốt đời trong cuộc sống của người đồng bằng vốn luôn năng động và khát khao tri thức.
Đại biểu cắt băng khánh thành.
Dịp này, tại Đường sách còn diễn ra các hoạt động như: Giao lưu tác giả – tác phẩm; vẽ tranh theo sách; trưng bày, triễn lãm sách, tranh, ảnh; trao đổi sách Tủ sách tử tế; trưng bày sản phẩm OCOP; trưng bày không gian đồ xưa, hoạt động thư pháp, trà đạo.
Đặc biệt, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức các hoạt động giáo dục STEM, nhằm tạo điều kiện để các nhóm học sinh giới thiệu với thầy/cô và bạn bè các kết quả của quá trình vận dụng kiến thức một số môn học vào thực tiễn. Tạo cơ hội giao lưu, trao đổi thông tin, học tập giữa các nhóm học sinh.
Nhằm tạo điều kiện cho thư viện các đơn vị trường học có thêm các đầu sách hay, bổ ích phục vụ cho giáo viên, học sinh, nhân lễ khánh thành Đường sách, Nhà xuất bản Kim Đồng hỗ trợ 10 tủ sách cho trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn với tổng trị giá hơn 255 t0000riệu đồng.
Tự hào ngôi trường mang tên Thủ tướng Võ Văn Kiệt
Vinh dự được học tập và làm việc ở ngôi trường mang tên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, các thế hệ thầy và trò Trường Trung học Phổ thông Võ Văn Kiệt (Quận 8, TP Hồ Chí Minh) đã không ngừng nỗ lực để có được thành tích tốt nhất trong hoạt động giáo dục.
Tiết sinh hoạt của học sinh Trường Trung học phổ thông Võ Văn Kiệt (TP Hồ Chí Minh). Ảnh: Thu Hoài/TTXVN
Tự hào để tiếp tục nỗ lực
Thủ tướng Võ Văn Kiệt là một trong những nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng, Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới. Cả cuộc đời của Thủ tướng Võ Văn Kiệt luôn vì nước, vì dân, luôn trăn trở vì sự phát triển của đất nước, vì sự hạnh phúc của nhân dân. Với riêng TP Hồ Chí Minh, trên cương vị Bí thư Thành ủy, ông để lại dấu ấn sâu sắc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Với các thế hệ thanh niên, Thủ tướng Võ Văn Kiệt là một người truyền lửa, khơi dậy nhiệt huyết, tinh thần luôn tiến về phía trước.
Năm 2015, UBND TP Hồ Chí Minh quyết định thành lập Trường Trung học Phổ thông Võ Văn Kiệt. Việc trường được mang tên Thủ tướng Võ Văn Kiệt không chỉ là niềm tự hào của thầy và trò nhà trường, đó còn là tình cảm của Thành phố dành cho một vị lãnh đạo đã có nhiều đóng góp quan trọng cho đất nước nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng. Đi vào hoạt động với cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, quy mô 48 phòng học và các phòng chức năng, các thế hệ lãnh đạo, giáo viên, học sinh của nhà trường đã năng động, nỗ lực và đạt được những thành tích đáng ghi nhận.
Nhắc nhở các thế hệ học sinh về lịch sử, nguồn gốc của ngôi trường, bức tượng Thủ tướng Võ Văn Kiệt được đặt trang trọng ngay ở sân trường. "Thành phố soi thấy tương lai rất sáng của mình trên vầng trán của các em" - câu nói của Thủ tướng Võ Văn Kiệt được gắn ở các dãy phòng học như nhắn nhủ các em học sinh không ngừng nỗ lực để xứng đáng với niềm tin mà Thành phố, đất nước trao cho các em.
Em Đinh Nguyễn Vân Nhi, học sinh lớp 11A8, Trường Trung học Phổ thông Võ Văn Kiệt chia sẻ, qua nhiều hoạt động do nhà trường tổ chức, em và các bạn có điều kiện tiếp cận các thông tin để hiểu rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Qua đó, học sinh hiểu rõ hơn về những cống hiến to lớn của ông với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, nhất là trong công cuộc đổi mới ở nước ta với nhiều dấu ấn quan trọng. Em cảm thấy vinh dự, tự hào khi được học dưới mái trường mang tên vị lãnh đạo xuất sắc của đất nước, TP Hồ Chí Minh. Niềm tự hào đó tạo động lực cho em cũng như các bạn học sinh của trường cùng nỗ lực, không ngừng học tập, rèn luyện, để sau này có thể góp sức xây dựng, phát triển thành phố, đất nước, như những lời nhắn nhủ tâm huyết của Thủ tướng Võ Văn Kiệt với thế hệ đi sau.
Công tác tại trường 5 năm qua, cô Đặng Phương Anh, giáo viên môn Giáo dục công dân cho biết, cô tự hào được làm việc dưới ngôi trường có cơ sở vật chất khang trang, còn mang tên của một trong những vị lãnh đạo có đóng góp quan trọng với đất nước. Giáo viên nhà trường luôn nỗ lực để đem lại hiệu quả tốt nhất trong hoạt động dạy học. Mỗi thầy, cô giáo luôn tích cực đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm say mê học tập, tìm tòi sáng tạo trong học sinh. Các thầy cô giáo cũng tích cực khai thác, sử dụng hiệu quả thiết bị dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học.
Hướng tới giáo dục toàn diện
Học sinh trường THPT Võ Văn Kiệt (TP Hồ Chí Minh) tìm hiểu về lịch sử, truyền thống tại phòng truyền thống. Ảnh: TTXVN phát
Dự án "100 Audio Book những câu chuyện văn hóa thường thức" đã được nhà trường phát động trong cán bộ, nhân viên, giáo viên và học sinh toàn trường nhân ngày khai giảng năm học mới 2022-2023. Theo đó, tham gia dự án, thầy và trò nhà trường sẽ cùng kể lại, ghi lại những việc làm cụ thể, văn minh, đời thường có sức lan tỏa thông qua việc thật, hành động thật, tấm gương thật. Các câu chuyện sẽ được số hóa bằng sản phẩm Audio book - sách nói để có thể lan tỏa đến nhiều người.
Là người đưa ra ý tưởng thực hiện dự án này, cô Lê Thị Hồng Anh, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, dự án được thực hiện với mục tiêu giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, theo trọng tâm "Học để làm người con hiếu thảo, có trách nhiệm, thấu hiểu công ơn và hành động để thể hiện lòng biết ơn". Thực tế, giáo dục đạo đức cho học trò không cần phải dùng những từ ngữ cao siêu mà chỉ cần thông qua những việc làm nhỏ, thiết thực, những tấm gương sáng gần gũi với các em để truyền đi thông điệp về lối sống đẹp, trách nhiệm.
Đây là một trong rất nhiều hoạt động thiết thực mà nhà trường thực hiện nhằm hướng đến giáo dục toàn diện cho học sinh. Theo lãnh đạo nhà trường, thời gian 7 năm không phải là dài nhưng sự nỗ lực của tập thể nhà trường đã từng bước khẳng định uy tín đối với phụ huynh, xã hội về chất lượng giáo dục. Cùng với hoạt động học tập, giảng dạy, các hoạt động nghiên cứu khoa học, trải nghiệm, đổi mới phương pháp giáo dục của thầy và trò luôn được chú trọng, đầu tư.
Thầy Phạm Quang Hiếu, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ, yếu tố đầu tiên và quyết định với sự phát triển của trường là sự nỗ lực, phấn đấu liên tục của đội ngũ giáo viên nhà trường; đó là sự nỗ lực học tập của các em học sinh khi ý thức được niềm vinh dự được học tập, rèn luyện dưới mái trường mang tên Thủ tướng Võ Văn Kiệt.
Vượt qua khó khăn của những năm đầu mới thành lập, tập thể sư phạm nhà trường không ngừng nỗ lực và gặt hái được nhiều thành tích quan trọng. Riêng năm học 2021-2022, hơn 85% học sinh của trường đạt thành tích khá, giỏi; điểm chuẩn đầu vào lớp 10 và tỷ lệ đỗ tốt nghiệp những năm gần đây của trường luôn đứng đầu Quận; ngày càng nhiều học sinh đạt giải tại các cuộc thi cấp thành phố. Năm học này, trường được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 và kiểm định chất lượng giáo dục cấp độ 2.
"Lịch sử, nguồn gốc của nhà trường luôn nhắc nhở thầy và trò cùng nỗ lực phấn đấu. Lãnh đạo, giáo viên, nhân viên cùng các thế hệ học sinh của trường luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, cố gắng giữ học hiệu, thương hiệu cho trường ngày càng phát triển để xứng đáng được mang tên Thủ tướng Võ Văn Kiệt" - thầy Phạm Quang Hiếu nhấn mạnh.
Đổi mới hoạt động Đội, tạo hứng thú cho học sinh 12 năm gắn bó với nghề, với công tác Đội và phong trào thiếu nhi, cô giáo Trần Thị Hiệp Mai (sinh năm 1987, Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học Phú Tài, thành phố Phan Thiết, Bình Thuận) ghi dấu ấn với đồng nghiệp, các thế hệ học sinh về sự đa tài, năng nổ và mẫu mực. Chân dung nhà giáo...