Đường phố TP.HCM tấp nập trở lại
Sáng 17-8, đường phố TP.HCM tấp nập hơn những ngày trước đây khi một số lĩnh vực được phép hoạt động.
Công an tính toán có khoảng 1 triệu lượt người ra đường những ngày này.
Xe cộ trên đường Nguyễn Tri Phương, quận 10, TP.HCM sáng 17-8
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ Online sáng 17-8, một số tuyến đường tại TP.HCM như: Cộng Hòa, Hoàng Văn Thụ, Trần Quốc Hoàn (quận Tân Bình), Nguyễn Tri Phương, Lý Thái Tổ, 3 Tháng 2 (quận 10), Phạm Văn Đồng (quận Gò Vấp)… có lượng lớn xe cộ qua lại.
Một số chốt kiểm soát giao thông cũng không còn kiểm tra giấy tờ của người dân nên xe cộ không bị ùn ứ. Dễ dàng nhận thấy lực lượng giao hàng (shipper) chiếm tỉ lệ cao nhất trong dòng xe lưu thông.
Công an TP.HCM cho rằng với việc TP.HCM cho phép thêm các nhóm được hoạt động từ 6h đến 18h hằng ngày như trên, dự báo lưu lượng người và xe cộ trong khung giờ này tăng lên.
Đi dọc trên một số tuyến đường tại TP.HCM trưa 17-8, phóng viên ghi nhận mặc dù trời đang nắng gắt nhưng vẫn có lượng lớn người dân tham gia lưu thông.
Trưa 17-8, ghi nhận của Tuổi Trẻ Online tại một số tuyến đường khu trung tâm và vùng ven TP.HCM như: đường Điện Biên Phủ, Lê Văn Duyệt, Phan Đăng Lưu (quận Bình Thạnh), Hoàng Văn Thụ, Phan Đình Phùng, Nguyễn Kiệm (quận Phú Nhuận), Phan Văn Trị (Gò Vấp), Lê Văn Việt, ngã tư Bình Thái (TP Thủ Đức)… người dân ra đường vẫn đông đúc và tấp nập.
Lúc 11h40, mặc dù là giữa trưa nắng nhưng xe cộ trên các tuyến đường trên vẫn đông, đa số là xe máy.
Tại ngã tư Phú Nhuận (giao lộ đường Phan Đăng Lưu – Phan Đình Phùng, quận Phú Nhuận), mật độ xe cộ di chuyển đông, liên tục. Nhiều người chứng kiến cũng ngán ngẩm trong khi TP đang giãn cách xã hội.
“Buổi sáng sớm đông đúc không nói, lúc này buổi trưa nắng nhưng người ra đường vẫn đông, trong khi đó TP tiếp tục áp dụng chỉ thị 16 để mau dập dịch. Đợt đầu giãn cách thấy người dân chấp hành, đợt này thấy nhiều người ra đường hơn”, một bảo vệ ngân hàng tại ngã tư Phú Nhuận nhìn dòng xe đông chạy ngoài đường nói.
Tại chốt kiểm soát giao thông đường Phan Văn Trị (Gò Vấp), lực lượng chức năng kiểm tra “giấy thông hành” của người dân theo chỉ thị 16. Chốt này đặt ngay tại cột đèn giao thông giao với đường Phạm Văn Đồng, dòng xe chờ đèn đỏ cộng thêm việc kiểm tra giấy tờ nên đã xảy ra ùn ứ vài lúc.
Trong khi đó trên đường Lê Văn Việt, Võ Văn Ngân (TP Thủ Đức), có hàng trăm xe cộ qua lại chẳng khác gì ngày thường.
Chị Thảo Nguyên bán tạp hóa tại TP Thủ Đức cho biết: “Những ngày gần đây xe cộ bắt đầu đông dần trở lại, người dân ra đường chỉ giảm sau 18h”.
Video đang HOT
Hàng trăm xe cộ trên đường Lê Văn Việt (TP Thủ Đức)
12h trưa 17-8, tình trạng giao thông trên đường Lê Đức Thọ (Q.Gò Vấp)
Dù trời đang nắng gắt nhưng tại ngã tư Bình Thái (TP Thủ Đức) có không ít người dân qua lại
Tình hình giao thông đông đúc tại ngã tư Phú Nhuận trưa 17-8
Từ 0h ngày 16-8, TP.HCM cho phép thêm các nhóm sau được hoạt động gồm: các cơ sở sản xuất thực phẩm (như bánh mì, tàu hủ, bún, hủ tiếu…); các tổ chức hành nghề công chứng; các công ty cung cấp dịch vụ: bảo vệ; bảo trì, sửa chữa, ứng cứu hệ thống hạ tầng trang thiết bị của các cơ quan, tòa nhà, chung cư; bảo hiểm (chỉ thực hiện các hoạt động liên quan công tác giám định, lập hồ sơ bồi thường và giải quyết quyền lợi bảo hiểm cho khách hàng); phòng bán vé máy bay; phòng khám tư nhân…
Riêng nhóm được lưu thông để vận chuyển hàng hóa thiết yếu gồm: đội ngũ giao hàng (shipper) có quản lý, ứng dụng công nghệ được lưu thông, vận chuyển hàng hóa thiết yếu liên quận, huyện, TP Thủ Đức với số lượng hơn 50.000 lượt người/ngày.
Đường Cộng Hòa, quận Tân Bình hướng về trung tâm TP cũng nhộn nhịp hơn so với những ngày trước đây
Đường 3 Tháng 2, quận 10 khá đông xe
Shipper vẫn chiếm số đông lượng xe máy trên các tuyến đường
Lượng xe trên đường Hoàng Văn Thụ tăng rõ rệt so với những ngày trước
Nút giao đường Hoàng Văn Thụ – Nguyễn Văn Trỗi khá đông xe cộ qua lại
Người dân đứng chờ đèn đỏ ở ngã tư
Một số chốt kiểm soát dịch phải dừng kiểm tra giấy tờ để tránh tình trạng người dân tụ tập quá đông
Dù TP.HCM đang thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị 16 nhưng lượng xe di chuyển trên đường Phạm Văn Đồng vẫn khá nhộn nhịp
Tại cầu vượt Nguyễn Thái Sơn (hướng từ quận Phú Nhuận sang quận Gò Vấp), xe cộ nườm nượp qua lại
Lượng xe di chuyển trên đường Quang Trung (quận Gò Vấp) khá đông
Xử lý thế nào nếu quảng cáo thuốc không đúng sự thật?
Việc quảng cáo những sản phẩm hỗ trợ chữa bệnh theo phương thuốc gia truyền sai sự thật sẽ bị phạt nặng.
Gần đây trên mạng xã hội đoạn video trên youtube dài khoảng 3-5 phút quảng cáo với nội dung lặp đi lặp lại: "nhà tôi ba đời gia truyền chữa xương khớp", "nhà tôi gia truyền chữa mọc tóc", "nhà tôi 3 đời chữa sỏi thận, ai bị sỏi thận mau liên hệ với tôi",...
Điều đáng nói là những người quảng cáo này cam kết chữa khỏi bệnh 100%. Tuy nhiên, những loại quảng cáo này hoàn toàn không đúng sự thật, nói quá về tác dụng của sản phẩm.
Quảng cáo được xuất hiện nhiều trên mạng xã hội
Quảng cáo không đúng sự thật
Không ít trường hợp người dùng tin theo lời quảng cáo mà mua thuốc về sử dụng, nhiều trường hợp sử dụng ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiều trường hợp sau khi sử dụng những sản phẩm được quảng cáo đã phải nhập viện điều trị do men gan tăng, vàng da,...
Theo BS Phan Thanh Hải, Bệnh viện Y học cổ truyền TP.HCM, có những clip quảng cáo thuốc sử dụng những nhân vật không đúng, nhiều người dàn dựng, dùng hình ảnh của một số bác sĩ để quảng cáo. Có nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, nếu sử dụng dễ ảnh hưởng đến sức khỏe.
"Những sản phẩm thuốc nam, thuốc gia truyền được quảng cáo trên các trang mạng xã hội được cam kết là chữa khỏi 100% nhiều bệnh mãn tính là rất vô lý. Về mặt y học, những cam kết chữa khỏi bệnh này là không có cơ sở", bác sĩ Hải nói.
Bác sĩ Hải khuyến cáo đối với những người có bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để khám và chữa bệnh. Không nên sử dụng những loại thuốc không rõ nguồn gốc để sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Quảng cáo thuốc không đúng sự thật sẽ bị phạt nặng
Việc quảng cáo thực phẩm chức năng, bán thuốc với cam kết là chữa khỏi hoàn toàn, điều trị tận gốc bệnh,... mà chưa được kiểm chứng về chất lượng, chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp phép quảng cáo là vi phạm pháp luật.
Theo luật sư Lê Văn Hoan, đoàn luật sư TP.HCM, tại khoản 5 Điều 51, Nghị định 158/2013 quy định, nếu quảng cáo sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu,... hoặc quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo thì người vi phạm bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng.
Ngoài ra, hiện nay còn xuất hiện nhiều trường hợp tự ý sử dụng hình ảnh của bác sĩ, những người nổi tiếng để quảng cáo thuốc, thực phẩm chức năng. Hành vi này, cũng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
"Đối với hành vi quảng cáo thực phẩm, thuốc dưới hình thức bài viết của bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế có nội dung mô tả thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh; sử dụng hình ảnh, uy tín, thư tín của đơn vị, cơ sở y tế, nhân viên y tế, thư cảm ơn của bệnh nhân để quảng cáo thực phẩm thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng", luật sư Lê Văn Hoan cho biết.
75 xe máy bị cháy tại Công an TP Thủ Đức do chập điện 75 xe máy đã bị thiêu rụi trong vụ việc cháy bãi giữ xe vi phạm của Đội CSGT Công an TP Thủ Đức. Đến ngày 9-4, Công an TP Thủ Đức, TP.HCM vẫn đang tiếp tục xử lý theo quy định của pháp luật vụ việc cháy bãi giữ xe vi phạm của Đội CSGT khiến 75 xe máy bị thiêu rụi....